Thursday, February 5, 2015

Tập II - Chương 4 – Tương Ưng VÔ THỦY - Phẩm Thứ Hai - Bài 3

Tập II - Chương IV – Tương Ưng VÔ THỦY - Phẩm Thứ Hai - Bài 3 Khoảng Ba Mươi (Tạp, Đại 2, 240b)(Sii, 187)
Chánh văn tiếng Việt:
III. Khoảng Ba Mươi (Tạp, Ðại 2, 240b) (S.ii,187)
1) ... Trú ở Vương Xá, Trúc Lâm.
2) Ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pàvà, tất cả sống ở rừng, tất cả đi khất thực, tất cả mang y phấn tảo, tất cả mang ba y, tất cả đang còn kiết sử, cùng đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pàvà này, tất cả sống ở rừng, tất cả đi khất thực, tất cả mang y phấn tảo, tất cả mang ba y, tất cả đang còn kiết sử. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho họ như thế nào để ngay tại chỗ ngồi này, tâm của họ được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ".
4) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
5) Thế Tôn nói như sau:
-- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, hay là nước trong bốn biển lớn?
7) -- Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích, khi chúng con lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.
8) Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Lành thay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã hiểu Pháp Ta dạy như vậy!
9) Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.
10) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các Ông bị thương tích khi các Ông là bò, sanh ra làm bò trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?
11) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là trâu, sanh ra làm trâu trong thời gian dài...
12) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là cừu, sanh ra làm cừu trong thời gian dài...
13) ... khi các Ông là dê, sanh ra làm dê...
14) ... khi các Ông là nai, sanh ra làm nai...
15) ... khi các Ông là gia cầm, sanh ra làm gia cầm...
16) ... khi các Ông là heo, sanh ra làm heo...
17) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, làm kẻ trộm làng, bị bắt trong thời gian dài...
18) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, ăn cướp đường, bị bắt trong thời gian dài...
19) Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, tư thông vợ người, bị bắt trong thời gian dài chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
20) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để được giải thoát đối với tất cả các hành...
21) Thế Tôn nói như vậy, các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

22) Và trong khi lời dạy này được tuyên bố, đối với ba mươi vị Tỷ-kheo xứ Pàvà, tâm các vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Chánh văn Pāḷi:
3. Tiṃsamattasuttaṃ
136. Rājagahe viharati veḷuvane. Atha kho tiṃsamattā pāveyyakā [pāṭheyyakā (katthaci) vinayapiṭake mahāvagge kathinakkhandhakepi] bhikkhū sabbe āraññikā sabbe piṇḍapātikā sabbe paṃsukūlikā sabbe tecīvarikā sabbe sasaṃyojanā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Atha kho bhagavato etadahosi – ‘‘ime kho tiṃsamattā pāveyyakā bhikkhū sabbe āraññikā sabbe piṇḍapātikā sabbe paṃsukūlikā sabbe tecīvarikā sabbe sasaṃyojanā. Yaṃnūnāhaṃ imesaṃ tathā dhammaṃ deseyyaṃ yathā nesaṃ imasmiṃyeva āsane anupādāya āsavehi cittāni vimucceyyu’’nti. Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbā koṭi na paññāyati avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarataṃ. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, katamaṃ nu kho bahutaraṃ, yaṃ vā vo iminā dīghena addhunā sandhāvataṃ saṃsarataṃ sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ, yaṃ vā catūsu mahāsamuddesu udaka’’nti? ‘‘Yathā kho mayaṃ, bhante, bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāma, etadeva, bhante, bahutaraṃ, yaṃ no iminā dīghena addhunā sandhāvataṃ saṃsarataṃ sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ, na tveva catūsu mahāsamuddesu udaka’’nti.
‘‘Sādhu sādhu, bhikkhave, sādhu kho me tumhe, bhikkhave, evaṃ dhammaṃ desitaṃ ājānātha. Etadeva, bhikkhave, bahutaraṃ, yaṃ vo iminā dīghena addhunā sandhāvataṃ saṃsarataṃ sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ, na tveva catūsu mahāsamuddesu udakaṃ. Dīgharattaṃ vo, bhikkhave, gunnaṃ sataṃ gobhūtānaṃ sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ, na tveva catūsu mahāsamuddesu udakaṃ. Dīgharattaṃ vo, bhikkhave, mahiṃsānaṃ [mahisānaṃ (sī. pī.)] sataṃ mahiṃsabhūtānaṃ sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ …pe… dīgharattaṃ vo, bhikkhave, urabbhānaṃ sataṃ urabbhabhūtānaṃ…pe… ajānaṃ sataṃ ajabhūtānaṃ… migānaṃ sataṃ migabhūtānaṃ… kukkuṭānaṃ sataṃ kukkuṭabhūtānaṃ… sūkarānaṃ sataṃ sūkarabhūtānaṃ… dīgharattaṃ vo, bhikkhave, corā gāmaghātāti gahetvā sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ. Dīgharattaṃ vo, bhikkhave, corā pāripanthikāti gahetvā sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ. Dīgharattaṃ vo, bhikkhave, corā pāradārikāti gahetvā sīsacchinnānaṃ lohitaṃ passannaṃ paggharitaṃ, na tveva catūsu mahāsamuddesu udakaṃ. Taṃ kissa hetu? Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro…pe… alaṃ vimuccitu’’nti.
‘‘Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne tiṃsamattānaṃ pāveyyakānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsū’’ti. Tatiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
3. Tiṃsamattasuttavaṇṇanā
136. Tatiye pāveyyakāti pāveyyadesavāsino. Sabbe āraññikātiādīsu dhutaṅgasamādānavasena tesaṃ āraññikādibhāvo veditabbo. Sabbe sasaṃyojanāti sabbe sabandhanā, keci sotāpannā, keci sakadāgāmino, keci anāgāmino. Tesu hi puthujjano vā khīṇāsavo vā natthi. Gunnantiādīsu setakāḷādivaṇṇesu ekekavaṇṇakālova gahetabbo. Pāripanthakāti paripanthe tiṭṭhanakā panthaghātacorā. Pāradārikāti paradāracārittaṃ āpajjanakā. Tatiyaṃ.

No comments:

Post a Comment