Tập II - Chương I(c) – Phẩm (VII) ĐẠI PHẨM THỨ BẢY -
Bài 7. Bó Lau (Tạp 12.6, Lô, Đại 2, 81a)(S.ii,112)
Bài 7. Bó Lau (Tạp 12.6, Lô, Đại 2, 81a)(S.ii,112)
Bài giảng:
Chánh văn tiếng Việt:
VII. Bó Lau (Tạp 12.6 Lô, Ðại 2,81a) (S.ii,112)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàkotthita trú ở
Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (chư Tiên đọa xứ) ở Migàdàya (rừng nai).
2) Rồi Tôn giả Mahàkotthita, vào buổi chiều từ chỗ Thiền tịnh độc
cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả
Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi
thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả
Sàriputta:
-- Này Hiền giả Sàriputta, già chết do tự mình tạo ra, già chết do
người khác tạo ra, già chết do tự mình và do người khác tạo ra, hay già chết
không do tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do tự nhiên sanh?
4) -- Này Hiền giả Kotthita, già chết không do tự mình tạo ra, già
chết không do người khác tạo ra, già chết không do tự mình tạo ra và người khác
tạo ra, già chết cũng không phải không do tự mình tạo ra, không do người khác
tạo ra, không do tự nhiên sanh. Già chết do duyên sanh.
5) -- Này Hiền giả Sàriputta, có phải sanh do tự mình làm ra, sanh
do người khác làm ra, sanh do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay sanh
không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?
6) -- Này Hiền giả Kotthita, sanh không do tự mình làm ra, sanh
không do người khác làm ra, sanh không do tự mình làm ra và người khác làm ra,
hay sanh cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người
khác làm ra, cũng không do tự nhiên sanh. Sanh do duyên hữu.
7-18) -- Này Hiền giả Sàriputta, hữu có phải do tự mình làm ra...
thủ có phải do tự mình làm ra... ái có phải do tự mình làm ra... thọ có phải do
tự mình làm ra... xúc có phải do tự mình làm ra... sáu xứ có phải do tự mình làm
ra...
19) ... Danh sắc có phải do tự mình làm ra, danh sắc có phải do
người khác làm ra, danh sắc có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra,
hay danh sắc có phải không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do
tự nhiên sanh?
20) -- Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không phải do tự mình làm
ra, danh sắc không phải do người khác làm ra, danh sắc không phải do tự mình làm
ra và do người khác làm ra, hay danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra
và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do
duyên thức.
21) -- Này Hiền giả Sàriputta, có phải thức do tự mình làm ra,
thức do người khác làm ra, thức do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay
có phải thức không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do tự nhiên
sanh?
22) -- Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, thức
không do người khác làm ra, thức không do tự mình làm ra và không do người khác
làm ra, hay thức cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do
người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc.
23) -- Nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau:
"Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không do tự mình làm ra, danh sắc không do
người khác làm ra, danh sắc không do tự mình làm ra và không do người khác làm
ra, danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do
người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do duyên thức".
24) Và nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau:
"Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, không do người khác làm
ra, không do tự mình làm ra và người khác làm ra, cũng không phải không do tự
mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh.
Thức do duyên danh sắc".
25) Này Hiền giả Sàriputta, cần phải hiểu như thế nào ý nghĩa lời
nói này?
-- Vậy này Hiền giả, tôi sẽ nêu một ví dụ. Nhờ có ví dụ, người có
trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
26) Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền
giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do
duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi... (như
trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này Hiền giả, nếu một bó lau
được kéo qua một bên, bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua một
bên, bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên
thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do
sáu xứ diệt nên xúc diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn
diệt.
27) -- Thật vi diệu thay, Hiền giả Sàriputta! Thật hy hữu thay,
Hiền giả Sàriputta! Lời nói khéo nói này của Hiền giả Sàriputta và lời nói với
ba mươi sáu sự này của Hiền giả Sàriputta, chúng tôi xin tùy hỷ.
28) -- Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thuyết pháp để nhàm chán, ly
tham, đoạn diệt già chết, thời đủ để được gọi là vị Tỷ-kheo thuyết pháp. Này
Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thực hành để nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, già chết,
thời đủ để được gọi là Tỷ-kheo tùy pháp hành. Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo do
nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, vô minh được giải thoát, không có chấp thủ, thời
đủ để được gọi vị Tỷ-kheo đã đạt được hiện tại Niết-bàn. Chánh văn Pāḷi:
7. Naḷakalāpīsuttaṃ
67. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahākoṭṭhiko [mahākoṭṭhito (sī. syā. kaṃ. pī.)]
bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā mahākoṭṭhiko
sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami;
upasaṅkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ
sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā
mahākoṭṭhiko āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca – ‘‘kiṃ nu kho, āvuso sāriputta, sayaṃkataṃ jarāmaraṇaṃ, paraṃkataṃ jarāmaraṇaṃ, sayaṃkatañca
paraṃkatañca jarāmaraṇaṃ, udāhu asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ
adhiccasamuppannaṃ jarāmaraṇa’’nti? ‘‘Na kho, āvuso koṭṭhika, sayaṃkataṃ
jarāmaraṇaṃ, na paraṃkataṃ jarāmaraṇaṃ, na
sayaṃkatañca paraṃkatañca jarāmaraṇaṃ, nāpi asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ
adhiccasamuppannaṃ jarāmaraṇaṃ. Api ca, jātipaccayā jarāmaraṇa’’nti.
‘‘Kiṃ nu kho, āvuso sāriputta, sayaṃkatā jāti,
paraṃkatā jāti, sayaṃkatā ca paraṃkatā ca jāti, udāhu asayaṃkārā
aparaṃkārā adhiccasamuppannā jātī’’ti? ‘‘Na kho, āvuso koṭṭhika,
sayaṃkatā jāti, na paraṃkatā jāti, na sayaṃkatā ca paraṃkatā ca jāti,
nāpi asayaṃkārā aparaṃkārā adhiccasamuppannā jāti. Api ca, bhavapaccayā
jātī’’ti.
‘‘Kiṃ nu kho, āvuso sāriputta, sayaṃkato bhavo…pe…
sayaṃkataṃ upādānaṃ… sayaṃkatā taṇhā… sayaṃkatā vedanā… sayaṃkato
phasso… sayaṃkataṃ saḷāyatanaṃ… sayaṃkataṃ nāmarūpaṃ, paraṃkataṃ
nāmarūpaṃ, sayaṃkatañca paraṃkatañca nāmarūpaṃ, udāhu asayaṃkāraṃ
aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ nāmarūpa’’nti ?
‘‘Na kho, āvuso koṭṭhika, sayaṃkataṃ nāmarūpaṃ, na paraṃkataṃ nāmarūpaṃ,
na sayaṃkatañca paraṃkatañca nāmarūpaṃ, nāpi asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ,
adhiccasamuppannaṃ nāmarūpaṃ. Api ca, viññāṇapaccayā nāmarūpa’’nti.
‘‘Kiṃ nu kho, āvuso sāriputta, sayaṅkataṃ viññāṇaṃ, paraṅkataṃ viññāṇaṃ, sayaṃkatañca paraṃkatañca viññāṇaṃ, udāhu
asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ viññāṇa’’nti? ‘‘Na kho,
āvuso koṭṭhika, sayaṃkataṃ viññāṇaṃ, na paraṃkataṃ viññāṇaṃ na
sayaṃkatañca paraṃkatañca viññāṇaṃ, nāpi asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ
adhiccasamuppannaṃ viññāṇaṃ. Api ca, nāmarūpapaccayā viññāṇa’’nti.
‘‘Idāneva kho mayaṃ āyasmato
sāriputtassa bhāsitaṃ evaṃ ājānāma – ‘na khvāvuso koṭṭhika, sayaṃkataṃ
nāmarūpaṃ, na paraṃkataṃ nāmarūpaṃ, na sayaṃkatañca paraṃkatañca
nāmarūpaṃ, nāpi asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ nāmarūpaṃ.
Api ca, viññāṇapaccayā nāmarūpa’’’nti.
‘‘Idāneva ca pana mayaṃ āyasmato sāriputtassa
bhāsitaṃ evaṃ ājānāma – ‘na khvāvuso koṭṭhika, sayaṃkataṃ viññāṇaṃ, na
paraṃkataṃ viññāṇaṃ, na sayaṃkatañca paraṃkatañca viññāṇaṃ , nāpi asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ viññāṇaṃ. Api ca, nāmarūpapaccayā viññāṇa’’’nti.
‘‘Yathā kathaṃ panāvuso sāriputta, imassa bhāsitassa
attho daṭṭhabbo’’ti? ‘‘Tenahāvuso, upamaṃ te karissāmi.
Upamāyapidhekacce viññū purisā bhāsitassa atthaṃ jānanti. Seyyathāpi,
āvuso, dve naḷakalāpiyo aññamaññaṃ nissāya tiṭṭheyyuṃ. Evameva kho,
āvuso, nāmarūpapaccayā viññāṇaṃ; viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ;
nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ; saḷāyatanapaccayā phasso…pe… evametassa
kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Tāsaṃ ce, āvuso ,
naḷakalāpīnaṃ ekaṃ ākaḍḍheyya, ekā papateyya; aparaṃ ce ākaḍḍheyya,
aparā papateyya. Evameva kho, āvuso, nāmarūpanirodhā viññāṇanirodho;
viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho; nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho;
saḷāyatananirodhā phassanirodho…pe… evametassa kevalassa
dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. ‘‘Acchariyaṃ ,
āvuso sāriputta; abbhutaṃ, āvuso sāriputta! Yāvasubhāsitaṃ cidaṃ
āyasmatā sāriputtena. Idañca pana mayaṃ āyasmato sāriputtassa bhāsitaṃ
imehi chattiṃsāya vatthūhi anumodāma – ‘jarāmaraṇassa ce, āvuso, bhikkhu
nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, dhammakathiko bhikkhūti
alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce, āvuso, bhikkhu
nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, dhammānudhammappaṭipanno
bhikkhūti alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce, āvuso, bhikkhu nibbidā virāgā
nirodhā anupādā vimutto hoti, diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhūti alaṃ
vacanāya. Jātiyā ce… bhavassa ce… upādānassa ce… taṇhāya ce… vedanāya
ce… phassassa ce… saḷāyatanassa ce… nāmarūpassa ce… viññāṇassa ce…
saṅkhārānaṃ ce… avijjāya ce, āvuso, bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya
dhammaṃ deseti, dhammakathiko bhikkhūti alaṃ vacanāya. Avijjāya ce,
āvuso, bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti,
dhammānudhammappaṭipanno bhikkhūti alaṃ vacanāya .
Avijjāya ce, āvuso, bhikkhu nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto
hoti, diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhūti alaṃ vacanāyā’’’ti. Sattamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7. Naḷakalāpīsuttavaṇṇanā
67. Sattame kinnu kho, āvusoti
kasmā pucchati? ‘‘Evaṃ puṭṭho kathaṃ nu kho byākareyyā’’ti. Therassa
ajjhāsayajānanatthaṃ. Apica atīte dve aggasāvakā imaṃ pañhaṃ
vinicchayiṃsūti anāgate bhikkhū jānissantītipi pucchati. Idāneva kho mayanti idaṃ thero yassa nāmarūpassa viññāṇaṃ paccayoti vuttaṃ, tadeva nāmarūpaṃ viññāṇassa paccayoti vuttattā āha . Naḷakalāpiyoti idha pana ayakalāpādivasena upamaṃ anāharitvā viññāṇanāmarūpānaṃ abaladubbalabhāvadassanatthaṃ ayaṃ upamā ābhatā.
Nirodho hotīti ettake ṭhāne paccayuppannapañcavokārabhavavasena desanā kathitā. Chattiṃsāya vatthūhīti
heṭṭhā vissajjitesu dvādasasu padesu ekekasmiṃ tiṇṇaṃ tiṇṇaṃ vasena
chattiṃsāya kāraṇehi. Ettha ca paṭhamo dhammakathikaguṇo, dutiyā
paṭipatti, tatiyaṃ paṭipattiphalaṃ. Tattha paṭhamanayena desanāsampatti
kathitā, dutiyena sekkhabhūmi, tatiyena asekkhabhūmīti. Sattamaṃ.
No comments:
Post a Comment