Thursday, February 12, 2015

Tập II - Chương VI – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm IV - Bài 7-8--13

Tập II - Chương IV – Tương Ưng LỢI ĐẮC CUNG KÍNH - Phẩm 4 - Bài 5- Mẹ (S.ii, 242)- Cha - Anh - Chị - Con Trai - Con Gái - Bài 13 - Vợ (S.ii, 243) -  

Chánh văn tiếng Việt:
VII. Mẹ (S.ii,242)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau: "Dầu cho vì bà mẹ đáng kính cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.
4) Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
38-43 VIII. Cha
IX. Anh
X. Chị
XI. Con Trai
XII. Con Gái
XIII. Vợ
(S.ii,243)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật tà đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau:
"Dầu cho vì người cha đáng kính...".
"Dầu cho vì người anh...".
"Dầu cho vì người chị...".
"Dầu cho vì con trai...".
"Dầu cho vì con gái...".
"Dầu cho vì người vợ, cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm đã cố ý nói láo.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp do sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Chánh văn Pāḷi:
7. Mātusuttaṃ
186. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Idhāhaṃ , bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ evaṃ cetasā ceto paricca pajānāmi – ‘na cāyamāyasmā mātupi hetu sampajānamusā bhāseyyā’ti. Tamenaṃ passāmi aparena samayena lābhasakkārasilokena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ sampajānamusā bhāsantaṃ. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma. Na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. 
8-13. Pitusuttādichakkaṃ
187. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Idhāhaṃ , bhikkhave, ekaccaṃ puggalaṃ evaṃ cetasā ceto paricca pajānāmi – ‘na cāyamāyasmā pitupi hetu…pe… bhātupi hetu… bhaginiyāpi hetu… puttassapi hetu… dhītuyāpi hetu… pajāpatiyāpi hetu sampajānamusā bhāseyyā’ti. Tamenaṃ passāmi aparena samayena lābhasakkārasilokena abhibhūtaṃ pariyādiṇṇacittaṃ sampajānamusā bhāsantaṃ. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma, na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Terasamaṃ.
Catuttho vaggo.
Chú giải Pāḷi:
7-13. Mātusuttādivaṇṇanā
186-187. Sattame mātupi hetūti ‘‘sace musā bhaṇasi, mātaraṃ te vissajjessāma. No ce bhaṇasi, na vissajjessāmā’’ti evaṃ corehi aṭaviyaṃ pucchamāno tassā corahatthagatāya mātuyāpi hetu sampajānamusā na bhāseyyāti attho. Ito paresupi eseva nayoti. Sattamādīni.
Lābhasakkārasaṃyuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

No comments:

Post a Comment