Chánh văn tiếng Việt:
VIII. Da (Tăng, Ðại 2, 570c) (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IX. Dây (S.ii, 238)
1) ... Tại Sàvatthi.2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, một lực sĩ lấy dây ngựa cứng chắc, vấn xung quanh cổ chân và siết chặt lại. Dây ấy cắt đứt da ngoài, cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
5) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt giây gân. Sau khi cắt đứt giây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
X. Tỷ Kheo (S.ii,238)
1) ... Tại Sàvatthi.2) -- Vị Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là bậc Ứng Cúng, đã đoạn tận các lậu hoặc; Ta nói, lợi đắc, cung kính, danh vọng vẫn là pháp chướng ngại cho vị Tỷ-kheo ấy.
3) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, với vị Tỷ-kheo, lậu hoặc nào được đoạn tận thì các lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp?
4) -- Ðối với vị đã chứng bất động tâm giải thoát, Ta không nói rằng, các lợi đắc, cung kính, danh vọng trở thành một chướng ngại pháp cho vị ấy.
5) Và này Ananda, đối với những ai sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần; những người chứng được hiện tại lạc trú; đối với những người ấy, Ta nói rằng, lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp.
6) Như vậy, khổ lụy, này Ananda, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này Ananda, cần phải học tập như vầy: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
8) Như vậy, này Ananda, Ông cần phải học tập.
Chánh văn Pāḷi:
8. Chavisuttaṃ
177. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasiloko , bhikkhave, chaviṃ chindati, chaviṃ chetvā cammaṃ chindati, cammaṃ chetvā maṃsaṃ chindati, maṃsaṃ chetvā nhāruṃ chindati, nhāruṃ chetvā aṭṭhiṃ chindati, aṭṭhiṃ chetvā aṭṭhimiñjaṃāhacca tiṭṭhati. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Aṭṭhamaṃ.
9. Rajjusuttaṃ
178. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko. Lābhasakkārasiloko, bhikkhave, chaviṃ chindati, chaviṃ chetvā cammaṃ chindati, cammaṃ chetvā maṃsaṃ chindati, maṃsaṃ chetvā nhāruṃ chindati, nhāruṃ chetvā aṭṭhiṃ chindati, aṭṭhiṃ chetvā aṭṭhimiñjaṃ āhacca tiṭṭhati’’.
‘‘Seyyathāpi , bhikkhave, balavā puriso daḷhāya vāḷarajjuyā jaṅghaṃ veṭhetvā ghaṃseyya. Sā chaviṃ chindeyya, chaviṃ chetvā cammaṃ chindeyya, cammaṃ chetvā maṃsaṃ chindeyya, maṃsaṃ chetvā nhāruṃ chindeyya, nhāruṃ chetvā aṭṭhiṃ chindeyya, aṭṭhiṃ chetvā aṭṭhimiñjaṃ āhacca tiṭṭheyya. Evameva kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko chaviṃ chindati, chaviṃ chetvā cammaṃ chindati, cammaṃ chetvā maṃsaṃ chindati, maṃsaṃ chetvā nhāruṃ chindati, nhāruṃ chetvā aṭṭhiṃ chindati, aṭṭhiṃ chetvā aṭṭhiṃmiñjaṃ āhacca tiṭṭhati. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko…pe… evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Navamaṃ.
10. Bhikkhusuttaṃ
179. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘yopi so, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ khīṇāsavo tassapāhaṃ lābhasakkārasiloko antarāyāya vadāmī’’ti. Evaṃ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kissa pana, bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno lābhasakkārasiloko antarāyāyā’’ti? ‘‘Yā hissa sā, ānanda, akuppā cetovimutti nāhaṃ tassā lābhasakkārasilokaṃ antarāyāya vadāmi. Ye ca khvassa, ānanda, appamattassa ātāpino pahitattassa viharato diṭṭhadhammasukhavihārā adhigatā tesāhamassa lābhasakkārasilokaṃ antarāyāya vadāmi. Evaṃ dāruṇo kho, ānanda, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātihānanda, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma, na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, ānanda, sikkhitabba’’nti. Dasamaṃ.
Tatiyo vaggo.
Chú giải Pāḷi:
8. Chavisuttavaṇṇanā
177. Aṭṭhame yasmā lābhasakkārasiloko narakādīsu, nibbattento sakalampi imaṃ attabhāvaṃ nāseti, idhāpi maraṇampi maraṇamattampi dukkhaṃ āvahati, tasmā chaviṃ chindatītiādi vuttaṃ. Aṭṭhamaṃ.
9. Rajjusuttavaṇṇanā
178. Navame vāḷarajjuyāti suttādimayā rajju mudukā hoti vāḷarajju kharā pharusā, tasmā ayameva gahitā. Navamaṃ.
10. Bhikkhusuttavaṇṇanā
179. Dasame diṭṭhadhammasukhavihārāti phalasamāpattisukhavihārā. Tesāhamassāti tesaṃ ahaṃ assa . Khīṇāsavo hi lābhī puññasampanno yāgukhajjakādīni gahetvā āgatāgatānaṃ anumodanaṃ karonto dhammaṃ desento pañhaṃ vissajjento phalasamāpattiṃ appetvā nisīdituṃ okāsaṃ na labhati, taṃ sandhāya vuttanti. Dasamaṃ.
Tatiyo vaggo.
No comments:
Post a Comment