Thursday, February 12, 2015

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm III - Bài 3-4-5-6-7

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm 3 - Bài 3- Con Trai - Bài 4 - Con Gái Một (Tăng, Đại 2, 562)(S.ii, 236) - Bài 5 - Sa Môn Bà-La-Môn (S.ii, 236) - Bài 6,7 -  Sa Môn Bà-La-Môn (S.ii, 236, S.ii, 237) 

Chánh văn tiếng Việt:
III. Con Trai
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như gia chủ Citta, hãy giống như Hattaka ở Alava!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Hatthaka ở Alava.
5) "Này Con thân yêu, nếu con xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, này Con thân yêu, hãy giống như Sàriputta và Moggalàna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggalàna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình". Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo hữu học với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IV. Con Gái Một (Tăng, Ðại 2, 562) (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con gái độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như nữ cư sĩ Khujjutarà và Velu-kandakiyà, mẹ của Nanda!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjutarà và Velukandakiyà.
5) "Này Con thân yêu, nếu Con xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; này Con thân yêu, hãy giống như Tỷ-kheo-ni Khema và Uppàlavanna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppàlavanna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình!"
8) Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo-ni hữu học, với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
9) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Sa Môn , Bà La Môn (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, như Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, không có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
3) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, đuợc chấp nhận là vị Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VI. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không tự mình với thắng trì chứng ngộ, chứng đạt và an túc mục đích của Sa-môn hạnh và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt... của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với ta được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình giác ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VII. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii, 237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không biết sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết con đường đưa đến sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết được sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.

Chánh văn Pāḷi:
3. Ekaputtakasuttaṃ
172. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… saddhā, bhikkhave, upāsikā ekaputtakaṃ piyaṃ manāpaṃ evaṃ sammā āyācamānā āyāceyya – ‘tādiso, tāta, bhavāhi yādiso citto ca gahapati hatthako ca āḷavako’ti. Esā, bhikkhave , tulā etaṃ pamāṇaṃ mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ, yadidaṃ citto ca gahapati hatthako ca āḷavako. Sace kho tvaṃ, tāta, agārasmā anagāriyaṃ pabbajasi; tādiso, tāta, bhavāhi yādisā sāriputtamoggallānāti. Esā, bhikkhave, tulā etaṃ pamāṇaṃ mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ, yadidaṃ sāriputtamoggalānā . Mā ca kho tvaṃ, tāta, sekhaṃ appattamānasaṃ lābhasakkārasiloko anupāpuṇātūti. Tañce, bhikkhave, bhikkhuṃ sekhaṃ appattamānasaṃ lābhasakkārasiloko anupāpuṇāti, so tassa hoti antarāyāya. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Tatiyaṃ.
4. Ekadhītusuttaṃ
173. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… saddhā bhikkhave upāsikā ekaṃ dhītaraṃ piyaṃ manāpaṃ evaṃ sammā āyācamānā āyāceyya – ‘tādisā, ayye, bhavāhi yādisā khujjuttarā ca upāsikā veḷukaṇḍakiyā [veḷukaṇḍakī (sī. chakkaṅguttarepi)] ca nandamātā’ti. Esā, bhikkhave, tulā etaṃ pamāṇaṃ mama sāvikānaṃ upāsikānaṃ, yadidaṃ khujjuttarā ca upāsikā veḷukaṇḍakiyā ca nandamātā. Sace kho tvaṃ, ayye, agārasmā anagāriyaṃ pabbajasi; tādisā, ayye, bhavāhi yādisā khemā ca bhikkhunī uppalavaṇṇā cāti. Esā, bhikkhave, tulā etaṃ pamāṇaṃ mama sāvikānaṃ bhikkhunīnaṃ, yadidaṃ khemā ca bhikkhunī uppalavaṇṇā ca. Mā ca kho tvaṃ, ayye, sekhaṃ appattamānasaṃ lābhasakkārasiloko anupāpuṇātūti. Taṃ ce, bhikkhave, bhikkhuniṃ sekhaṃ appattamānasaṃ lābhasakkārasiloko anupāpuṇāti, so tassā hoti antarāyāya. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Catutthaṃ.
5. Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ
174. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmantā sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānanti, te ca kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā, te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Pañcamaṃ.
6. Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ
175. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti…pe… pajānanti…pe… sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
7. Tatiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ
176. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokaṃ yathābhūtaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokasamudayaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokanirodhaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti …pe… pajānanti…pe… sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Sattamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
3-6. Ekaputtakasuttādivaṇṇanā
172-175. Tatiye saddhāti sotāpannā. Sesamettha uttānameva. Tathā catutthe pañcame chaṭṭhe ca. Tatiyādīni.
7. Tatiyasamaṇabrāhmaṇasuttavaṇṇanā
176. Sattame samudayantiādīsu saha pubbakammena attabhāvo kolaputtiyaṃ vaṇṇapokkharatā kalyāṇavākkaraṇatā dhutaguṇāvīkaraṇaṃ cīvaradhāraṇaṃ parivārasampattīti evamādi lābhasakkārassa samudayo nāma, taṃ samudayasaccavasena nappajānāti, nirodho ca paṭipadā ca nirodhasaccamaggasaccavaseneva veditabbā. Sattamaṃ.

No comments:

Post a Comment