Thursday, January 22, 2015

Tập II - Chương 3 – Tương Ưng GIỚI - Phẩm thứ Hai - Bài 1 Bảy Pháp Này

Tập II - Chương III – TƯƠNG ƯNG GIỚI - Phẩm Hai - Bài.1 - Bảy Pháp Này (Tạp 17.1, Đại 2, 116c) (Sii, 149)
Bài giảng:
http://www.mediafire.com/listen/jqtzahlzrcbw8zj/Vietheravada_2015-01-22_TUK2_Ch3-TuongUngGioi_Pham2-7PhapNay-CoNhan.mp3

Chánh văn tiếng Việt:
 II. Phẩm Thứ Hai
I. Bảy (Pháp) Này (Tạp 17.1, Ðại 2, 116c) (S.ii,149)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
Thế nào là bảy? Quang giới, Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, Diệt thọ tưởng giới.
Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, và Diệt thọ tưởng giới. Bạch Thế Tôn, những giới này do duyên cái gì được hiển lộ?
4) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này do duyên u ám, giới này được hiển lộ.
5) Này các Tỷ-kheo, Tịnh giới này do duyên bất tịnh, giới này được hiển lộ.
6) Này các Tỷ-kheo, Không vô biên xứ giới này, do duyên sắc, giới này được hiển lộ.
7) Này các Tỷ-kheo, Thức vô biên xứ giới này do duyên Không vô biên xứ giới này được hiển lộ.
8) Này các Tỷ-kheo, Vô sở hữu xứ giới này do duyên Thức vô biên xứ giới này được hiển lộ.
9) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ này do duyên Vô sở hữu xứ giới này được hiển lộ.
10) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này do duyên diệt này được hiển lộ.
11) -- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, với Diệt thọ tưởng giới; bạch Thế Tôn, bảy giới này Thiền chứng (Samàpatti) như thế nào?
12) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, những giới này lấy tưởng Thiền chứng (Sannàsamàpatti) được chứng đắc.
13) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới này lấy hành hữu dư Thiền chứng được chứng đắc.
14) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này lấy diệt đẳng nhập được chứng đắc.
 
Chánh văn Pāi:
2. Dutiyavaggo
1. Sattadhātusuttaṃ
95. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘sattimā , bhikkhave, dhātuyo. Katamā satta? Ābhādhātu, subhadhātu, ākāsānañcāyatanadhātu, viññāṇañcāyatanadhātu, ākiñcaññāyatanadhātu, nevasaññānāsaññāyatanadhātu, saññāvedayitanirodhadhātu – imā kho, bhikkhave, satta dhātuyo’’ti.
Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘yā cāyaṃ, bhante, ābhādhātu yā ca subhadhātu yā ca ākāsānañcāyatanadhātu yā ca viññāṇañcāyatanadhātu yā ca ākiñcaññāyatanadhātu yā ca nevasaññānāsaññāyatanadhātu yā ca saññāvedayitanirodhadhātu – imā nu kho, bhante, dhātuyo kiṃ paṭicca paññāyantī’’ti?
‘‘Yāyaṃ, bhikkhu, ābhādhātu – ayaṃ dhātu andhakāraṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, subhadhātu – ayaṃ dhātu asubhaṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, ākāsānañcāyatanadhātu – ayaṃ dhātu rūpaṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, viññāṇañcāyatanadhātu – ayaṃ dhātu ākāsānañcāyatanaṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, ākiñcaññāyatanadhātu – ayaṃ dhātu viññāṇañcāyatanaṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, nevasaññānāsaññāyatanadhātu – ayaṃ dhātu ākiñcaññāyatanaṃ paṭicca paññāyati. Yāyaṃ, bhikkhu, saññāvedayitanirodhadhātu – ayaṃ dhātu nirodhaṃ paṭicca paññāyatī’’ti.
‘‘Yā cāyaṃ , bhante, ābhādhātu yā ca subhadhātu yā ca ākāsānañcāyatanadhātu yā ca viññāṇañcāyatanadhātu yā ca ākiñcaññāyatanadhātu yā ca nevasaññānāsaññāyatanadhātu yā ca saññāvedayitanirodhadhātu – imā nu kho, bhante, dhātuyo kathaṃ samāpatti pattabbā’’ti?
‘‘Yā cāyaṃ, bhikkhu, ābhādhātu yā ca subhadhātu yā ca ākāsānañcāyatanadhātu yā ca viññāṇañcāyatanadhātu yā ca ākiñcaññāyatanadhātu – imā dhātuyo saññāsamāpatti pattabbā. Yāyaṃ, bhikkhu, nevasaññānāsaññāyatanadhātu – ayaṃ dhātu saṅkhārāvasesasamāpatti pattabbā . Yāyaṃ, bhikkhu, saññāvedayitanirodhadhātu – ayaṃ dhātu nirodhasamāpatti pattabbā’’ti. Paṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
2. Dutiyavaggo
1. Sattadhātusuttavaṇṇanā
95. Dutiyavaggassa paṭhame ābhādhātūti ālokadhātu. Ālokassapi ālokakasiṇe parikammaṃ katvā uppannajjhānassāpīti sahārammaṇassa jhānassa etaṃ nāmaṃ. Subhadhātūti subhakasiṇe uppannajjhānavasena sahārammaṇajjhānameva . Ākāsānañcāyatanameva ākāsānañcāyatanadhātu. Saññāvedayitanirodhova saññāvedayitanirodhadhātu. Iti bhagavā anusandhikusalassa bhikkhuno tattha nisīditvā pañhaṃ pucchitukāmassa okāsaṃ dento desanaṃ niṭṭhāpesi.
Andhakāraṃpaṭiccāti andhakāro hi ālokena paricchinno, ālokopi andhakārena. Andhakārena hi so pākaṭo hoti. Tasmā ‘‘andhakāraṃ paṭicca paññāyatī’’ti āha. Asubhaṃ paṭiccāti etthāpi eseva nayo. Asubhañhi subhena, subhañca asubhena paricchinnaṃ, asubhe sati subhaṃ paññāyati, tasmā evamāha. Rūpaṃ paṭiccāti rūpāvacarasamāpattiṃ paṭicca. Rūpāvacarasamāpattiyā hi sati ākāsānañcāyatanasamāpatti nāma hoti rūpasamatikkamo vā, tasmā evamāha. Viññāṇañcāyatanadhātuādīsupi eseva nayo. Nirodhaṃ paṭiccāti catunnaṃ khandhānaṃ paṭisaṅkhāappavattiṃ paṭicca. Khandhanirodhañhi paṭicca nirodhasamāpatti nāma paññāyati, na khandhapavattiṃ, tasmā evamāha. Ettha ca catunnaṃ khandhānaṃ nirodhova nirodhasamāpattīti veditabbo.
Kathaṃ samāpatti pattabbāti kathaṃ samāpattiyo kīdisā samāpattiyo nāma hutvā pattabbāti? Saññāsamāpatti pattabbāti saññāya atthibhāvena saññāsamāpattiyo saññāsamāpattiyo nāma hutvā pattabbā. Saṅkhārāvasesasamāpatti pattabbāti sukhumasaṅkhārānaṃ avasiṭṭhatāya saṅkhārāvasesasamāpatti nāma hutvā pattabbā. Nirodhasamāpatti pattabbāti nirodhova nirodhasamāpatti nirodhasamāpatti nāma hutvā pattabbāti attho. Paṭhamaṃ.

No comments:

Post a Comment