Bài 10 Núi Vepulla - (Tạp, Đại 2, 243b)(Biệt Tạp 16.21, Đại 2,488c)(Sii, 190)
Chánh văn tiếng Việt:
X. Núi Vepulla (Tạp, Ðại 2,243b)
(Biệt Tạp 16.21, Ðại 2,488c) (S.ii,190)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi
Gijjhakùta (Linh Thứu).2) Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
4) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Pàcìnavamsa. Lúc bấy giờ, dân chúng được biết với tên là Tivàrà. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Tivàrà có tuổi thọ đến 40.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Tivàrà phải bốn ngày để leo lên núi Pàcìnavamsa, phải bốn ngày để leo xuống.
5) Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Vidhura và Sajìva.
6) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt.
7) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
8) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Vànkaka. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, dân chúng được biết với tên là Rohita. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Rohita có tuổi thọ đến 30.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Rohita phải ba ngày để leo lên núi Vànkaka, phải ba ngày để leo xuống.
9) Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Bhìyya và Suttara.
10) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt. Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
11) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Supassa. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, dân chúng được biết với tên là Suppiya. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Suppiya có tuổi thọ đến 20.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Suppiya phải hai ngày để leo núi Supassa, phải hai ngày để leo xuống.
12) Lúc bấy giờ, Thế Tôn Kassapa, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Tissa và Bhàradvàja.
13) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt.
14) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành... là vừa đủ để được giải thoát đối với tất cả các hành.
15) Hiện tại, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Vepulla. Hiện tại, này các Tỷ-kheo, dân chúng ấy được biết với tên là Magadhaka. Tuổi thọ dân chúng Magadhaka ấy, này các Tỷ-kheo, là ít, nhẹ, không bao nhiêu, họ sống lâu cho đến 100 tuổi hay hơn một chút. Dân chúng Magadhaka, này các Tỷ-kheo, leo lên núi Vepulla này trong một thời gian ngắn, leo xuống trong một thời gian ngắn.
16) Hiện tại, này các Tỷ-kheo, Ta, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Ta có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Sàriputta và Moggallàna.
17) Một thời sẽ đến, này các Tỷ-kheo, tên của ngọn núi này sẽ biến mất, dân chúng sẽ mệnh chung, và Ta sẽ nhập diệt.
18) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để được nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
19) Thế Tôn nói như vậy, bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Pacinavamsa,Chánh văn Pāḷi:
Với dân Tivàra.
Tên núi Vankaka
Với dân Rohita.
Tên núi Supassa
Với dân Suppiyà.
Tên núi Vepulla
Với dân Magadha,
Chư hành là vô thường,
Phải sanh rồi phải diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Chúng tịnh là an lạc.
10. Vepullapabbatasuttaṃ
143. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbā koṭi na paññāyati avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarataṃ. Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, imassa vepullassa pabbatassa ‘pācīnavaṃso’tveva samaññā udapādi. Tena kho pana, bhikkhave , samayena manussānaṃ ‘tivarā’tveva samaññā udapādi. Tivarānaṃ, bhikkhave, manussānaṃ cattārīsa vassasahassāni āyuppamāṇaṃ ahosi. Tivarā, bhikkhave, manussā pācīnavaṃsaṃ pabbataṃ catūhena ārohanti, catūhena orohanti. Tena kho pana, bhikkhave , samayena kakusandho bhagavā arahaṃ sammāsambuddho loke uppanno hoti. Kakusandhassa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa vidhurasañjīvaṃ nāma sāvakayugaṃ ahosi aggaṃ bhaddayugaṃ. Passatha, bhikkhave, sā cevimassa pabbatassa samaññā antarahitā, te ca manussā kālaṅkatā, so ca bhagavā parinibbuto. Evaṃ aniccā, bhikkhave, saṅkhārā; evaṃ addhuvā, bhikkhave, saṅkhārā; evaṃ anassāsikā, bhikkhave, saṅkhārā. Yāvañcidaṃ, bhikkhave, alameva sabbasaṅkhāresu nibbindituṃ, alaṃ virajjituṃ, alaṃ vimuccituṃ.
‘‘Bhūtapubbaṃ , bhikkhave, imassa vepullassa pabbatassa ‘vaṅkako’tveva samaññā udapādi. Tena kho pana, bhikkhave, samayena manussānaṃ ‘rohitassā’tveva samaññā udapādi. Rohitassānaṃ, bhikkhave, manussānaṃ tiṃsavassasahassāni āyuppamāṇaṃ ahosi. Rohitassā, bhikkhave, manussā vaṅkakaṃ pabbataṃ tīhena ārohanti, tīhena orohanti. Tena kho pana, bhikkhave, samayena koṇāgamano bhagavā arahaṃ sammāsambuddho loke uppanno hoti. Koṇāgamanassa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa bhiyyosuttaraṃ nāma sāvakayugaṃ ahosi aggaṃ bhaddayugaṃ. Passatha, bhikkhave, sā cevimassa pabbatassa samaññā antarahitā, te ca manussā kālaṅkatā, so ca bhagavā parinibbuto. Evaṃ aniccā, bhikkhave, saṅkhārā…pe… alaṃ vimuccituṃ.
‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, imassa vepullassa pabbatassa ‘supasso’tveva [suphassotveva (sī.)] samaññā udapādi. Tena kho pana, bhikkhave, samayena manussānaṃ ‘suppiyā’tveva [appiyātveva (sī.)] samaññā udapādi. Suppiyānaṃ, bhikkhave, manussānaṃ vīsativassasahassāni āyuppamāṇaṃ ahosi. Suppiyā, bhikkhave, manussā supassaṃ pabbataṃ dvīhena ārohanti, dvīhena orohanti. Tena kho pana, bhikkhave, samayena kassapo bhagavā arahaṃ sammāsambuddho loke uppanno hoti. Kassapassa, bhikkhave, bhagavato arahato sammāsambuddhassa tissabhāradvājaṃ nāma sāvakayugaṃ ahosi aggaṃ bhaddayugaṃ. Passatha, bhikkhave, sā cevimassa pabbatassa samaññā antarahitā, te ca manussā kālaṅkatā, so ca bhagavā parinibbuto. Evaṃ aniccā , bhikkhave, saṅkhārā; evaṃ addhuvā, bhikkhave, saṅkhārā…pe… alaṃ vimuccituṃ.
‘‘Etarahi kho pana, bhikkhave, imassa vepullassa pabbatassa ‘vepullo’tveva samaññā udapādi. Etarahi kho pana, bhikkhave, imesaṃ manussānaṃ ‘māgadhakā’tveva samaññā udapādi. Māgadhakānaṃ, bhikkhave, manussānaṃ appakaṃ āyuppamāṇaṃ parittaṃ lahukaṃ [lahusaṃ (sī.)]; yo ciraṃ jīvati so vassasataṃ appaṃ vā bhiyyo. Māgadhakā, bhikkhave, manussā vepullaṃ pabbataṃ muhuttena ārohanti muhuttena orohanti. Etarahi kho panāhaṃ, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho loke uppanno. Mayhaṃ kho pana, bhikkhave, sāriputtamoggallānaṃ nāma sāvakayugaṃ aggaṃ bhaddayugaṃ. Bhavissati, bhikkhave, so samayo yā ayañcevimassa pabbatassa samaññā antaradhāyissati, ime ca manussā kālaṃ karissanti, ahañca parinibbāyissāmi. Evaṃ aniccā, bhikkhave, saṅkhārā; evaṃ addhuvā, bhikkhave, saṅkhārā; evaṃ anassāsikā, bhikkhave, saṅkhārā. Yāvañcidaṃ, bhikkhave, alameva sabbasaṅkhāresu nibbindituṃ, alaṃ virajjituṃ, alaṃ vimuccitu’’nti.
Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Pācīnavaṃso tivarānaṃ, rohitassāna vaṅkako;
Suppiyānaṃ supassoti, māgadhānañca vepullo.
Uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho’’ti. dasamaṃ;
Dutiyo vaggo.
Chú giải Pāḷi:
10. Vepullapabbatasuttavaṇṇanā
143. Dasame bhūtapubbanti atītakāle ekaṃ apadānaṃ āharitvā dasseti. Samaññā udapādīti paññatti ahosi. Catūhena ārohantīti idaṃ thāmamajjhime sandhāya vuttaṃ. Agganti uttamaṃ. Bhaddayuganti sundarayugalaṃ. Tīhena ārohantīti ettāvatā kira dvinnaṃ buddhānaṃ antare yojanaṃ pathavī ussannā, so pabbato tiyojanubbedho jāto.
Appaṃ vā bhiyyoti vassasatato uttariṃ appaṃ dasa vā vīsaṃ vā vassāni. Puna vassasatameva jīvanako nāma natthi, uttamakoṭiyā pana saṭṭhi vā asīti vā vassāni jīvanti. Vassasataṃ pana appatvā pañcavassadasavassādikāle mīyamānāva bahukā. Ettha ca kakusandho bhagavā cattālīsavassasahassāyukakāle, koṇāgamano tiṃsavassasahassāyukakāle nibbattoti idaṃ anupubbena parihīnasadisaṃ kataṃ, na pana evaṃ parihīnaṃ, vaḍḍhitvā vaḍḍhitvā parihīnanti veditabbaṃ. Kathaṃ? Kakusandho tāva bhagavā imasmiṃyeva kappe cattālīsavassasahassāyukakāle nibbatto āyuppamāṇaṃ pañca koṭṭhāse katvā cattāro ṭhatvā pañcame vijjamāneyeva parinibbuto. Taṃ āyu parihāyamānaṃ dasavassakālaṃ patvā puna vaḍḍhamānaṃ asaṅkheyyaṃ hutvā tato parihāyamānaṃ tiṃsavassasahassāyukakāle ṭhitaṃ, tadā koṇāgamano nibbatto. Tasmimpi tatheva parinibbute taṃ āyu dasavassakālaṃ patvā puna vaḍḍhamānaṃ asaṅkheyyaṃ hutvā parihāyitvā vīsavassasahassakāle ṭhitaṃ, tadā kassapo bhagavā nibbatto. Tasmimpi tatheva parinibbute taṃ āyu dasavassakālaṃ patvā puna vaḍḍhamānaṃ asaṅkheyyaṃ hutvā parihāyitvā vassasatakālaṃ pattaṃ, atha amhākaṃ sammāsambuddho nibbatto. Evaṃ anupubbena parihāyitvā vaḍḍhitvā vaḍḍhitvā parihīnanti veditabbaṃ. Tattha ca yaṃ āyuparimāṇesu mandesu buddhā nibbattanti, tesampi tadeva āyuparimāṇaṃ hotīti. Dasamaṃ.
Dutiyo vaggo.
Anamataggasaṃyuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
No comments:
Post a Comment