Thursday, February 12, 2015

Tập II - Chương IX – Tương Ưng THÍ DỤ - Bài 1--6

Tập II - Chương IX – Tương Ưng THÍ DỤ - Phẩm 1 - Bài 1- Chóp Mái (S.ii, 262) --- Bài 6 - Người Bắn Cung (Tạp 24.9, Cung, Ðại 2, 171c)(S.ii, 265) 

Chánh văn tiếng Việt:
I. Chóp Mái (S.ii,262)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Ở đây, Thế Tôn nói như sau:
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có nóc nhọn cao, phàm có những cây kèo xa nào, tất cả chúng đều đi đến góc nhọn, đều quy tựa vào góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những bất thiện pháp nào, tất cả chúng đều lấy vô minh làm cội rễ, đều lấy vô minh làm điểm tựa, đều châu đầu vào vô minh, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc.
5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta hãy sống không phóng dật".
II. Ðầu Ngón Tay (Tạp, Ðại 2. 345a) (Ðơn tạp 22. Trảo Thổ, Ðại 2, 498a) (S.ii,263)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và nói với các Tỷ-kheo:
3) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì nhiều hơn, chút đất này Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này?
4) -- Cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là quả đất lớn này và ít hơn là chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. Không thể đi đến ước tính, không thể đi đến so sánh, không thể đi đến một vi phần, khi so sánh quả đất lớn với chút đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay.
5) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, rất ít là chúng sanh được tái sanh làm người! Còn rất nhiều là những chúng sanh phải tái sanh ra ngoài loài Người!
6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ sống không phóng dật".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Gia Ðình (Tạp, 47.14, Nhơn Gia, Ðại 2, 344c) (S.ii,263)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, những gia đình nào có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, thời những gia đình ấy rất dễ bị các đạo tặc, trộm ghè não hại.
3) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không tu tập từ tâm giải thoát, không làm cho sung mãn, thời vị ấy dễ bị phi nhân não hại.
4) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, những gia đình nào có ít phụ nữ và nhiều đàn ông, thời gia đình ấy khó bị các đạo tặc, trộm ghè não hại.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, thời vị ấy rất khó bị phi nhân não hại.
6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện".
Như vậy, này các Tỷ-kheo các Ông cần phải học tập.
IV. Cái Nồi (Tạp, Ðại 2, 344b) (S.ii,264)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, ai vào buổi sáng bố thí một trăm cái nồi, ai buổi trưa bố thí một trăm cái nồi, hay ai buổi chiều bố thí một trăm cái nồi, và ai buổi sáng chỉ trong thời gian bóp vú sữa con bò một lần (trong nháy mắt), tu tập từ tâm giải thoát, hay ai buổi trưa chỉ trong thời gian bóp vú sữa con bò một lần (trong nháy mắt), tu tập từ tâm giải thoát, hay ai buổi chiều chỉ trong thời gian bóp vú sữa con bò một lần (trong nháy mắt), tu tập từ tâm giải thoát, sự việc này đối với sự việc trước, quả có lớn hơn.
3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Cây Lao (Satti) (Tạp, Ðại 2, 344c) Sakti, S.(Hoernh, 1.44-45) (S.ii,265)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây lao có lưỡi sắc bén. Rồi một người đến và nói: "Với tay hay với nắm tay, tôi sẽ bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, tôi sẽ đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, tôi sẽ uốn cong nó lại".
3) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể với tay hay nắm tay bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, uốn cong nó lại không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
4) Vì sao?
Bạch Thế Tôn, không dễ gì, với tay hay nắm tay bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, uống cong nó lại, mà không khiến cho người ấy mệt nhọc và bị não hại.
5) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi một ai (vị Tỷ-kheo) tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện, thời một phi nhân nào nghĩ rằng, có thể đánh ngã một tâm như vậy, kẻ phi nhân ấy ở đây sẽ mệt nhọc và bị não hại.
6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VI. Người Bắn Cung (Tạp 24.9, Cung, Ðại 2, 171c) (S.ii,265)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, bốn người bắn cung dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật, đứng tại bốn phương.
3) Rồi một người đến và nói rằng: "Ta sẽ nắm bắt và đem lại những mũi tên được bắn đi bốn phương, trước khi chúng rơi xuống đất, do bốn người bắn cung này bắn đi, những người dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật".
4) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Như vậy có vừa đủ chăng để gọi người nhanh nhẹn ấy đầy đủ với sự nhanh nhẹn tối thượng?
5) -- Bạch Thế Tôn, nếu chỉ từ một người bắn cung dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật, có thể nắm bắt và đem lại một mũi tên được bắn đi, như vậy là vừa đủ để gọi người nhanh nhẹn ấy, đầy đủ với sự nhanh nhẹn tối thượng. Còn nói gì từ bốn người bắn tên, dõng mãnh, lão luyện, thuần tay, thiện xảo về cung thuật!
6) -- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự nhanh nhẹn của người ấy. Và như vậy là sự nhanh nhẹn của mặt trăng, mặt trời, còn nhanh hơn sự nhanh nhẹn trước. Và như vậy, này các Tỷ-kheo là sự nhanh nhẹn của người ấy, và như vậy là sự nhanh nhẹn của mặt trăng, mặt trời, và như vậy là sự nhanh nhẹn của các chư Thiên chạy trước mặt trăng, mặt trời. Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt của thọ hành (thọ mạng của các sự vật).
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ sống không phóng dật".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Chánh văn Pāḷi:
9. Opammasaṃyuttaṃ
1. Kūṭasuttaṃ
223. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca – ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, kūṭāgārassa yā kāci gopānasiyo sabbā tā kūṭaṅgamā kūṭasamosaraṇā kūṭasamugghātā sabbā tā samugghātaṃ gacchanti; evameva kho, bhikkhave, ye keci akusalā dhammā sabbe te avijjāmūlakā avijjāsamosaraṇā avijjāsamugghātā, sabbe te samugghātaṃ gacchanti. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘appamattā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Paṭhamaṃ.
2. Nakhasikhasuttaṃ
224. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho bhagavā parittaṃ nakhasikhāyaṃ paṃsuṃ āropetvā bhikkhū āmantesi – ‘‘taṃ kiṃ maññatha bhikkhave, katamaṃ nu kho bahutaraṃ, yo vāyaṃ [yo cāyaṃ (bahūsu)] mayā paritto nakhasikhāyaṃ paṃsu āropito ayaṃ vā [yā cāyaṃ (syā. ka.)]mahāpathavī’’ti? ‘‘Etadeva, bhante, bahutaraṃ yadidaṃ mahāpathavī. Appamattakoyaṃ bhagavatā paritto nakhasikhāyaṃ paṃsu āropito. Saṅkhampi na upeti upanidhimpi na upeti kalabhāgampi na upeti mahāpathaviṃ upanidhāya bhagavatā paritto nakhasikhāyaṃ paṃsu āropito’’ti. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, appakā te sattā ye manussesu paccājāyanti; atha kho eteyeva bahutarā sattā ye aññatra manussehi paccājāyanti. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘appamattā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Dutiyaṃ.
3. Kulasuttaṃ
225. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘seyyathāpi , bhikkhave, yāni kānici kulāni bahutthikāni appapurisāni tāni suppadhaṃsiyāni honti corehi kumbhatthenakehi ; evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci bhikkhuno mettācetovimutti abhāvitā abahulīkatā so suppadhaṃsiyo hoti amanussehi. Seyyathāpi, bhikkhave, yāni kānici kulāni appitthikāni bahupurisāni tāni duppadhaṃsiyāni honti corehi kumbhatthenakehi, evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci bhikkhuno mettācetovimutti bhāvitā bahulīkatā so duppadhaṃsiyo hoti amanussehi. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘mettā no cetovimutti bhāvitā bhavissati bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Tatiyaṃ.
4. Okkhāsuttaṃ
226. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘yo, bhikkhave, pubbaṇhasamayaṃ okkhāsataṃ dānaṃ dadeyya, yo majjhanhikasamayaṃ okkhāsataṃ dānaṃ dadeyya, yo sāyanhasamayaṃ okkhāsataṃ dānaṃ dadeyya, yo vā pubbaṇhasamayaṃ antamaso gadduhanamattampi mettacittaṃ bhāveyya, yo vā majjhanhikasamayaṃ antamaso gadduhanamattampi mettacittaṃ bhāveyya, yo vā sāyanhasamayaṃ antamaso gadduhanamattampi mettacittaṃ bhāveyya, idaṃ tato mahapphalataraṃ. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘mettā no cetovimutti bhāvitā bhavissati bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Catutthaṃ.
5. Sattisuttaṃ
227. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, satti tiṇhaphalā. Atha puriso āgaccheyya – ‘ahaṃ imaṃ sattiṃ tiṇhaphalaṃ pāṇinā vā muṭṭhinā vā paṭileṇissāmi paṭikoṭṭissāmi paṭivaṭṭessāmī’ti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, bhabbo nu kho so puriso amuṃ sattiṃ tiṇhaphalaṃ pāṇinā vā muṭṭhinā vā paṭileṇetuṃ paṭikoṭṭetuṃ paṭivaṭṭetu’’nti? ‘‘No hetaṃ , bhante’’. ‘‘Taṃ kissa hetu’’? ‘‘Asu hi, bhante, satti tiṇhaphalā na sukarā pāṇinā vā muṭṭhinā vā paṭileṇetuṃ paṭikoṭṭetuṃ paṭivaṭṭetuṃ. Yāvadeva ca pana so puriso kilamathassa vighātassa bhāgī assā’’ti.
‘‘Evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci bhikkhuno mettācetovimutti bhāvitā bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā, tassa ce amanusso cittaṃ khipitabbaṃ maññeyya; atha kho sveva amanusso kilamathassa vighātassa bhāgī assa. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘mettā no cetovimutti bhāvitā bhavissati bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Pañcamaṃ.
6. Dhanuggahasuttaṃ
228. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, cattāro daḷhadhammā dhanuggahā susikkhitā katahatthā katūpāsanā catuddisā ṭhitā assu. Atha puriso āgaccheyya – ‘ahaṃ imesaṃ catunnaṃ daḷhadhammānaṃ dhanuggahānaṃ susikkhitānaṃ katahatthānaṃ katūpāsanānaṃ catuddisā kaṇḍe khitte appatiṭṭhite pathaviyaṃ gahetvā āharissāmī’ti. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, ‘javano puriso paramena javena samannāgato’ti alaṃ vacanāyā’’ti?
‘‘Ekassa cepi, bhante, daḷhadhammassa dhanuggahassa susikkhitassa katahatthassa katūpāsanassa kaṇḍaṃ khittaṃ appatiṭṭhitaṃ pathaviyaṃ gahetvā āhareyya – ‘javano puriso paramena javena samannāgato’ti alaṃ vacanāya, ko pana vādo catunnaṃ daḷhadhammānaṃ dhanuggahānaṃ susikkhitānaṃ katahatthānaṃ katūpāsanāna’’nti?
‘‘Yathā ca, bhikkhave, tassa purisassa javo, yathā ca candimasūriyānaṃ javo, tato sīghataro. Yathā ca, bhikkhave, tassa purisassa javo yathā ca candimasūriyānaṃ javo yathā ca yā devatā candimasūriyānaṃ purato dhāvanti tāsaṃ devatānaṃ javo, ( ) [(tato sīghataro. yathā ca bhikkhave tassa purisassa javo, yathā ca candimasuriyānaṃ javo, yathā ca yā devatā candimasuriyānaṃ purato dhāvanti, tāsaṃ devatānaṃ javo,) (sī. syā. kaṃ.)] tato sīghataraṃ āyusaṅkhārā khiyanti. Tasmātiha , bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘appamattā viharissāmā’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Chaṭṭhaṃ.
Chú giải Pāḷì:
9. Opammasaṃyuttaṃ
1. Kūṭasuttavaṇṇanā
223. Opammasaṃyuttassa paṭhame kūṭaṃ gacchantīti kūṭaṅgamā. Kūṭaṃ samosarantīti kūṭasamosaraṇā. Kūṭasamugghātāti kūṭassa samugghātena. Avijjāsamugghātāti arahattamaggena avijjāya samugghātena. Appamattāti satiyā avippavāse ṭhitā hutvā. Paṭhamaṃ.
2. Nakhasikhasuttavaṇṇanā
224. Dutiye manussesu paccājāyantīti ye manussalokato cutā manussesu jāyanti, te evaṃ appakāti adhippāyo. Aññatra manussehīti ye pana manussalokato cutā ṭhapetvā manussalokaṃ catūsu apāyesu paccājāyanti, te mahāpathaviyaṃ paṃsu viya bahutarā. Imasmiñca sutte devāpi manusseheva saṅgahitā. Tasmā yathā manussesu jāyantā appakā, evaṃ devesupīti veditabbā. Dutiyaṃ.
3. Kulasuttavaṇṇanā
225. Tatiye suppadhaṃsiyānīti suviheṭhiyāni. Kumbhatthenakehīti ye paragharaṃ pavisitvā dīpālokena oloketvā parabhaṇḍaṃ haritukāmā ghaṭe dīpaṃ katvā pavisanti, te kumbhatthenakā nāma, tehi kumbhatthenakehi. Suppadhaṃsiyo hoti amanussehīti mettābhāvanārahitaṃ paṃsupisācakā vidhaṃsayanti, pageva uḷārā amanussā. Bhāvitāti vaḍḍhitā.Bahulīkatāti punappunaṃ katā. Yānīkatāti yuttayānaṃ viya katā. Vatthukatāti patiṭṭhānaṭṭhena vatthu viya katā. Anuṭṭhitāti adhiṭṭhitā Paricitāti samantato citā suvaḍḍhitā.Susamāraddhāti cittena suṭṭhu samāraddhā. Tatiyaṃ.
4. Okkhāsuttavaṇṇanā
226. Catutthe okkhāsatanti mahāmukhaukkhalīnaṃ sataṃ. Dānaṃ dadeyyāti paṇītabhojanabharitānaṃ mahāukkhalīnaṃ sataṃ dānaṃ dadeyya. ‘‘Ukkāsata’’ntipi pāṭho , tassa daṇḍadīpikāsatanti attho. Ekāya pana dīpikāya yattake ṭhāne āloko hoti, tato sataguṇaṃ ṭhānaṃ sattahi ratanehi pūretvā dānaṃ dadeyyāti attho. Gadduhanamattanti goduhanamattaṃ, gāviyā ekavāraṃ aggathanākaḍḍhanamattanti attho. Gandhaūhanamattaṃ vā, dvīhi aṅgulīhi gandhapiṇḍaṃ gahetvā ekavāraṃ ghāyanamattanti attho. Ettakampi hi kālaṃ yo pana gabbhapariveṇavihārūpacāra paricchedena vā cakkavāḷaparicchedena vā aparimāṇāsu lokadhātūsu vā sabbasattesu hitapharaṇaṃ mettacittaṃ bhāvetuṃ sakkoti, idaṃ tato ekadivasaṃ tikkhattuṃ dinnadānato mahapphalataraṃ. Catutthaṃ.
5. Sattisuttavaṇṇanā
227. Pañcame paṭileṇissāmītiādīsu agge paharitvā kappāsavaṭṭiṃ viya nāmento niyyāsavaṭṭiṃ viya ca ekato katvā alliyāpento paṭileṇeti nāma. Majjhe paharitvā nāmetvā dhārāya vā paharitvā dvepi dhārā ekato alliyāpento paṭikoṭṭeti nāma. Kappāsavaṭṭanakaraṇīyaṃ viya pavattento cirakālaṃ saṃvellitakilañjaṃ pasāretvā puna saṃvellento viya ca paṭivaṭṭeti nāma. Pañcamaṃ.
6. Dhanuggahasuttavaṇṇanā
228. Chaṭṭhe daḷhadhammā dhanuggahāti daḷhadhanuno issāsā. Daḷhadhanu nāma dvisahassathāmaṃ vuccati, dvisahassathāmaṃ nāma yassa āropitassa jiyābaddho lohasīsādīnaṃ bhāro daṇḍe gahetvā yāva kaṇḍappamāṇā ukkhittassa pathavito muccati. Susikkhitāti dasadvādasavassāni ācariyakule uggahitasippā. Katahatthāti yo sippameva uggaṇhāti, so katahattho na hoti, ime pana katahatthā ciṇṇavasībhāvā. Katūpāsanāti rājakulādīsu dassitasippā.
Tassa purisassa javoti evarūpo añño puriso nāma na bhūtapubbo, bodhisattasseva pana javanahaṃsakālo nāma āsi. Tadā bodhisatto cattāri kaṇḍāni āhari. Tadā kirassa kaniṭṭhabhātaro ‘‘mayaṃ, bhātika, sūriyena saddhiṃ javissāmā’’ti ārocesuṃ. Bodhisatto āha – ‘‘sūriyo sīghajavo, na sakkhissatha tumhe tena saddhiṃ javitu’’nti. Te dutiyaṃ tatiyampi tatheva vatvā ekadivasaṃ ‘‘gacchāmā’’ti yugandharapabbataṃ āruhitvā nisīdiṃsu. Bodhisatto ‘‘kahaṃ me bhātaro’’ti? Pucchitvā, ‘‘sūriyena saddhiṃ javituṃ gatā’’ti vutte, ‘‘vinassissanti tapassino’’ti te anukampamāno sayampi gantvā tesaṃ santike nisīdi. Atha sūriye uggacchante dvepi bhātaro sūriyena saddhiṃyeva ākāsaṃ pakkhantā, bodhisattopi tehi saddhiṃyeva pakkhanto. Tesu ekassa apatteyeva antarabhattasamaye pakkhantaresu aggi uṭṭhahi, so bhātaraṃ pakkositvā ‘‘na sakkomī’’ti āha. Tamenaṃ bodhisatto ‘‘mā bhāyī’’ti samassāsetvā pakkhapañjarena paliveṭhetvā darathaṃ vinodetvā ‘‘gacchā’’ti pesesi.
Dutiyo yāva antarabhattā javitvā pakkhantaresu aggimhi uṭṭhahite tathevāha. Tampi so tatheva katvā ‘‘gacchā’’ti pesesi. Sayaṃ pana yāva majjhanhikā javitvā, ‘‘ete bālāti mayāpi bālena na bhavitabba’’nti nivattitvā – ‘‘adiṭṭhasahāyakaṃ bārāṇasirājaṃ passissāmī’’ti bārāṇasiṃ agamāsi. Tasmiṃ nagaramatthake paribbhamante dvādasayojanaṃ nagaraṃ pattakaṭāhena otthaṭapatto viya ahosi. Atha paribbhamantassa paribbhamantassa tattha tattha chiddāni paññāyiṃsu. Sayampi anekahaṃsasahassasadiso paññāyi. So vegaṃ paṭisaṃharitvā rājagehābhimukho ahosi. Rājā oloketvā – ‘‘āgato kira me piyasahāyo javanahaṃso’’ti vātapānaṃ vivaritvā ratanapīṭhaṃ paññāpetvā olokento aṭṭhāsi. Bodhisatto ratanapīṭhe nisīdi.
Athassa rājā sahassapākena telena pakkhantarāni makkhetvā, madhulāje ceva madhurapānakañca adāsi. Tato naṃ kataparibhogaṃ ‘‘samma, kahaṃ agamāsī’’ti? Pucchi. So taṃ pavattiṃ ārocetvā ‘‘athāhaṃ, mahārāja, yāva majjhanhikā javitvā – ‘natthi javitena attho’ti nivatto’’ti ācikkhi. Atha rājā āha – ‘‘ahaṃ, sāmi, tumhākaṃ sūriyena saddhiṃ javanavegaṃpassitukāmo’’ti . Dukkaraṃ, mahārāja, na sakkā tayā passitunti. Tena hi, sāmi, sarikkhakamattampi dassehīti. Āma, mahārāja, dhanuggahe sannipātehīti. Rājā sannipātesi. Haṃso tato cattāro gahetvā nagaramajjhe toraṇaṃ kāretvā attano gīvāya ghaṇḍaṃ piḷandhāpetvā toraṇassa upari nisīditvā – ‘‘cattāro janā toraṇaṃ nissāya catudisābhimukhā ekekaṃ kaṇḍaṃ khipantū’’ti vatvā, sayaṃ paṭhamakaṇḍeneva saddhiṃ uppatitvā, taṃ kaṇḍaṃ aggahetvāva, dakkhiṇābhimukhaṃ gatakaṇḍaṃ dhanuto ratanamattāpagataṃ gaṇhi. Dutiyaṃ dviratanamattāpagataṃ, tatiyaṃ tiratanamattāpagataṃ, catutthaṃ bhūmiṃ appattameva gaṇhi. Atha naṃ cattāri kaṇḍāni gahetvā toraṇe nisinnakāleyeva addasaṃsu. So rājānaṃ āha – ‘‘passa, mahārāja, evaṃsīgho amhākaṃ javo’’ti. Evaṃ bodhisatteneva javanahaṃsakāle tāni kaṇḍāni āharitānīti veditabbāni.
Purato dhāvantīti aggato javanti. Na panetā sabbakālaṃ puratova honti, kadāci purato, kadāci pacchato honti. Ākāsaṭṭhakavimānesu hi uyyānānipi honti pokkharaṇiyopi, tā tattha nahāyanti, udakakīḷaṃ kīḷamānā pacchatopi honti, vegena pana gantvā puna puratova dhāvanti. Āyusaṅkhārāti rūpajīvitindriyaṃ sandhāya vuttaṃ. Tañhi tato sīghataraṃ khīyati. Arūpadhammānaṃ pana bhedo na sakkā paññāpetuṃ. Chaṭṭhaṃ.

No comments:

Post a Comment