Thursday, February 12, 2015

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm I - Bài 8-9-10

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm 1 - Bài 8 - Con Giả Can (Tạp, Đại 2, 346a) (Sii, 230) - Bài 9 - Cuồng Phong (Tăng, Đại 2, 634b (??)) (Sii, 231) - Bài 10 - Kinh Với Bài Kệ (Sii, 231)

Chánh văn tiếng Việt:
VIII. Con Giả Can (Tạp, Ðại 2, 346a) (S.ii,230)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm, khi trời gần sáng, có con giả can đang tru lớn tiếng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
4) -- Ðó là con giả can già, này các Tỷ-kheo, bị mắc bệnh ghẻ lở, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào nó đi, chỗ nào nó đứng, chỗ nào nó ngồi, chỗ nào nó nằm, tại các chỗ ấy, nó cảm thấy bất hạnh, tai họa.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào vị ấy đi, chỗ nào vị ấy đứng, chỗ nào vị ấy ngồi, chỗ nào vị ấy nằm, tại các chỗ ấy, vị ấy cảm thấy bất hạnh, tai họa.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.


IX. Cuồng Phong (Tăng, Ðại 2, 634b) (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Trên thượng tầng hư không, này các Tỷ-kheo, có gió thổi mạnh gọi là cuồng phong. Con chim đi đến chỗ ấy, bị cuồng phong thổi bạt đi; bị cuồng phong thổi bạt đi, các chân đi một ngả, các cánh đi một ngả, đầu đi một ngả, thân đi một ngả.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực,thân không chế ngự, lời nói không chế ngự, tâm không chế ngự, niệm không an trú, các căn không chế ngự.
5) Vị ấy thấy các phụ nữ, mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy. Vị ấy thấy các phụ nữ mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy, bị tham dục công phá tâm vị ấy. Do tham dục công phá tâm, vị ấy từ bỏ học tập, trở lại hoàn tục. Rồi có người lấy y phục, có người lấy bình bát, có người lấy tọa cụ, có người lấy ống kim của vị ấy, chẳng khác gì con chim bị cuồng phong thổi bạt.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.


X. Kinh Với Bài Kệ (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
5) Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị cả hai cung kính và không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Ai khi được cung kính,
Khi không được cung kính,
Trong cả hai trường hợp,
Tâm định, không lay chuyển;
Sống hạnh không phóng dật,
Tâm thường nhập Thiền tư,
Với tâm tưởng tế nhị,
Chánh quán các sở kiến,
Không còn lạc chấp thủ,
Ðược gọi bậc Chơn nhơn.
Chánh văn Pāḷi:
8. Siṅgālasuttaṃ
164. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… adhigamāya. Assuttha no tumhe, bhikkhave, rattiyā paccūsasamayaṃ jarasiṅgālassa [siṅgālassa (ka.), jarasigālassa (sī. syā. kaṃ.)] vassamānassā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, jarasiṅgālo ukkaṇḍakena [ukkaṇḍakena (sī.), ukkaṇṇakena (syā. kaṃ. pī.)] nāma rogajātena phuṭṭho neva bilagato ramati, na rukkhamūlagato ramati, na ajjhokāsagato ramati; yena yena gacchati, yattha yattha tiṭṭhati, yattha yattha nisīdati, yattha yattha nipajjati; tattha tattha anayabyasanaṃ āpajjati. Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto neva suññāgāragato ramati, na rukkhamūlagato ramati, na ajjhokāsagato ramati; yena yena gacchati, yattha yattha tiṭṭhati, yattha yattha nisīdati, yattha yattha nipajjati; tattha tattha anayabyasanaṃ āpajjati. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Aṭṭhamaṃ.
9. Verambhasuttaṃ
165. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… adhigamāya. Upari, bhikkhave, ākāse verambhā [verambā (sī. pī.)]nāma vātā vāyanti. Tattha yo pakkhī gacchati tamenaṃ verambhā vātā khipanti. Tassa verambhavātakkhittassa aññeneva pādā gacchanti, aññena pakkhā gacchanti, aññena sīsaṃ gacchati, aññena kāyo gacchati. Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisati arakkhiteneva kāyena arakkhitāya vācāya arakkhitena cittena, anupaṭṭhitāya satiyā, asaṃvutehi indriyehi. So tattha passati mātugāmaṃ dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā. Tassa mātugāmaṃ disvā dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. So rāgānuddhaṃsitena cittena sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvattati. Tassa aññe cīvaraṃ haranti, aññe pattaṃ haranti, aññe nisīdanaṃ haranti, aññe sūcigharaṃ haranti, verambhavātakkhittasseva sakuṇassa. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Navamaṃ.
10. Sagāthakasuttaṃ
166. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… adhigamāya. Idhāhaṃ, bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ passāmi sakkārena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannaṃ. Idha panāhaṃ, bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ passāmi asakkārena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannaṃ. Idha panāhaṃ, bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ passāmi sakkārena ca asakkārena ca tadubhayena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannaṃ. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Yassa sakkariyamānassa, asakkārena cūbhayaṃ;
Samādhi na vikampati, appamāṇavihārino [appamādavihārino (pī. ka.) appamāṇoti hettha phalasamādhi, na sati].
‘‘Taṃ jhāyinaṃ sātatikaṃ, sukhumaṃ diṭṭhivipassakaṃ;
Upādānakkhayārāmaṃ, āhu sappuriso itī’’ti. dasamaṃ;
Paṭhamo vaggo.
Chú giải Pāḷi:
8. Siṅgālasuttavaṇṇanā
164. Aṭṭhame siṅgāloti jarasiṅgālo. Yathā hi suvaṇṇavaṇṇopi kāyo pūtikāyo tveva, taṃkhaṇaṃ gaḷitampi ca muttaṃ pūtimuttantveva vuccati, evaṃ tadahujātopi siṅgālo jarasiṅgālotveva vuccati. Ukkaṇṭakena nāmāti evaṃnāmakena rogena. So kira sītakāle uppajjati. Tasmiṃ uppanne sakalasarīrato lomāni patanti, sakalasarīraṃ nillomaṃ hutvā, samantato phuṭati, vātabbhāhatā vaṇā rujjanti. Yathā ummattakasunakhena daṭṭho puriso anavaṭṭhitova bhamati, evaṃ tasmiṃ uppanne bhamitabbo hoti, asukaṭṭhāne sotthi bhavissatīti na paññāyati. Aṭṭhamaṃ.
9. Verambhasuttavaṇṇanā
165. Navame verambhavātāti evaṃnāmakā mahāvātā. Kīdise pana ṭhāne te vātā vāyantīti? Yattha ṭhitassa cattāro dīpā uppalinipattamattā hutvā paññāyanti. Yo pakkhī gacchatīti navavuṭṭhe deve viravanto vātasakuṇo tattha gacchati, taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Arakkhiteneva kāyenātiādīsu hatthapāde kīḷāpento khandhaṭṭhiṃ vā nāmento kāyaṃ na rakkhati nāma, nānāvidhaṃ duṭṭhullakathaṃ kathento vācaṃ na rakkhati nāma, kāmavitakkādayo vitakkento cittaṃ na rakkhati nāma. Anupaṭṭhitāya satiyāti kāyagatāsatiṃ anupaṭṭhapetvā. Navamaṃ.
10. Sagāthakasuttavaṇṇanā
166. Dasame asakkārena cūbhayanti asakkārena ca ubhayena. Samādhīti arahattaphalasamādhi. So hi tena na vikampati. Appamāṇavihārinoti appamāṇena phalasamādhinā viharantassa. Sātatikanti satatakāriṃ. Sukhumaṃdiṭṭhivipassakanti arahattamaggadiṭṭhiyā sukhumadiṭṭhiphalasamāpattiatthāya vipassanaṃ paṭṭhapetvā āgatattā vipassakaṃ.Upādānakkhayārāmanti upādānakkhayasaṅkhāte nibbāne rataṃ. Āhu sappuriso itīti sappurisoti kathentīti. Dasamaṃ.
Paṭhamo vaggo.

No comments:

Post a Comment