Thursday, February 12, 2015

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm I - Bài 3-4

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm 1 - Bài 3- Con Rùa (Sii, 226) - Bài 4 - Lông Dài (S.ii, 228)

Chánh văn tiếng Việt:
III. Con Rùa (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trong một hồ nước có một gia đình con rùa sống tại đấy đã lâu ngày.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, một con rùa nói với một con rùa khác:
" -- Này Rùa thân mến, chớ có đi đến chỗ ấy".
5) Con rùa này, này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ ấy và một thợ săn phóng trúng nó với cây lao có dây.
6) Rồi con rùa ấy đi đến con rùa kia.
7) Này các Tỷ-kheo, con rùa kia, thấy con rùa này từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với con rùa này:
" -- Này Rùa thân mến, có phải Bạn đi đến chỗ kia?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi đi đến chỗ kia".
8) " -- Này Rùa thân mến, bạn có bị thương, bị bắn trúng không?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi không bị thương, không bị bắn trúng. Nhưng có sợi dây này dính theo trên lưng tôi".
9) " -- Này Rùa thân mến, Bạn thật bị thương rồi, Bạn thật bị bắn trúng rồi. Này Rùa thân mến, chính do vật dụng của người thợ săn này, mà cha Bạn và Ông Bạn rơi vào bất hạnh, rơi vào tai họa. Nay Bạn hãy đi, Rùa thân mến. Nay Bạn không còn thuộc chúng ta nữa!"
10) Người thợ săn, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ác ma. Cái lao, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng. Sợi dây, này các Tỷ-kheo, chỉ cho hỷ tham.
11) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng, hưởng thọ và ái luyến; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo bị lao đâm phải, đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.
12) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

13) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu học.


IV. Lông Dài (S.ii,228)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con dê cái lông dài, đi vào một khóm cây gai gốc; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị trói buộc vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
4) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực. Chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị trói cột vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Chánh văn Pāḷi:
3. Kummasuttaṃ
159. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo , bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… adhigamāya. Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, aññatarasmiṃ udakarahade mahākummakulaṃ ciranivāsi ahosi. Atha kho, bhikkhave, aññataro kummo aññataraṃ kummaṃ etadavoca – ‘mā kho tvaṃ, tāta kumma, etaṃ padesaṃ agamāsī’ti. Agamāsi kho, bhikkhave, so kummo taṃ padesaṃ. Tamenaṃ luddo papatāya vijjhi. Atha kho, bhikkhave, so kummo yena so kummo tenupasaṅkami. Addasā kho, bhikkhave, so kummo taṃ kummaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna taṃ kummaṃ etadavoca – ‘kacci tvaṃ, tāta kumma, na taṃ padesaṃ agamāsī’ti? ‘Agamāsiṃ khvāhaṃ, tāta kumma, taṃ padesa’nti. ‘Kacci panāsi, tāta kumma, akkhato anupahato’ti? ‘Akkhato khomhi, tāta kumma, anupahato, atthi ca me idaṃ suttakaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandha’nti. ‘Tagghasi, tāta kumma, khato, taggha upahato. Etena hi te, tāta kumma, suttakena pitaro ca pitāmahā ca anayaṃ āpannā byasanaṃ āpannā. Gaccha dāni tvaṃ, tāta kumma, na dāni tvaṃ amhāka’’’nti.
‘‘Luddoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Papatāti kho, bhikkhave, lābhasakkārasilokassetaṃ adhivacanaṃ. Suttakanti kho, bhikkhave, nandirāgassetaṃ adhivacanaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ assādeti nikāmeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu giddho papatāya [bhikkhu papatāya (syā. kaṃ.), bhikkhu viddho papatāya (?)] anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo pāpimato. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Tatiyaṃ.
4. Dīghalomikasuttaṃ
160. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… adhigamāya. Seyyathāpi, bhikkhave, dīghalomikā eḷakā kaṇṭakagahanaṃ paviseyya. Sā tatra tatra sajjeyya, tatra tatra gayheyya [gaccheyya (sī.), gaṇheyya (syā. kaṃ. pī. ka.)], tatra tatra bajjheyya, tatra tatra anayabyasanaṃ āpajjeyya. ‘Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisati. So tatra tatra sajjati, tatra tatra gayhati, tatra tatra bajjhati, tatra tatra anayabyasanaṃ āpajjati. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’’nti. Catutthaṃ.
Chú giải Pāḷi:
3-4. Kummasuttādivaṇṇanā
159-160. Tatiye mahākummakulanti mahantaṃ aṭṭhikacchapakulaṃ. Agamāsīti ‘‘ettha addhā kiñci khāditabbaṃ atthi, taṃ maccharāyanto maṃ esa nivāretī’’ti saññāya agamāsi.Papatāyāti papatā vuccati dīgharajjukabaddho ayakantakosake daṇḍakaṃ pavesetvā gahito kaṇṇikasallasaṇṭhāno, ayakaṇṭako, yasmiṃ vegena patitvā kaṭāhe laggamatte daṇḍako nikkhamati, rajjuko ekābaddho gacchateva. So kummoti so viddhakummo. Yena so kummoti udakasaddaṃ sutvā sāsaṅkaṭṭhānaṃ bhavissatīti nivattitvā yena so atthakāmo kummo. Na dāni tvaṃ amhākanti idāni tvaṃ amittahatthaṃ gato, na amhākaṃ santakoti attho. Evaṃ sallapantānaṃyeva ca nesaṃ nāvāya ṭhito luddo rajjukaṃ ākaḍḍhitvā kummaṃ gahetvā yathākāmaṃ akāsi. Sesamettha ito anantarasutte ca uttānameva. Tatiyacatutthāni.

No comments:

Post a Comment