Saturday, January 10, 2015

Tập II - Chương I(c) – Tương Ưng NHÂN DUYÊN - Phẩm (VII) ĐẠI PHẨM THỨ 7 - Bài 10

Tập II - Chương I(c) – Phẩm (VII) ĐẠI PHẨM THỨ BẢY -
Bài 10. Susima
(Tạp 14.5 Đại 2,96b)(S.ii,119)
Bài giảng:
http://www.mediafire.com/listen/pebn3v6b5y51vvq/Vietheravada_150110_TUK2_Ch1_P7_bai_Susima_--.mp3

Chánh văn tiếng Việt:

X. Susìma (Tạp 14.5 Ðại 2,96b) (S.ii,119)
1) Như vậy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng con sóc.

I
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và Ngài nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
3) Chúng Tỷ-kheo cũng được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và cũng nhận được các vật cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
4) Nhưng các du sĩ ngoại đạo không được cung kính, không được tôn trọng, không được kính lễ, không được cúng dường, không được tôn sùng và cũng không nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.

II
5) Lúc bấy giờ du sĩ Susìma trú ở Ràjagaha cùng với đại chúng du sĩ.
6) Rồi hội chúng du sĩ của Susìma nói với du sĩ Susìma:
-- Thưa Hiền giả Susìma, ngài hãy đi đến và sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama. Sau khi ngài học Chánh pháp xong hãy nói lại cho chúng tôi. Sau khi chúng tôi học pháp ấy chúng tôi sẽ nói lại với các gia chủ. Như vậy chúng tôi sẽ được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và chúng tôi sẽ nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
7) -- Thưa vâng, các Hiền giả.
Du sĩ Susìma nghe theo hội chúng của mình, liền đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Ananda; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

III
8) Ngồi xuống một bên, du sĩ Susìma nói với Tôn giả Ananda:
-- Này Hiền giả Ananda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này.
9) Rồi Tôn giả Ananda đưa du sĩ Susìma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
10) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, du sĩ Susìma này nói như sau: "Này Hiền giả Ananda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
11) -- Vậy Ananda, hãy cho Susìma xuất gia.
12) Và du sĩ Susìma được xuất gia dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn và được thọ đại giới.
13) Lúc bấy giờ nhiều vị Tỷ-kheo ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng tôi biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.' "

IV
14) Tôn giả Susìma được nghe: Nhiều Tỷ-kheo trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng tôi biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.'"
15) Rồi Tôn giả Susìma đi đến các Tỷ-kheo; sau khi đến nói lên với những Tỷ-kheo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
16) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Có đúng sự thật chăng, chư Tôn giả ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng con biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa'"?
-- Thưa có vậy, này Hiền giả.
17) -- Nhưng, chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy chắc chứng được nhiều loại thần thông khác nhau: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ vào mặt trăng và mặt trời, những vật có oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
18) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, chứng được thiên nhĩ thông thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng: chư Thiên và loài Người, xa và gần?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
19) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của các chúng sanh khác, các loài Người khác: Tâm có tham biết là tâm có tham; tâm không tham biết là tâm không tham; tâm có sân biết là tâm có sân; tâm không sân biết là tâm không sân; tâm có si biết là tâm có si; tâm không si biết là tâm không si; tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Ðại hành tâm biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm biết không phải là đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm Thiền định biết là tâm Thiền định; tâm không Thiền định biết là tâm không Thiền định. Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
20) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, nhớ được nhiều đời quá khứ. Như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, chư Tôn giả nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
21) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Chư Tôn giả biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, làm những ác hạnh về lời nói, những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, làm những thiện hạnh về lời nói, làm những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, các vị thấy sự sống chết của chúng sanh. Các vị biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
22) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, sau khi vượt khỏi Sắc giới, thân cảm xúc Vô sắc giới, an trú vào tịch tịnh giải thoát?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
23) -- Hay ở đây, có phải chư Tôn giả vừa trả lời như vậy, vừa không chứng được các pháp này?
24) --Này Hiền giả, không có chứng được gì.
25) -- Như thế nào?
-- Thưa Hiền giả Susìma, chúng tôi chứng được tuệ giải thoát.
26) -- Tôi không biết được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả. Lành thay nếu được chư Tôn giả nói lên cho tôi, để tôi có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả!
27) -- Này Hiền giả Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không biết, chúng tôi chứng được tuệ giải thoát.

V
28) Rồi Tôn giả Susìma từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
29) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma trình bày lên Thế Tôn tất cả câu chuyện với các Tỷ-kheo ấy.
30) -- Này Susìma, trước hết là trí về pháp trú, sau là trí về Niết-bàn.
31) -- Bạch Thế Tôn, con không hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn!
32) -- Này Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không có biết, trước hết là trí về pháp trú, sau là trí về Niết-bàn. Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn?
33) -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi chúng ta quán vật ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
34) -- Thọ là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
35) -- Tưởng là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
36) -- Các hành là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
37) -- Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chúng ta quán vật ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
38) -- Do vậy, này Susìma, cái gì thuộc sắc pháp quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp cần phải được quán như chơn như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
39) Cái gì thuộc thọ quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
40) Cái gì thuộc tưởng quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
41) Cái gì thuộc hành quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
42) Cái gì thuộc thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức cần phải quán như chơn với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
43) Này Susìma, thấy như vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Này Susìma, Ông có thấy chăng: "Do duyên sanh, già chết sanh khởi"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
44) ...
45) -- "Do duyên thủ, hữu sanh khởi?" Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
46) -- Này Susìma, Ông có thấy chăng: "Do duyên ái, thủ sanh khởi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
47) -- "Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, thọ sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên hành thức sanh khởi. Do duyên vô minh, hành sanh khởi". Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
48) -- "Do sanh diệt, già chết diệt", này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
49) -- "Do hữu diệt, nên sanh diệt", này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
50) -- "Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do danh sắc diệt, nên sáu xứ diệt. Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do vô minh diệt, nên hành diệt!". Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
51) -- Nhưng này, biết như vậy, thấy như vậy, Ông có chứng được các thần thông nhiều loại sai khác: Một thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
52) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể nghe hai loại tiếng, tiếng chư Thiên và tiếng loài Người, tiếng xa và tiếng gần?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
53) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của chúng sanh sai khác, của loài Người sai khác. Với tâm có tham, Ông biết được tâm có tham... với tâm không giải thoát, Ông biết được là tâm không giải thoát; với tâm giải thoát, Ông biết được là tâm giải thoát?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
54) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác. Như một đời... (như trên)... Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác cùng với các nét đại cương và các chi tiết?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
55) -- Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể thấy các chúng sanh chết đi sanh lại... Ông có thể biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
56) -- Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, có phải sau khi vượt khỏi các sắc pháp, với thân cảm thọ vô sắc pháp Ông an trú với tịch tịnh giải thoát?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
57) -- Nay ở đây, này Susìma, với câu trả lời như vậy, với những pháp này không chứng được, này Susìma, có phải Ông không làm được điều này?

VI
58) Rồi Tôn giả Susìma cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Một tội lỗi con đã vi phạm, bạch Thế Tôn, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Con đã xuất gia như một người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai!
59) -- Này Susìma, thật sự Ông đã phạm tội, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện, Ông đã xuất gia như người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này.
60) Ví như, này Susìma, người ta bắt được một người ăn trộm, một người phạm tội, dắt đến cho vua và thưa: "Thưa Ðại vương, đây là người ăn trộm, người phạm tội. Ðại vương hãy gia phạt người ấy theo hình phạt nào như Ðại vương muốn". Vua ấy nói như sau: "Các Ông hãy đem người này, lấy dây thật chắc trói cánh tay người này thật chặt về phía sau, cạo đầu người ấy đi, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam".
Những người kia vâng theo lời vua dạy, lấy dây thật chắc trói cánh tay người ấy thật chặt về phía sau, cạo trọc đầu, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngã ba này tới ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và chặt đầu người ấy tại thành phía Nam.
61) Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Người ấy do nhân duyên như vậy có cảm thọ khổ ưu hay không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
62) -- Này Susìma, dù cho người ấy do nhân duyên như vậy cảm thọ khổ ưu, hay không cảm thọ khổ ưu, thời sự xuất gia với tư cách ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo thuyết này, do nhân duyên ấy phải rơi vào và chịu đựng khổ báo còn kịch liệt hơn và quả báo còn đau đớn hơn.
63) Này Susìma, Ông thấy phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ, nên Ta chấp nhận tội ấy cho Ông. Này Susìma, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi thấy được phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.
Chánh văn Pāi:
10. Susimasuttaṃ
70. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena bhagavā sakkato hoti garukato mānito pūjito apacito lābhī cīvara-piṇḍapāta-senāsana-gilānappaccaya-bhesajjaparikkhārānaṃ. Bhikkhusaṅghopi sakkato hoti garukato mānito pūjito apacito lābhī cīvara-piṇḍapāta-senāsanagilānappaccaya-bhesajjaparikkhārānaṃ. Aññatitthiyā pana paribbājakā asakkatā honti agarukatā amānitā apūjitā anapacitā, na lābhino cīvara-piṇḍapāta-senāsanagilānappaccaya-bhesajjaparikkhārānaṃ.
Tena kho pana samayena susimo [susīmo (sī. ka.)] paribbājako rājagahe paṭivasati mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṃ. Atha kho susimassa paribbājakassa parisā susimaṃ paribbājakaṃ etadavocuṃ – ‘‘ehi tvaṃ, āvuso susima, samaṇe gotame brahmacariyaṃ cara. Tvaṃ dhammaṃ pariyāpuṇitvā amhe vāceyyāsi [vācessasi (pī. ka.)]. Taṃ mayaṃ dhammaṃ pariyāpuṇitvā gihīnaṃ bhāsissāma. Evaṃ mayampi sakkatā bhavissāma garukatā mānitā pūjitā apacitā lābhino cīvara-piṇḍapātasenāsana-gilānappaccaya-bhesajjaparikkhārāna’’nti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho susimo paribbājako sakāya parisāya paṭissuṇitvā yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho susimo paribbājako āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca – ‘‘icchāmahaṃ, āvuso ānanda, imasmiṃ dhammavinaye brahmacariyaṃ caritu’’nti.
Atha kho āyasmā ānando susimaṃ paribbājakaṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ayaṃ, bhante, susimo paribbājako evamāha – ‘icchāmahaṃ, āvuso ānanda, imasmiṃ dhammavinaye brahmacariyaṃ caritu’’nti. ‘‘Tenahānanda, susimaṃ pabbājethā’’ti . Alattha kho susimo paribbājako bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ.
Tena kho pana samayena sambahulehi bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā hoti – ‘‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmā’’ti. Assosi kho āyasmā susimo – ‘‘sambahulehi kira bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmā’’ti. Atha kho āyasmā susimo yena te bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā tehi bhikkhūhi saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā susimo te bhikkhū etadavoca – ‘‘saccaṃ kirāyasmantehi bhagavato santike aññā byākatā – ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāmā’’ti? ‘‘Evamāvuso’’ti.
‘‘Api pana [api nu (sī. syā. kaṃ.) evamuparipi] tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhotha – ekopi hutvā bahudhā hotha, bahudhāpi hutvā eko hotha; āvibhāvaṃ, tirobhāvaṃ, tirokuṭṭaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ asajjamānā gacchatha, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṃ karotha, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gacchatha, seyyathāpi pathaviyaṃ; ākāsepi pallaṅkena kamatha, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṃmahiddhike evaṃmahānubhāve pāṇinā parimasatha parimajjatha, yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vattethā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Api pana tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇātha dibbe ca mānuse ca ye dūre santike cā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Api pana tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānātha – sarāgaṃ vā cittaṃ sarāgaṃ cittanti pajānātha; vītarāgaṃ vā cittaṃ vītarāgaṃ cittanti pajānātha; sadosaṃ vā cittaṃ sadosaṃ cittanti pajānātha; vītadosaṃ vā cittaṃ vītadosaṃ cittanti pajānātha; samohaṃ vā cittaṃ samohaṃ cittanti pajānātha; vītamohaṃ vā cittaṃ vītamohaṃ cittanti pajānātha; saṃkhittaṃ vā cittaṃ saṃkhittaṃ cittanti pajānātha; vikkhittaṃ vā cittaṃ vikkhittaṃ cittanti pajānātha; mahaggataṃ vā cittaṃ mahaggataṃ cittanti pajānātha; amahaggataṃ vā cittaṃ amahaggataṃ cittanti pajānātha ; sauttaraṃ vā cittaṃ sauttaraṃ cittanti pajānātha; anuttaraṃ vā cittaṃ anuttaraṃ cittanti pajānātha; samāhitaṃ vā cittaṃ samāhitaṃ cittanti pajānātha; asamāhitaṃ vā cittaṃ asamāhitaṃ cittanti pajānātha; vimuttaṃ vā cittaṃ vimuttaṃ cittanti pajānātha ; avimuttaṃ vā cittaṃ avimuttaṃ cittanti pajānāthā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Api pana tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussaratha, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattārīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi, anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe – ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhapaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhapaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarathā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Api pana tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passatha cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānātha – ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā, ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannā; ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā, ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannā’ti, iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passatha cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāthā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Api pana tumhe āyasmanto evaṃ jānantā evaṃ passantā ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā, te kāyena phusitvā viharathā’’ti? ‘‘No hetaṃ, āvuso’’.
‘‘Ettha dāni āyasmanto idañca veyyākaraṇaṃ imesañca dhammānaṃ asamāpatti; idaṃ no, āvuso, katha’’nti? ‘‘Paññāvimuttā kho mayaṃ, āvuso susimā’’ti.
‘‘Na khvāhaṃ imassa āyasmantānaṃ saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāmi. Sādhu me āyasmanto tathā bhāsantu yathāhaṃ imassa āyasmantānaṃ saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājāneyya’’nti. ‘‘Ājāneyyāsi vā tvaṃ, āvuso susima, na vā tvaṃ ājāneyyāsi atha kho paññāvimuttā maya’’nti.
Atha kho āyasmā susimo uṭṭhāyāsanā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā susimo yāvatako tehi bhikkhūhi saddhiṃ ahosi kathāsallāpo taṃ sabbaṃ bhagavato ārocesi. ‘‘Pubbe kho, susima, dhammaṭṭhitiñāṇaṃ, pacchā nibbāne ñāṇa’’nti.
‘‘Na khvāhaṃ, bhante, imassa bhagavatā [bhagavato (pī.)] saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāmi. Sādhu me, bhante, bhagavā tathā bhāsatu yathāhaṃ imassa bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājāneyya’’nti. ‘‘Ājāneyyāsi vā tvaṃ, susima, na vā tvaṃ ājāneyyāsi, atha kho dhammaṭṭhitiñāṇaṃ pubbe, pacchā nibbāne ñāṇaṃ’’.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, susima, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’ . ‘‘Yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Saññā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’…pe… ‘‘saṅkhārā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ , bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Tasmātiha, susima, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ netaṃ mama nesohamasmi na meso attāti; evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā yā dūre santike vā, sabbā vedanā netaṃ mama nesohamasmi na meso attāti; evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci saññā…pe… ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā ye dūre santike vā, sabbe saṅkhārā netaṃ mama nesohamasmi na meso attāti; evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ netaṃ mama nesohamasmi na meso attāti; evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
‘‘Evaṃ passaṃ, susima, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati, virāgā vimuccati, vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti.
‘‘‘Jātipaccayā jarāmaraṇa’nti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘‘Bhavapaccayā jātī’ti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘‘Upādānapaccayā bhavo’ti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘‘Taṇhāpaccayā upādāna’nti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanāpaccayā taṇhāti… phassapaccayā vedanāti… saḷāyatanapaccayā phassoti… nāmarūpapaccayā saḷāyatananti… viññāṇapaccayā nāmarūpanti… saṅkhārapaccayā viññāṇanti… avijjāpaccayā saṅkhārāti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘‘Jātinirodhā jarāmaraṇanirodho’ti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’ . ‘‘‘Bhavanirodhā jātinirodho’ti susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Upādānanirodhā bhavanirodhoti… taṇhānirodhā upādānanirodhoti… vedanānirodhā taṇhānirodhoti… phassanirodhā vedanānirodhoti… saḷāyatananirodhā phassanirodhoti… nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodhoti… viññāṇanirodhā nāmarūpanirodhoti… saṅkhāranirodhā viññāṇanirodhoti… avijjānirodhā saṅkhāranirodhoti, susima, passasī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhosi – ekopi hutvā bahudhā hosi, bahudhāpi hutvā eko hosi; āvibhāvaṃ, tirobhāvaṃ, tirokuṭṭaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ asajjamāno gacchasi, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṃ karosi, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāno gacchasi, seyyathāpi pathaviyaṃ; ākāsepi pallaṅkena kamasi, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṃmahiddhike evaṃmahānubhāve pāṇinā parimasasi parimajjasi, yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vattesī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇasi dibbe ca mānuse ca ye dūre santike cā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānāsi – sarāgaṃ vā cittaṃ sarāgaṃ cittanti pajānāsi…pe… vimuttaṃ vā cittaṃ vimuttaṃ cittanti pajānāsī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarasi, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passasi cavamāne…pe… yathākammūpage satte pajānāsī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Api pana tvaṃ, susima, evaṃ jānanto evaṃ passanto ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe, āruppā te kāyena phusitvā viharasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Ettha dāni, susima, idañca veyyākaraṇaṃ imesañca dhammānaṃ asamāpatti, idaṃ no, susima, katha’’nti?
Atha kho āyasmā susimo bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘accayo maṃ, bhante, accagamā yathābālaṃ yathāmūḷhaṃ yathāakusalaṃ, yvāhaṃ evaṃ svākkhāte dhammavinaye dhammatthenako pabbajito. Tassa me, bhante, bhagavā accayaṃ accayato paṭiggaṇhātu āyatiṃ saṃvarāyā’’ti.
‘‘Taggha tvaṃ, susima, accayo accagamā yathābālaṃ yathāmūḷhaṃ yathāakusalaṃ, yo tvaṃ evaṃ svākkhāte dhammavinaye dhammatthenako pabbajito. Seyyathāpi , susima, coraṃ āgucāriṃ gahetvā rañño dasseyyuṃ – ‘ayaṃ te, deva, coro āgucārī, imassa yaṃ icchasi taṃ daṇḍaṃ paṇehī’ti. Tamenaṃ rājā evaṃ vadeyya – ‘gacchatha, bho, imaṃ purisaṃ daḷhāya rajjuyā pacchābāhaṃ gāḷhabandhanaṃ bandhitvā khuramuṇḍaṃ karitvā kharassarena paṇavena rathiyāya rathiyaṃ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṃ parinetvā dakkhiṇena dvārena nikkhāmetvā dakkhiṇato nagarassa sīsaṃ chindathā’ti . Tamenaṃ rañño purisā daḷhāya rajjuyā pacchābāhaṃ gāḷhabandhanaṃ bandhitvā khuramuṇḍaṃ karitvā kharassarena paṇavena rathiyāya rathiyaṃ siṅghāṭakena siṅghāṭakaṃ parinetvā dakkhiṇena dvārena nikkhāmetvā dakkhiṇato nagarassa sīsaṃ chindeyyuṃ. Taṃ kiṃ maññasi, susima, api nu so puriso tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvediyethā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ kho so, susima, puriso tatonidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvediyetha [paṭisaṃvediyetha vā, na vā paṭisaṃvediyetha (ka.)]. Yā evaṃ svākkhāte dhammavinaye dhammatthenakassa pabbajjā, ayaṃ tato dukkhavipākatarā ca kaṭukavipākatarā ca, api ca vinipātāya saṃvattati. Yato ca kho tvaṃ, susima, accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikarosi taṃ te mayaṃ paṭiggaṇhāma. Vuddhi hesā, susima, ariyassa vinaye yo accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikaroti, āyatiñca [āyatiṃ (syā. kaṃ.)] saṃvaraṃ āpajjatī’’ti. Dasamaṃ.
Mahāvaggo sattamo.
Chú giải Pāḷi:
10. Susimasuttavaṇṇanā
70. Dasame garukatoti sabbehi devamanussehi pāsāṇacchattaṃ viya cittena garukato. Mānitoti manena piyāyito. Pūjitoti catupaccayapūjāya pūjito. Apacitoti nīcavuttikaraṇena apacito. Satthārañhi disvā manussā hatthikkhandhādīhi otaranti maggaṃ denti, aṃsakūṭato sāṭakaṃ apanenti, āsanato vuṭṭhahanti vandanti. Evaṃ so tehi apacito nāma hoti. Susimoti evaṃnāmako vedaṅgesu kusalo paṇḍitaparibbājako. Ehi tvanti tesaṃ kira etadahosi – ‘‘samaṇo gotamo na jātigottādīni āgamma lābhaggappatto jāto, kaviseṭṭho panesa uttamakavitāya sāvakānaṃ ganthaṃ bandhitvā deti, taṃ te uggaṇhitvā upaṭṭhākānaṃ upanisinnakathampi anumodanampi sarabhaññampīti evamādīni kathenti, te tesaṃ pasannā lābhaṃ upasaṃharanti. Sace mayaṃ yaṃ samaṇo gotamo jānāti, tato thokaṃ jāneyyāma, attano samayaṃ tattha pakkhipitvā mayampi upaṭṭhākānaṃ katheyyāma, tato etehi lābhitarā bhaveyyāma. Ko nu kho samaṇassa gotamassa santike pabbajitvā khippameva uggaṇhituṃ sakkhissatī’’ti. Te evaṃ cintetvā ‘‘susimo paṭibalo’’ti disvā taṃ upasaṅkamitvā evamāhaṃsu.
Yenāyasmā ānando tenupasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Evaṃ kirassa ahosi, ‘‘kassa nu kho santikaṃ gantvā ahaṃ imaṃ dhammaṃ khippaṃ laddhuṃ sakkhissāmī’’ti? Tato cintesi – ‘‘samaṇo gotamo garu tejussado niyamamanuyutto, na sakkā akāle upasaṅkamituṃ, aññepi bahū khattiyādayo samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamanti, tasmimpi samaye na sakkā upasaṅkamituṃ. Sāvakesupissa sāriputto mahāpañño vipassanālakkhaṇamhi etadagge ṭhapito, mahāmoggallāno samādhilakkhaṇasmiṃ etadagge ṭhapito, mahākassapo dhutaṅgadharesu anuruddho dibbacakkhukesu, puṇṇo mantāṇiputto dhammakathikesu, upālitthero vinayadharesu etadagge ṭhapito, ayaṃ pana ānando bahussuto tipiṭakadharo, satthāpissa tattha tattha kathitaṃ dhammaṃ āharitvā katheti, pañcasu ṭhānesu etadagge ṭhapito, aṭṭhannaṃ varānaṃ lābhī, catūhi acchariyabbhutadhammehi samannāgato, tassa samīpaṃ gato khippaṃ dhammaṃ laddhuṃ sakkhissāmī’’ti. Tasmā yenāyasmā ānando tenupasaṅkami.
Yenabhagavā tenupasaṅkamīti kasmā sayaṃ apabbājetvā upasaṅkami? Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘ayaṃ titthiyasamaye pāṭiyekko ‘ahaṃ satthā’ti paṭijānanto carati, pabbajitvā sāsanassa alābhāyapi parisakkeyya. Na kho panassāhaṃ ajjhāsayaṃ ājānāmi, satthā jānissatī’’ti. Tasmā taṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami. Tenahānanda, susimaṃ pabbājethāti satthā kira cintesi – ‘‘ayaṃ paribbājako titthiyasamaye ‘ahaṃ pāṭiyekko satthā’ti paṭijānamāno carati, ‘idha maggabrahmacariyaṃ carituṃ icchāmī’ti kira vadati. Kiṃ nu kho mayi pasanno, udāhu mayhaṃ sāvakesu, udāhu mayhaṃ vā mama sāvakānaṃ vā dhammakathāya pasanno’’ti? Athassa ekaṭṭhānepi pasādābhāvaṃ ñatvā, ‘‘ayaṃ mama sāsane dhammaṃ thenessāmīti pabbajati. Itissa āgamanaṃ aparisuddhaṃ; nipphatti nu kho kīdisā’’ti? Olokento ‘‘kiñcāpi ‘dhammaṃ thenessāmī’ti pabbajati, katipāheneva pana ghaṭetvā arahattaṃ gaṇhissatī’’ti ñatvā ‘‘tenahānanda, susimaṃ pabbājethā’’ti āha.
Aññā byākatā hotīti te kira bhikkhū satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā temāsaṃ vassaṃ vasantā tasmiṃyeva antotemāse ghaṭentā vāyamantā arahattaṃ paṭilabhiṃsu. Te ‘‘paṭiladdhaguṇaṃ satthu ārocessāmā’’ti pavāritapavāraṇā senāsanaṃ saṃsāmetvā satthu santikaṃ āgantvā attano paṭiladdhaguṇaṃ ārocesuṃ. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Aññāti arahattassa nāmaṃ. Byākatāti ārocitā. Assosīti so kira ohitasoto hutvā tesaṃ tesaṃ bhikkhūnaṃ ṭhitaṭṭhānaṃ gacchati taṃ taṃ kathaṃ suṇitukāmo. Yena te bhikkhū tenupasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Taṃ kirassa pavattiṃ sutvā etadahosi – ‘‘aññā nāma imasmiṃ sāsane paramappamāṇaṃ sārabhūtā ācariyamuṭṭhi maññe bhavissati, pucchitvā naṃ jānissāmī’’ti. Tasmā upasaṅkami.
Anekavihitanti anekavidhaṃ. Iddhividhanti iddhikoṭṭhāsaṃ. Āvibhāvaṃ tirobhāvanti āvibhāvaṃ gahetvā tirobhāvaṃ, tirobhāvaṃ gahetvā āvibhāvaṃ kātuṃ sakkothāti pucchati. Tirokuṭṭanti parakuṭṭaṃ. Itarapadadvayepi eseva nayo. Ummujjanimujjanti ummujjanañca nimujjanañca. Pallaṅkenāti pallaṅkabandhanena. Kamathāti nisīdituṃ vā gantuṃ vā sakkothāti pucchati? Pakkhī sakuṇoti pakkhayutto sakuṇo. Ayamettha saṅkhepo, vitthārato pana imassa iddhividhassa, ito paresaṃ dibbasotādīnañca vaṇṇanānayo visuddhimagge vuttanayena veditabboti.
Santā vimokkhāti aṅgasantatāya ceva ārammaṇasantatāya ca santā āruppavimokkhā. Kāyena phusitvāti nāmakāyena phusitvā paṭilabhitvā. Paññāvimuttā kho mayaṃ, āvusoti, āvuso, mayaṃ nijjhānakā sukkhavipassakā paññāmatteneva vimuttāti dasseti. Ājāneyyāsi vā tvaṃ, āvuso susima, na vā tvaṃ ājāneyyāsīti kasmā evamāhaṃsu? Evaṃ kira nesaṃ ahosi – ‘‘mayaṃ imassa ajjhāsayaṃ gahetvā kathetuṃ na sakkhissāma, dasabalaṃ pana pucchitvā nikkaṅkho bhavissatī’’ti. Dhammaṭṭhitiñāṇanti vipassanāñāṇaṃ, taṃ paṭhamataraṃ uppajjati. Nibbāne ñāṇanti vipassanāya ciṇṇante pavattamaggañāṇaṃ, taṃ pacchā uppajjati. Tasmā bhagavā evamāha.
Ājāneyyāsi vātiādi kasmā vuttaṃ? Vināpi samādhiṃ evaṃ ñāṇuppattidassanatthaṃ. Idañhi vuttaṃ hoti – susima, maggo vā phalaṃ vā na samādhinissando, na samādhiānisaṃso, na samādhissa nipphatti, vipassanāya paneso nissando, vipassanāya ānisaṃso, vipassanāya nipphatti, tasmā jāneyyāsi vā tvaṃ, na vā tvaṃ jāneyyāsi, atha kho dhammaṭṭhitiñāṇaṃ pubbe, pacchā nibbāne ñāṇanti.
Idānissa paṭivedhabhabbataṃ ñatvā teparivaṭṭaṃ dhammadesanaṃ desento taṃ kiṃ maññasi, susima? Rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vātiādimāha? Te parivaṭṭadesanāvasāne pana thero arahattaṃ patto. Idānissa anuyogaṃ āropento jātipaccayā jarāmaraṇanti, susima, passasītiādimāha. Api pana tvaṃ, susimāti idaṃ kasmā ārabhi? Nijjhānakānaṃ sukkhavipassakabhikkhūnaṃ pākaṭakaraṇatthaṃ. Ayañhettha adhippāyo – na kevalaṃ tvameva nijjhānako sukkhavipassako, etepi bhikkhū evarūpāyevāti. Sesaṃ sabbattha pākaṭamevāti. Dasamaṃ.
Mahāvaggo sattamo.

No comments:

Post a Comment