Saturday, February 7, 2015

Tập II - Chương V – Tương Ưng KASSAPA - Bài 2

Tập II - Chương V – Tương Ưng KASSAPA - Bài 2 - Không Biết Sợ (Sii, 195)
Chánh văn tiếng Việt:
II. Không Biết Sợ (S.ii,195)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Mahà Kassapa (Ðại Ca-diếp), và Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) trú ở Barànasi (Ba-la-nại), chỗ Isipatana (chư Tiên đọa xứ), tại Migadàya (Lộc Uyển).
2) Rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Kassapa những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Mahà Kassapa:
4) -- Này Hiền giả Kassapa, được nói rằng không có nhiệt tâm, không có biết sợ, không thể có giác ngộ, không thể có Niết-bàn, không thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; và có nhiệt tâm, có biết sợ, có thể có giác ngộ, có thể có Niết-bàn, có thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
5) Như thế nào, này Hiền giả, là không có nhiệt tâm, không có biết sợ, không thể có giác ngộ, không thể có Niết-bàn, không thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách? Và như thế nào là có nhiệt tâm, có biết sợ, có thể có giác ngộ, có thể có Niết-bàn, có thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách?
I
6) -- Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo suy nghĩ: "Các ác bất thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng khởi lên, chúng có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không khởi nhiệt tâm. "Các ác bất thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng không bị đoạn diệt, chúng có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không khởi nhiệt tâm. "Các thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu không khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không khởi nhiệt tâm. "Các thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không khởi nhiệt tâm.
Như vậy, này Hiền giả, là không có nhiệt tâm.
II
7) Và này Hiền giả, như thế nào là không biết sợ?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo suy nghĩ: "Các ác bất thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng khởi lên, chúng có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không có biết sợ. "Các ác bất thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng không bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không biết sợ. "Các thiện pháp không khởi lên ta. Nếu chúng không khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không biết sợ. "Các thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy không biết sợ.
Như vậy, này Hiền giả, là không biết sợ.
8) Như vậy, này Hiền giả, không có nhiệt tâm, không có biết sợ, không thể có giác ngộ, không thể có Niết-bàn, không thể có chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
III
9) Và này Hiền giả, thế nào là có nhiệt tâm?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo suy nghĩ: "Các ác bất thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy khởi nhiệt tâm. "Các ác bất thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng không bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy khởi nhiệt tâm. "Các thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng không khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy khởi nhiệt tâm. "Các thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy khởi nhiệt tâm. "Các thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy khởi lên nhiệt tâm.
Như vậy, này Hiền giả, là có nhiệt tâm.
IV
10) Và này Hiền giả, như thế nào là có biết sợ?
Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo suy nghĩ: "Các ác bất thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy có biết sợ. "Các ác bất thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng không bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy có biết sợ. "Các thiện pháp không khởi lên nơi ta. Nếu chúng không khởi lên, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy có biết sợ. "Các thiện pháp khởi lên nơi ta. Nếu chúng bị đoạn diệt, có thể đưa đến bất lợi", vị ấy có biết sợ.
Như vậy, này Hiền giả, là có biết sợ.

11) Như vậy, này Hiền giả, là có nhiệt tâm, có biết sợ, có thể có giác ngộ, có thể có Niết-bàn, có thể đưa đến chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
Chánh văn Pāḷi:
2. Anottappīsuttaṃ
145. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca sāriputto bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā mahākassapena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca – ‘‘vuccati hidaṃ, āvuso kassapa, anātāpī anottappī abhabbo sambodhāya abhabbo nibbānāya abhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya; ātāpī ca kho ottappī bhabbo sambodhāya bhabbo nibbānāya bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāyā’’ti.
‘‘Kittāvatā nu kho, āvuso, anātāpī hoti anottappī abhabbo sambodhāya abhabbo nibbānāya abhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya; kittāvatā ca panāvuso, ātāpī hoti ottappī bhabbo sambodhāya bhabbo nibbānāya bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāyā’’ti? ‘‘Idhāvuso, bhikkhu ‘anuppannā me pāpakā akusalā dhammā uppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ātappaṃ karoti, ‘uppannā me pāpakā akusalā dhammā appahīyamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ātappaṃ karoti, ‘anuppannā me kusalā dhammānuppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ātappaṃ karoti, ‘uppannā me kusalā dhammā nirujjhamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ātappaṃ karoti. Evaṃ kho, āvuso, anātāpī hoti’’.
‘‘Kathañcāvuso, anottappī hoti? Idhāvuso, bhikkhu ‘anuppannā me pāpakā akusalā dhammā uppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ottappati, ‘uppannā me pāpakā akusalā dhammā appahīyamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ottappati, ‘anuppannā me kusalā dhammānuppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ottappati, ‘uppannā me kusalā dhammā nirujjhamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti na ottappati. Evaṃ kho, āvuso, anottappī hoti. Evaṃ kho, āvuso, anātāpī anottappī abhabbo sambodhāya abhabbo nibbānāya abhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya.
‘‘Kathañcāvuso, ātāpī hoti? Idhāvuso, bhikkhu ‘anuppannā me pāpakā akusalā dhammā uppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti ātappaṃ karoti, ‘uppannā me pāpakā akusalā dhammā appahīyamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti ātappaṃ karoti, anuppannā me kusalā dhammā…pe… ātappaṃ karoti. Evaṃ kho, āvuso, ātāpī hoti.
‘‘Kathañcāvuso, ottappī hoti? Idhāvuso, bhikkhu ‘anuppannā me pāpakā akusalā dhammā uppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti ottappati, ‘uppannā me pāpakā akusalā dhammā appahīyamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti ottappati, ‘anuppannā me kusalā dhammā anuppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’ntntti ottappati, ‘uppannā me kusalā dhammā nirujjhamānā anatthāya saṃvatteyyu’nti ottappati. Evaṃ kho, āvuso, ottappī hoti. Evaṃ kho, āvuso, ātāpī ottappī bhabbo sambodhāya bhabbo nibbānāya bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāyā’’ti. Dutiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
2. Anottappīsuttavaṇṇanā
145. Dutiye anātāpīti yaṃ vīriyaṃ kilese ātapati, tena rahito. Anottappīti nibbhayo kilesuppattito kusalānuppattito ca bhayarahito. Sambodhāyāti sambujjhanatthāya. Nibbānāyātinibbānasacchikiriyāya. Anuttarassa yogakkhemassāti arahattassa tañhi anuttarañceva catūhi ca yogehi khemaṃ.
Anuppannātiādīsu ye pubbe appaṭiladdhapubbaṃ cīvarādiṃ vā paccayaṃ upaṭṭhākasaddhivihārika-antevāsīnaṃ vā aññatarato manuññavatthuṃ paṭilabhitvā taṃ subhaṃ sukhanti ayoniso gaṇhantassa aññataraṃ vā pana ananubhūtapubbaṃ ārammaṇaṃ yathā tathā vā ayoniso āvajjentassa lobhādayo pāpakā akusalā dhammā uppajjanti, te anuppannāti veditabbā. Aññathā hi anamatagge saṃsāre anuppannā nāma pāpakā dhammā natthi. Anubhūtapubbepi ca vatthumhi ārammaṇe vā yassa pakatibuddhiyā vā uddesaparipucchāya vā pariyattinavakammayonisomanasikārānaṃ vā aññataravasena pubbe anuppajjitvā pacchā tādisena paccayena sahasā uppajjanti, imepi ‘‘anuppannā uppajjamānā anatthāya saṃvatteyyu’’nti veditabbā. Tesuyeva pana vatthārammaṇesu punappunaṃ uppajjamānā nappahīyanti nāma, te ‘‘uppannā appahīyamānā anatthāya saṃvatteyyu’’nti veditabbā. Ayamettha saṅkhepo, vitthārato pana uppannānuppannabhedo ca pahānappahānavidhānañca sabbaṃ visuddhimagge ñāṇadassanavisuddhiniddese kathitaṃ.
Anuppannāme kusalā dhammāti appaṭiladdhāpi sīlasamādhimaggaphalasaṅkhātā anavajjadhammā. Uppannāti teyeva paṭiladdhā. Nirujjhamānā anatthāya saṃvatteyyunti te sīlādidhammā parihānivasena puna anuppattiyā nirujjhamānā anatthāya saṃvatteyyunti veditabbā. Ettha ca lokiyā parihāyanti, lokuttarānaṃ parihāni natthīti. ‘‘Uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā’’ti imassa pana sammappadhānassa vasenāyaṃ desanā katā. Dutiyamaggo vā sīghaṃ anuppajjamāno, paṭhamamaggo nirujjhamāno anatthāya saṃvatteyyāti evampettha attho daṭṭhabbo. Iti imasmiṃ sutte ime cattāro sammappadhānā pubbabhāgavipassanāvasena kathitāti. Dutiyaṃ.

No comments:

Post a Comment