Chánh văn tiếng Việt:
VII. Giáo Giới (Tạp 41.21 Vô Tín, Ðại
2, 300c. Biệt Tạp 6.8, Ðại 2, 415b) (S.ii,205)
1) ... Trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc
Lâm).2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn...
3) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:
-- Này Kassapa hãy giáo giới các Tỷ-kheo! Hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo! Ta hay Ông hãy giáo giới các Tỷ-kheo! Ông hay Ta hãy thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo!
4) -- Bạch Thế Tôn, khó nói là chúng Tỷ-kheo hiện tại. Họ ở trong tình trạng khó nói với họ. Họ không kham nhẫn, họ không kính trọng lời giáo giới!
5) Bạch Thế Tôn, với ai không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn đối với thiện pháp, không có biết sợ đối với thiện pháp, không có tinh tấn đối với thiện pháp, không có trí tuệ đối với thiện pháp; đối với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với các thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng!
6) Ví như mặt trăng, bạch Thế Tôn, trong thời kỳ tối trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tổn giảm dần, hình tròn tổn giảm dần, ánh sáng tổn giảm dần, đường quỹ đạo nó đi tổn giảm dần. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, đối với ai không có lòng tin đối vói thiện pháp, không có biết thẹn đối với thiện pháp, không biết sợ đối với thiện pháp, không có tinh tấn đối với thiện pháp, không có trí tuệ đối với thiện pháp; với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với các thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng!
7) Người không có lòng tin, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Người không biết thẹn, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Người không biết sợ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Người lười biếng, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Người ác trí tuệ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Người phẫn nộ... Người sân hận, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm. Nếu vị Tỷ-kheo không có giáo giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là tổn giảm.
8) Với ai, bạch Thế Tôn, có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn đối với thiện pháp, có biết sợ đối với thiện pháp, có tinh tấn đối với thiện pháp, có trí tuệ đối với thiện pháp; với vị ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải sự tổn giảm.
9) Ví như mặt trăng, bạch Thế Tôn, trong thời kỳ sáng trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tăng trưởng dần, hình tròn tăng trưởng dần, ánh sáng tăng trưởng dần, quỹ đạo nó đi tăng trưởng dần. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, với ai có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn...có biết sợ... có tinh tấn... có trí tuệ đối với thiện pháp; với vị ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là tổn giảm.
10) Người có lòng tin, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người có biết thẹn, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người có biết sợ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người tinh cần, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người không phẫn nộ, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người không sân hận, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm. Có những Tỷ-kheo giáo giới, bạch Thế Tôn, tức có nghĩa là không tổn giảm.
11) -- Lành thay, lành thay, này Kassapa! Với ai, này Kassapa, không có lòng tin đối với thiện pháp... không có biết thẹn... không có biết sợ... không có tinh tấn... không có trí tuệ đối với thiện pháp; với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm trong thiện pháp, không phải là tăng trưởng.
12) Ví như mặt trăng, này Kassapa, trong thời kỳ tối trời, dầu là đêm hay là ngày, hình sắc tổn giảm dần, hình tròn tổn giảm dần, ánh sáng tổn giảm dần, quỹ đạo nó đi tổn giảm dần. Cũng vậy, này Kassapa, với ai không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn... không có biết sợ... không có tinh tấn... không có trí tuệ đối với thiện pháp; với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng.
13) Người không có lòng tin, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm. Người không biết thẹn... Người không biết sợ... Người biếng nhác... Người ác trí tuệ... Người phẫn nộ... Người sân hận, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm. Không có Tỷ-kheo giáo giới, này Kassapa, tức có nghĩa là tổn giảm.
14) Với ai, này Kassapa, có lòng tin đối với thiện pháp... có biết thẹn... có biết sợ... có tinh tấn.. có trí tuệ đối với thiện pháp; với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là tổn giảm.
15) Ví như mặt trăng, này Kassapa, trong thời kỳ sáng trời, dầu là đêm hay ngày, hình sắc tăng trưởng dần, hình tròn tăng trưởng dần, ánh sáng tăng trưởng dần, quỹ đạo nó đi tăng trưởng dần. Cũng vậy, này Kassapa, ai có lòng tin đối với thiện pháp, có biết thẹn... có biết sợ... có tinh tấn... có trí tuệ là sự tăng trưởng đối với thiện pháp; với người ấy, dầu là đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng đối với thiện pháp, không phải là sự tổn giảm.
16) Người có lòng tin, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm. Người biết thẹn... Người biết sợ... Người tinh tấn... Người có trí tuệ... Người không phẫn nộ... Người không sân hận, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm. Có Tỷ-kheo giáo giới, này Kassapa, tức có nghĩa là không tổn giảm.
Chánh văn Pāḷi:
7. Dutiyaovādasuttaṃ
150. Rājagahe viharati veḷuvane [sāvatthi, tatra-etadavoca (sī.)]. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ mahākassapaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘ovada, kassapa, bhikkhū; karohi, kassapa, bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ. Ahaṃ vā, kassapa , bhikkhū ovadeyyaṃ tvaṃ vā; ahaṃ vā bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ kareyyaṃ tvaṃ vā’’ti.
‘‘Dubbacā kho, bhante, etarahi bhikkhū, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgatā akkhamā appadakkhiṇaggāhino anusāsaniṃ. Yassa kassaci, bhante, saddhā natthi kusalesu dhammesu, hirī [hiri (sabbattha)] natthi kusalesu dhammesu, ottappaṃ natthi kusalesu dhammesu, vīriyaṃ natthi kusalesu dhammesu, paññā natthi kusalesu dhammesu, tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati [āgacchanti (sī.)], hāniyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi.
‘‘Seyyathāpi, bhante, kāḷapakkhe candassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, hāyateva vaṇṇena, hāyati maṇḍalena, hāyati ābhāya, hāyati ārohapariṇāhena. Evameva kho, bhante, yassa kassaci saddhā natthi kusalesu dhammesu…pe… hirī natthi… ottappaṃ natthi … vīriyaṃ natthi… paññā natthi… kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, hāniyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi.
‘‘‘Assaddho purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘ahiriko purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘anottappī purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘kusīto purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘duppañño purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘kodhano purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘upanāhī purisapuggalo’ti, bhante, parihānametaṃ; ‘na santi bhikkhū ovādakā’ti, bhante, parihānametaṃ.
‘‘Yassa kassaci, bhante, saddhā atthi kusalesu dhammesu, hirī atthi kusalesu dhammesu, ottappaṃ atthi kusalesu dhammesu, vīriyaṃ atthi kusalesu dhammesu, paññā atthi kusalesu dhammesu, tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vuddhiyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no parihāni.
‘‘Seyyathāpi, bhante, juṇhapakkhe candassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vaḍḍhateva vaṇṇena, vaḍḍhati maṇḍalena , vaḍḍhati ābhāya, vaḍḍhati ārohapariṇāhena. Evameva kho, bhante, yassa kassaci saddhā atthi kusalesu dhammesu… hirī atthi…pe… ottappaṃ atthi… vīriyaṃ atthi… paññā atthi kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vuddhiyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no parihāni.
‘‘‘Saddho purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘hirimā purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘ottappī purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘āraddhavīriyo purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘paññavā purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘akkodhano purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘anupanāhī purisapuggalo’ti, bhante, aparihānametaṃ; ‘santi bhikkhū ovādakā’ti, bhante, aparihānameta’’nti.
‘‘Sādhu sādhu, kassapa. Yassa kassaci, kassapa, saddhā natthi kusalesu dhammesu…pe… hirī natthi… ottappaṃ natthi… vīriyaṃ natthi… paññā natthi kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, hāniyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi.
‘‘Seyyathāpi, kassapa, kāḷapakkhe candassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, hāyateva vaṇṇena…pe… hāyati ārohapariṇāhena. Evameva kho, kassapa, yassa kassaci saddhā natthi kusalesu dhammesu…pe… hirī natthi… ottappaṃ natthi… vīriyaṃ natthi… paññā natthi kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, hāniyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no vuddhi. ‘Assaddho purisapuggalo’ti, kassapa, parihānametaṃ ; ahiriko…pe… anottappī… kusīto… duppañño… kodhano… ‘upanāhī purisapuggalo’ti, kassapa, parihānametaṃ; ‘na santi bhikkhū ovādakā’ti, kassapa, parihānametaṃ.
‘‘Yassa kassaci, kassapa, saddhā atthi kusalesu dhammesu…pe… hirī atthi… ottappaṃ atthi… vīriyaṃ atthi… paññā atthi kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vuddhiyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no parihāni.
‘‘Seyyathāpi, kassapa, juṇhapakkhe candassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vaḍḍhateva vaṇṇena, vaḍḍhati maṇḍalena, vaḍḍhati ābhāya, vaḍḍhati ārohapariṇāhena. Evameva kho, kassapa, yassa kassaci saddhā atthi kusalesu dhammesu hirī atthi… ottappaṃ atthi… vīriyaṃ atthi… paññā atthi kusalesu dhammesu tassa yā ratti vā divaso vā āgacchati, vuddhiyeva pāṭikaṅkhā kusalesu dhammesu, no parihāni.
‘‘‘Saddho purisapuggalo’ti, kassapa, aparihānametaṃ; hirimā…pe… ottappī… āraddhavīriyo… paññavā… akkodhano… ‘anupanāhī purisapuggalo’ti, kassapa, aparihānametaṃ; ‘santi bhikkhū ovādakā’ti, kassapa, aparihānameta’’nti. Sattamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7. Dutiyaovādasuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment