Chánh văn tiếng Việt:
IV. Ði Ðến Các Gia Ðình (Tạp 41.19
Thí Dụ. Ðại 2, 300a) ( Biệt Tạp 6.6, Ðại 2, 414c). (S.ii,200)
1) ... Trú tại Sàvatthi.2) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thế nào xứng đáng là người đi đến các gia đình? Tỷ-kheo như thế nào không xứng đáng là người đi đến các gia đình?
3) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo...
Thế Tôn nói như sau:
4) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm như thế này đi đến các gia đình: "Mong họ hãy cho ta, chớ có không cho. Mong họ cho ta nhiều, chớ có cho ít. Mong họ cho ta đồ tốt, chớ có cho đồ xấu. Mong họ cho ta mau, chớ có cho chậm. Mong họ kính trọng cho ta, chớ có không kính trọng".
5) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào với tâm như vậy đi đến các gia đình, nếu không được cho, Tỷ-kheo ấy bực phiền. Do nhân duyên ấy, Tỷ-kheo ấy cảm thọ khổ ưu... cho ít, không cho nhiều... cho đồ xấu không cho đồ tốt... cho chậm, không cho mau. Do vậy Tỷ-kheo ấy bực phiền. Do nhân duyên ấy, Tỷ-kheo ấy cảm thọ khổ ưu... cho bất kính, không có kính trọng. Do vậy, Tỷ-kheo ấy bực phiền. Do nhân duyên ấy, Tỷ-kheo ấy cảm thọ khổ ưu. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như vậy không xứng đáng là người đi đến các gia đình.
6) Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào với tâm như thế này đi đến các gia đình (nghĩ rằng): "Ðối với các gia đình người khác, làm sao có thể mong: ‘Mong họ hãy cho ta, chớ có không cho. Mong họ cho ta nhiều, chớ có cho ít. Mong họ cho ta đồ tốt, chớ có cho đồ xấu. Mong họ cho ta mau, chớ có cho chậm. Mong họ kính trọng ta, chớ có không kính trọng’?".
7) Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo với tâm như vậy, khi đi đến các gia đình không được cho, Tỷ-kheo không vì vậy mà bị bực phiền, không do nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu. Họ cho ít, không cho nhiều... họ cho đồ xấu, không cho đồ tốt, cho chậm, không cho mau... cho bất kính, không phải kính trọng, Tỷ-kheo không vì vậy mà bị bực phiền, không do nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy xứng đáng đi đến các gia đình.
8) Này các Tỷ-kheo, Kassapa với tâm như vậy đi đến các gia đình (nghĩ rằng): "Ðối với các gia đình người khác, làm sao có thể mong: "Mong họ hãy cho ta, chớ có không cho. Mong họ cho ta nhiều, chớ có cho ít. Mong họ cho ta đồ tốt, chớ có cho đồ xấu. Mong họ cho ta mau, chớ có cho chậm. Mong họ kính trọng cho ta, chớ có bất kính"?"
9) Này các Tỷ-kheo, Kassapa với tâm như vậy đi đến các gia đình, nếu không được cho, Kassapa không vì vậy mà bị bực phiền, không vì nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu. Họ cho ít, không cho nhiều, Kassapa không vì vậy mà bị bực phiền, không vì nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu. Họ cho đồ xấu, không cho đồ tốt, Kassapa không vì vậy mà bị bực phiền, không vì nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu. Họ cho chậm, không cho mau, Kassapa không vì vậy mà bị bực phiền, không do nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu. Họ cho bất kính, không cho có kính trọng, Kassapa không vì vậy mà bị bực phiền, không do nhân duyên ấy mà cảm thọ khổ ưu.
10) Với Kassapa, này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giáo giới các Ông hay với ai giống như Kassapa. Và được giáo giới, các Ông hãy như vậy thọ trì.
Chánh văn Pāḷi:
4. Kulūpakasuttaṃ
147. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, kathaṃrūpo bhikkhu arahati kulūpako hotuṃ, kathaṃrūpo bhikkhu na arahati kulūpako hotu’’nti? Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā…pe… bhagavā etadavoca –
‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto kulāni upasaṅkamati – ‘dentuyeva me, mā nādaṃsu; bahukaññeva me dentu, mā thokaṃ; paṇītaññeva me dentu, mā lūkhaṃ; sīghaññeva me dentu, mā dandhaṃ; sakkaccaññeva me dentu, mā asakkacca’nti. Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno evaṃcittassa kulāni upasaṅkamato na denti, tena bhikkhu sandīyati; so tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Thokaṃ denti, no bahukaṃ…pe… lūkhaṃ denti, no paṇītaṃ… dandhaṃ denti, no sīghaṃ, tena bhikkhu sandīyati; so tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Asakkaccaṃ denti, no sakkaccaṃ; tena bhikkhu sandīyati; so tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Evarūpo kho, bhikkhave, bhikkhu na arahati kūlūpako hotuṃ.
‘‘Yo ca kho, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto kulāni upasaṅkamati – ‘taṃ kutettha labbhā parakulesu – dentuyeva me, mā nādaṃsu; bahukaññeva me dentu, mā thokaṃ; paṇītaññeva me dentu, mā lūkhaṃ; dīghaññeva me dentu, mā dandhaṃ; sakkaccaññeva me dentu, mā asakkacca’nti. Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno evaṃcittassa kulāni upasaṅkamato na denti; tena bhikkhu na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃpaṭisaṃvedayati. Thokaṃ denti, no bahukaṃ; tena bhikkhu na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Lūkhaṃ denti, no paṇītaṃ; tena bhikkhu na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Dandhaṃ denti, no sīghaṃ; tena bhikkhu na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Asakkaccaṃ denti, no sakkaccaṃ; tena bhikkhu na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Evarūpo kho, bhikkhave, bhikkhu arahati kulūpako hotuṃ.
‘‘Kassapo, bhikkhave, evaṃcitto kulāni upasaṅkamati – ‘taṃ kutettha labbhā parakulesu – dentuyeva me, mā nādaṃsu; bahukaññeva me dentu, mā thokaṃ; paṇītaññeva me dentu, mā lūkhaṃ; sīghaññeva me dentu, mā dandhaṃ; sakkaccaññeva me dentu, mā asakkacca’nti. Tassa ce, bhikkhave, kassapassa evaṃcittassa kulāni upasaṅkamato na denti; tena kassapo na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Thokaṃ denti, no bahukaṃ; tena kassapo na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Lūkhaṃ denti , no paṇītaṃ; tena kassapo na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Dandhaṃ denti, no sīghaṃ; tena kassapo na sandīyati; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Asakkaccaṃ denti, no sakkaccaṃ; tena kassapo na sandīyati ; so na tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedayati. Kassapena vā hi vo, bhikkhave, ovadissāmi yo vā panassa kassapasadiso. Ovaditehi ca pana vo tathattāya paṭipajjitabba’’nti. Catutthaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4. Kulūpakasuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment