Saturday, February 7, 2015

Tập II - Chương V – Tương Ưng KASSAPA - Bài 6

Tập II - Chương V – Tương Ưng KASSAPA - Bài 6 - Giáo Giới (Tạp 41.30 Phụ Thắng, Đại 2, 300b. Tăng 31.11 Vo6o Trách Tụng, Đại 2, 673b Biệt Tạp 6.7, Đại 2, 415a) (Sii, 203)

Chánh văn tiếng Việt:
VI. Giáo Giới (Tạp 41.30, Phụ Thắng, Ðại 2, 300b. Tăng 31.11 Vô Trách Tụng, Ðại 2, 673b Biệt Tạp 6.7, Ðại 2, 415a). (S.ii,203).
1) ... Tại Ràjagaha, Veluvana...
2) Tôn giả Kassapa đi đến Thế Tôn...
3) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:
-- Này Kassapa, hãy giáo giới Tỷ-kheo! Này Kassapa, hãy nói pháp thoại cho các Tỷ-kheo! Này Kassapa, Ta hoặc Ông phải giáo giới các Tỷ-kheo! Ông hoặc Ta phải nói pháp thoại cho các Tỷ-kheo!
4) -- Bạch Thế Tôn, khó nói là chúng Tỷ-kheo hiện tại. Họ ở trong tình trạng khó nói với họ. Họ không kham nhẫn. Họ không kính trọng lời giáo giới. Bạch Thế Tôn, ở đây, con thấy Tỷ-kheo Bhanda, đệ tử của Ananda, và Tỷ-kheo Abhinjika, đệ tử của Anuruddha, hai vị ấy nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ nói nhiều hơn? Ai sẽ nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ nói dài hơn?".
5) Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này Tỷ-kheo! Hãy nhân danh Ta nói với Tỷ-kheo Bhanda, đệ tử của Ananda, và Tỷ-kheo Abhinjika, đệ tử của Anuruddha: "Bậc Ðạo Sư gọi chư Tôn giả".
6) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến các Tỷ-kheo kia; sau khi đến, nói với họ:
-- Bậc Ðạo Sư gọi chư Tôn giả.
7) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo kia vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này các Tỷ-kheo, các Ông nói với nhau như sau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai là người sẽ nói nhiều hơn? Ai là người sẽ nói tốt đẹp hơn? Ai là người sẽ nói dài hơn?"
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
9) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông có biết là Ta đã thuyết pháp như vầy: "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy cùng nhau nói như sau: 'Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai là người sẽ nói nhiều hơn?. Ai là người sẽ nói tốt đẹp hơn? Ai là người sẽ nói dài hơn?' chăng?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông được biết là Ta không có giảng như vậy, thời vì sao, này các Người ngu kia, do biết cái gì, thấy cái gì, các Ông đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo giảng này, các Ông lại nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?" như vậy ?
11) Rồi các Tỷ-kheo ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, chúng con đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy; vì rằng chúng con đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói như vậy, chúng con lại nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?". Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận tội lỗi ấy của chúng con là tội lỗi, để chúng con ngăn ngừa trong tương lai.
12) -- Thật sự, này các Tỷ-kheo, các Ông đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy! Vì rằng các Ông đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói này, các Ông đã nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?". Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, các Ông đã thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối, Ta chấp nhận tội lỗi ấy cho các Ông!

13) Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai!

Chánh văn Pāḷi:
6. Ovādasuttaṃ
149. Rājagahe veḷuvane. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ mahākassapaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘ovada, kassapa, bhikkhū; karohi, kassapa, bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ. Ahaṃ vā, kassapa , bhikkhū ovadeyyaṃ tvaṃ vā; ahaṃ vā bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ kareyyaṃ tvaṃ vā’’ti.
‘‘Dubbacā kho, bhante, etarahi bhikkhū, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgatā, akkhamā, appadakkhiṇaggāhino anusāsaniṃ. Idhāhaṃ, bhante, addasaṃ bhaṇḍañca [bhaṇḍuñca (sī.)] nāma bhikkhuṃ ānandassa saddhivihāriṃ abhijikañca [ābhiñjikañca (sī. ka.), ābhijjikañca (syā. kaṃ.)]nāma bhikkhuṃ anuruddhassa saddhivihāriṃ aññamaññaṃ sutena accāvadante – ‘ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati, ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’’’ti.
Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena bhaṇḍañca bhikkhuṃ ānandassa saddhivihāriṃ abhijikañca bhikkhuṃ anuruddhassa saddhivihāriṃ āmantehi – ‘satthā āyasmante āmantetī’’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā te bhikkhū etadavoca – ‘‘satthā āyasmante āmantetī’’ti.
‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinne kho te bhikkhū bhagavā etadavoca – ‘‘saccaṃ kira tumhe, bhikkhave, aññamaññaṃ sutena accāvadatha – ‘ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati, ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Kiṃ nu kho me tumhe, bhikkhave, evaṃ dhammaṃ desitaṃ ājānātha – ‘etha tumhe, bhikkhave, aññamaññaṃ sutena accāvadatha – ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati, ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘No ce kira me tumhe, bhikkhave, evaṃ dhammaṃ desitaṃ ājānātha, atha kiṃ carahi tumhe, moghapurisā, kiṃ jānantā kiṃ passantā evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā aññamaññaṃ sutena accāvadatha – ‘ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati, ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’’’ti.
Atha kho te bhikkhū bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘accayo no, bhante, accagamā, yathābāle yathāmūḷhe yathāakusale [yathā bāle yathā mūḷhe yathā akusale (pī.), yathābālaṃ yathāmūḷhaṃ yathāakusalaṃ (?)], ye mayaṃ evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā aññamaññaṃ sutena accāvadimha – ‘ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati , ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’ti. Tesaṃ no, bhante, bhagavā accayaṃ accayato paṭiggaṇhātu āyatiṃ saṃvarāyā’’ti.
‘‘Taggha tumhe, bhikkhave, accayo accagamā yathābāle yathāmūḷhe yathāakusale, ye tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā aññamaññaṃ sutena accāvadittha – ‘ehi, bhikkhu, ko bahutaraṃ bhāsissati, ko sundarataraṃ bhāsissati, ko cirataraṃ bhāsissatī’ti. Yato ca kho tumhe, bhikkhave, accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikarotha, taṃ vo mayaṃ [mayaṃ accayaṃ (sī.)] paṭiggaṇhāma. Vuddhi hesā, bhikkhave, ariyassa vinaye yo accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikaroti āyatiñca saṃvaraṃ āpajjatī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
Chú giải Pāḷi:
6. Ovādasuttavaṇṇanā
149. Chaṭṭhe ahaṃ vāti kasmā āha? Theraṃ attano ṭhāne ṭhapanatthaṃ. Kiṃ sāriputtamoggallānā natthīti? Atthi. Evaṃ panassa ahosi ‘‘ime na ciraṃ ṭhassanti, kassapo pana vīsavassasatāyuko, so mayi parinibbute sattapaṇṇiguhāyaṃ nisīditvā dhammavinayasaṅgahaṃ katvā mama sāsanaṃ pañcavassasahassaparimāṇakālapavattanakaṃ karissati, attano taṃ ṭhāne ṭhapemi, evaṃ bhikkhū kassapassa sussūsitabbaṃ maññissantī’’ti. Tasmā evamāha. Dubbacāti dukkhena vattabbā. Dovacassakaraṇehīti dubbacabhāvakaraṇehi.Appadakkhiṇaggāhinoti anusāsaniṃ sutvā padakkhiṇaṃ na gaṇhanti yathānusiṭṭhaṃ na paṭipajjanti, appaṭipajjantā vāmagāhino nāma jātāti dasseti. Accāvadanteti atikkamma vadante, sutapariyattiṃ nissāya ativiya vādaṃ karonteti attho. Ko bahutaraṃ bhāsissatīti dhammaṃ kathento ko bahuṃ bhāsissati, kiṃ tvaṃ, udāhu ahanti? Ko sundarataranti, eko bahuṃ bhāsanto asahitaṃ amadhuraṃ bhāsati, eko sahitaṃ madhuraṃ, taṃ sandhāyāha ‘‘ko sundaratara’’nti? Eko pana bahuñca sundarañca kathento ciraṃ na bhāsati, lahuññeva uṭṭhāti, eko addhānaṃ pāpeti, taṃ sandhāyāha ‘‘ko ciratara’’nti? Chaṭṭhaṃ.

No comments:

Post a Comment