Tập II - Chương I(a) – Phẩm (III) MƯỜI LỰC -
Bài 4. Ngoại Đạo (S.ii,32)
Bài 4. Ngoại Đạo (S.ii,32)
Bài giảng:
https://www.youtube.com/watch?v=In_Kb9wyiGw
http://www.mediafire.com/listen/0nh1g1lag19lmlc/141118_TUK2_Ch1_P3_OnDuyenKhoi.mp3
https://www.facebook.com/download/815404798521063/txt_141118_TUK2_Ch1_P3_OnDuyenKhoi.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=In_Kb9wyiGw
http://www.mediafire.com/listen/0nh1g1lag19lmlc/141118_TUK2_Ch1_P3_OnDuyenKhoi.mp3
https://www.facebook.com/download/815404798521063/txt_141118_TUK2_Ch1_P3_OnDuyenKhoi.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
IV. Ngoại Ðạo (S.ii,32)
1)... Trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại
Veluvana (Trúc Lâm).
2) Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng đắp y,
cầm y bát, đi vào Vương Xá để khất thực.
3) Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ: "Thật là
quá sớm để vào Vương Xá khất thực. Ta hãy đi đến vườn của các du sĩ ngoại
đạo".
4) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến vườn của các
du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời
chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Tôn giả
liền ngồi xuống một bên.
Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Tôn giả
Sàriputta đang ngồi xuống một bên:
5) -- Này Hiền giả Sàriputta, có một số
Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền
giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do
người khác làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương
về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Này Hiền giả
Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không
do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.
6) Ở đây, này Hiền giả Sàriputta, Sa-môn
Gotama thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng tôi trả lời như thế
nào để đáp đúng lời Sa-môn Gotama tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Sa-môn
Gotama không đúng sự thực. Pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp; và một vị đồng
pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.
7) Chư Hiền giả, Thế Tôn đã nói khổ do duyên
mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Thế Tôn tuyên
bố, không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, pháp được trả lời là thuận pháp,
và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.
8) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do
duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do
người khác làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ
trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm; khổ ấy chính
do duyên xúc... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ
không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy
chính do duyên xúc.
9) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Họ chắc chắn có
thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Họ chắc chắn
có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Và những
Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do
người khác làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như
vậy không xảy ra. Và những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố
khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ
chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy
ra.
10) Tôn giả Ananda nghe câu chuyện giữa Tôn
giả Sàriputta với các du sĩ ngoại đạo ấy.
11) Rồi Tôn giả Ananda, đi khất thực ở Vương
Xá xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi
đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda
đem tất cả câu chuyện xảy ra giữa Tôn giả Sàriputta và các du sĩ ngoại đạo trình
bày lên Thế Tôn.
12) -- Lành thay, lành thay, này Ananda!
Sàriputta trả lời như vậy là trả lời một cách chơn chánh. Này Ananda, Ta nói
rằng khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng
lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật, và một vị đồng pháp nào
có muốn cật vấn, cũng không tìm được lý do để chỉ trích.
13) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, khổ ấy chính do
duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn
nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, và không do người
khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.
14) Ở đây, nàyAnanda, những Sa-môn,
Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể
tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn,
Bà-la-môn nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp,
tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên
sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không
xảy ra.
15) Này Ananda, một thời Ta trú ở Vương Xá,
tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
16) Rồi này Ananda, vào buổi sáng Ta đắp y,
cầm y bát đi vào Vương Xá để khất thực.
17) Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau:
"Thật là quá sớm đi vào Vương Xá để khất thực. Vậy Ta hãy đi đến khu vườn các du
sĩ ngoại đạo".
18) Rồi này Ananda, Ta đi đến khu vườn các
du sĩ ngoại đạo; sau khi đến Ta nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời
chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Ta ngồi
xuống một bên.
Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Ta đang ngồi
một bên:
19) "-- Này Hiền giả Gotama, có một số
Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền
giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ
do người khác làm. Này Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ
trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Nay Hiền giả
Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không
do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.
20) Ở đây, Tôn giả Gotama thuyết như thế
nào? Chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Tôn giả Gotama tuyên bố;
chúng tôi không xuyên tạc Tôn giả Gotama không đúng sự thật; pháp chúng tôi trả
lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào muốn cật vấn cũng không tìm được lý do
để chỉ trích?"
21) Khi được nói vậy, này Ananda, Ta nói với
các du sĩ ngoại đạo ấy:
"-- Này chư Hiền, Ta đã nói khổ do duyên mà
sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không
xuyên tạc Ta không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp; và một vị đồng
pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích".
22) Ở đây, chư Hiền giả, có những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do
duyên xúc. Có những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)... Có những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không
do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.
23) Ở đây, chư Hiền giả, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp tuyên bố khổ do tự mình làm; họ chắc chắn có
thể tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn,
Bà-la-môn... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp
tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên
sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không
xảy ra.
24) -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật
hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao tất cả nghĩa được nói chỉ trong một câu. Bạch
Thế Tôn, nếu nghĩa này được nói rộng ra, nghĩa này sẽ sâu thẳm và có vẻ được xem
là sâu thẳm.
25) -- Vậy này Ananda, Ông hãy trình bày
nghĩa ấy ở đây.
26) -- Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: "Này
Hiền giả Ananda, già, chết lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh,
lấy gì làm hiện hữu?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: "Già,
chết, thưa các Tôn giả, lấy sanh làm nhân, lấy sanh tập khởi, lấy sanh tác sanh,
lấy sanh làm hiện hữu". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như
vậy.
27) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: "Này Hiền
giả Ananda, sanh lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm
hiện hữu?". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời: "Sanh, thưa các Tôn giả,
lấy hữu làm nhân, lấy hữu tập khởi, lấy hữu tác sanh, lấy hữu làm hiện hữu".
Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.
28) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: "Này Hiền
giả Ananda, hữu lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm
hiện hữu?". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: "Hữu, thưa các
Tôn giả, lấy thủ làm nhân, lấy thủ tập khởi, lấy thủ tác sanh, lấy thủ làm hiện
hữu". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.
29-31) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: "Này
Hiền giả Ananda, thủ lấy gì làm nhân... ái lấy gì làm nhân... thọ lấy gì làm
nhân... (như trên)..". Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: "Này Hiền giả Ananda, xúc
lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?". Ðược
hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: "Xúc, thưa các Hiền giả, lấy sáu
xứ làm nhân, lấy sáu xứ tập khởi, lấy sáu xứ tác sanh, lấy sáu xứ làm hiện hữu.
Thưa các Hiền giả, do sự ly tham, đoạn diệt hoàn toàn các xúc xứ, xúc được đoạn
diệt. Do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ
diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, sầu, bi, khổ,
ưu, não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này". Ðược hỏi vậy,
bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.
Chú giải Pāḷi:
Chánh văn Pāḷi:
4. Aññatitthiyasuttaṃ
24.
Rājagahe viharati veḷuvane. Atha kho āyasmā sāriputto pubbaṇhasamayaṃ
nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisi. Atha kho āyasmato
sāriputtassa etadahosi – ‘‘atippago kho tāva rājagahe piṇḍāya carituṃ.
Yaṃnūnāhaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo
tenupasaṅkameyya’’nti.
Atha kho āyasmā sāriputto yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā
tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ
sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho
āyasmantaṃ sāriputtaṃ te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṃ –
‘‘Santāvuso, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti. Santi panāvuso sāriputta, eke
samaṇabrāhmaṇā kammavādā paraṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti. Santāvuso
sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkatañca paraṃkatañca
dukkhaṃ paññapenti. Santi panāvuso sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā
kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkhaṃ paññapenti.
Idha, panāvuso sāriputta, samaṇo gotamo kiṃvādī kimakkhāyī? Kathaṃ
byākaramānā ca mayaṃ vuttavādino ceva samaṇassa gotamassa assāma, na ca
samaṇaṃ gotamaṃ abhūtena abbhācikkheyyāma, dhammassa cānudhammaṃ
byākareyyāma, na ca koci sahadhammiko vādānupāto [vādānuvādo (ka.) dī. ni. 1.381] gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’’ti?
‘‘Paṭiccasamuppannaṃ kho, āvuso, dukkhaṃ vuttaṃ bhagavatā. Kiṃ paṭicca? Phassaṃ paṭicca. Iti
vadaṃ vuttavādī ceva bhagavato assa, na ca bhagavantaṃ abhūtena
abbhācikkheyya, dhammassa cānudhammaṃ byākareyya, na ca koci
sahadhammiko vādānupāto gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyya.
‘‘Tatrāvuso, ye te samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā. Yepi te
samaṇabrāhmaṇā kammavādā paraṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi
phassapaccayā. Yepi te samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkatañca
paraṃkatañca dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā. Yepi te samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā.
‘‘Tatrāvuso, ye te samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā
paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yepi te samaṇabrāhmaṇā
kammavādā paraṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā
paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yepi te
samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkhaṃ paññapenti,
te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yepi te
samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ
dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ
ṭhānaṃ vijjatī’’ti.
Assosi kho āyasmā ānando āyasmato sāriputtassa tehi
aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṃ imaṃ kathāsallāpaṃ. Atha kho āyasmā
ānando rājagahe piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena
bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ
nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando yāvatako āyasmato
sāriputtassa tehi aññatitthiyehi paribbājakehi saddhiṃ ahosi
kathāsallāpo taṃ sabbaṃ bhagavato ārocesi.
‘‘Sādhu sādhu, ānanda, yathā taṃ sāriputto sammā byākaramāno
byākareyya. Paṭiccasamuppannaṃ kho, ānanda, dukkhaṃ vuttaṃ mayā. Kiṃ
paṭicca? Phassaṃ paṭicca. Iti vadaṃ vuttavādī ceva me assa, na ca maṃ
abhūtena abbhācikkheyya, dhammassa cānudhammaṃ byākareyya, na ca koci
sahadhammiko vādānupāto gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyya.
‘‘Tatrānanda , ye te samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā. Yepi
te…pe… yepi te…pe… yepi te samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ
aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā.
‘‘Tatrānanda, yepi te samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā
paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yepi te…pe… yepi te…pe… yepi
te samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ
dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ
ṭhānaṃ vijjati.
‘‘Ekamidāhaṃ, ānanda, samayaṃ idheva rājagahe
viharāmi veḷuvane kalandakanivāpe. Atha khvāhaṃ, ānanda, pubbaṇhasamayaṃ
nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisiṃ. Tassa mayhaṃ,
ānanda, etadahosi – ‘atippago kho tāva rājagahe piṇḍāya carituṃ. Yaṃnūnāhaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkameyya’’’nti.
‘‘Atha khvāhaṃ, ānanda, yena aññatitthiyānaṃ
paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkamiṃ; upasaṅkamitvā tehi aññatitthiyehi
paribbājakehi saddhiṃ sammodiṃ. Sammodanīyaṃ
kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃ. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho
maṃ, ānanda, te aññatitthiyā paribbājakā etadavocuṃ –
‘Santāvuso gotama, eke samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti. Santi panāvuso gotama, eke samaṇabrāhmaṇā
kammavādā paraṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti. Santāvuso gotama, eke
samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkhaṃ paññapenti.
Santi panāvuso gotama, eke samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ
aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkhaṃ paññapenti. Idha no āyasmā gotamo
kiṃvādī kimakkhāyī? Kathaṃ byākaramānā ca mayaṃ vuttavādino ceva
āyasmato gotamassa assāma, na ca āyasmantaṃ gotamaṃ abhūtena
abbhācikkheyyāma , dhammassa cānudhammaṃ byākareyyāma, na ca koci sahadhammiko vādānupāto gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’’’ti?
‘‘Evaṃ vuttāhaṃ, ānanda, te
aññatitthiye paribbājake etadavocaṃ – ‘paṭiccasamuppannaṃ kho, āvuso,
dukkhaṃ vuttaṃ mayā. Kiṃ paṭicca? Phassaṃ paṭicca. Iti vadaṃ vuttavādī
ceva me assa, na ca maṃ abhūtena abbhācikkheyya, dhammassa cānudhammaṃ
byākareyya, na ca koci sahadhammiko vādānupāto gārayhaṃ ṭhānaṃ
āgaccheyyā’’’ti.
‘‘Tatrāvuso, ye te samaṇabrāhmaṇā kammavādā sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā. Yepi te…pe… yepi te…pe… yepi te samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkhaṃ paññapenti tadapi phassapaccayā.
‘‘Tatrāvuso, ye te samaṇabrāhmaṇā kammavādā
sayaṃkataṃ dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā
paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yepi te…pe… yepi te…pe… yepi
te samaṇabrāhmaṇā kammavādā asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ
dukkhaṃ paññapenti, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ
ṭhānaṃ vijjatī’’ti. ‘‘Acchariyaṃ bhante, abbhutaṃ bhante !
Yatra hi nāma ekena padena sabbo attho vutto bhavissati. Siyā nu kho,
bhante, esevattho vitthārena vuccamāno gambhīro ceva assa
gambhīrāvabhāso cā’’ti?
‘‘Tena hānanda, taññevettha paṭibhātū’’ti. ‘‘Sace
maṃ, bhante, evaṃ puccheyyuṃ – ‘jarāmaraṇaṃ, āvuso ānanda, kiṃnidānaṃ
kiṃsamudayaṃ kiṃjātikaṃ kiṃpabhava’nti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ
byākareyyaṃ – ‘jarāmaraṇaṃ kho, āvuso, jātinidānaṃ jātisamudayaṃ
jātijātikaṃ jātipabhava’nti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ.
‘‘Sace maṃ, bhante, evaṃ
puccheyyuṃ – ‘jāti panāvuso ānanda, kiṃnidānā kiṃsamudayā kiṃjātikā
kiṃpabhavā’ti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ – ‘jāti kho,
āvuso, bhavanidānā bhavasamudayā bhavajātikā bhavappabhavā’ti. Evaṃ
puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ .
‘‘Sace maṃ, bhante, evaṃ puccheyyuṃ – ‘bhavo
panāvuso ānanda, kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo’ti? Evaṃ
puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ – ‘bhavo kho, āvuso, upādānanidāno upādānasamudayo upādānajātiko upādānappabhavo’ti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ.
‘‘Sace maṃ, bhante, evaṃ puccheyyuṃ – upādānaṃ
panāvuso…pe… taṇhā panāvuso…pe… vedanā panāvuso…pe… sace maṃ, bhante,
evaṃ puccheyyuṃ – ‘phasso panāvuso ānanda, kiṃnidāno kiṃsamudayo
kiṃjātiko kiṃpabhavo’ti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ –
‘phasso kho, āvuso, saḷāyatananidāno saḷāyatanasamudayo saḷāyatanajātiko
saḷāyatanappabhavo’ti. ‘Channaṃtveva, āvuso, phassāyatanānaṃ
asesavirāganirodhā phassanirodho; phassanirodhā vedanānirodho;
vedanānirodhā taṇhānirodho; taṇhānirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā
bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ
sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa
dukkhakkhandhassa nirodho hotī’ti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ
byākareyya’’nti. Catutthaṃ.
4. Aññatitthiyasuttavaṇṇanā
24. Catutthe pāvisīti
paviṭṭho. So ca na tāva paviṭṭho, ‘‘pavisissāmī’’ti nikkhantattā pana
evaṃ vutto. Yathā kiṃ? Yathā ‘‘gāmaṃ gamissāmī’’ti nikkhantapuriso taṃ
gāmaṃ appattopi ‘‘kahaṃ itthannāmo’’ti vutte ‘‘gāmaṃ gato’’ti vuccati,
evaṃ. Atippagoti tadā kira therassa
atippagoyeva nikkhantadivaso ahosi, atippagoyeva nikkhantabhikkhū
bodhiyaṅgaṇe cetiyaṅgaṇe nivāsanapārupanaṭṭhāneti imesu ṭhānesu yāva
bhikkhācāravelā hoti, tāva papañcaṃ karonti. Therassa pana ‘‘yāva
bhikkhācāravelā hoti, tāva paribbājakehi saddhiṃ ekadvekathāvāre
karissāmī’’ti cintayato yaṃnūnāhanti etadahosi. Paribbājakānaṃ ārāmoti so kira ārāmo dakkhiṇadvārassa ca veḷuvanassa ca antarā ahosi. Idhāti imesu catūsu vādesu. Kiṃvādī kimakkhāyīti kiṃ vadati kiṃ ācikkhati, kiṃ ettha samaṇassa gotamassa dassananti pucchanti. Dhammassa cānudhammaṃ byākareyyāmāti, bhotā gotamena yaṃ vuttaṃ kāraṇaṃ, tassa anukāraṇaṃ katheyyāma. Sahadhammiko vādānupātoti
parehi vuttakāraṇena sakāraṇo hutvā samaṇassa gotamassa vādānupāto
vādappavatti viññūhi garahitabbaṃ kāraṇaṃ koci appamattakopi kathaṃ
nāgaccheyya? Idaṃ vuttaṃ hoti – kathaṃ sabbākārenapi samaṇassa gotamassa
vāde gārayhaṃ kāraṇaṃ na bhaveyyāti?
Itivadanti phassapaccayā dukkhanti evaṃ vadantoti attho. Tatrāti tesu catūsu vādesu. Te vata aññatra phassāti
idaṃ ‘‘tadapi phassapaccayā’’ti paṭiññāya sādhakavacanaṃ. Yasmā hi na
vinā phassena dukkhapaṭisaṃvedanā atthi, tasmā jānitabbametaṃ yathā
‘‘tadapi phassapaccayā’’ti ayamettha adhippāyo.
Sādhu, sādhu, ānandāti ayaṃ sādhukāro sāriputtattherassa dinno, ānandattherena pana saddhiṃ bhagavā āmantesi. Ekamidāhanti ettha idhāti
nipātamattaṃ, ekaṃ samayanti attho. Idaṃ vacanaṃ ‘‘na kevalaṃ
sāriputtova rājagahaṃ paviṭṭho, ahampi pāvisiṃ. Na kevalañca tassevāyaṃ
vitakko uppanno, mayhampi uppajji. Na kevalañca tasseva sā titthiyehi
saddhiṃ kathā jātā, mayhampi jātapubbā’’ti dassanatthaṃ vuttaṃ.
Acchariyaṃabbhutanti ubhayampetaṃ vimhayadīpanameva. Vacanattho panettha accharaṃ paharituṃ yuttanti acchariyaṃ. Abhūtapubbaṃ bhūtanti abbhutaṃ. Ekena padenāti ‘‘phassapaccayā dukkha’’nti iminā ekena padena. Etena hi sabbavādānaṃ paṭikkhepattho vutto. Esevatthoti esoyeva phassapaccayā dukkhanti paṭiccasamuppādattho. Taññevettha paṭibhātūti
taññevettha upaṭṭhātu. Idāni thero jarāmaraṇādikāya
paṭiccasamuppādakathāya taṃ atthagambhīrañceva gambhīrāvabhāsañca
karonto sace maṃ, bhantetiādiṃ vatvā yaṃmūlakā kathā uppannā, tadeva padaṃ gahetvā vivaṭṭaṃ dassento channaṃtvevātiādimāha. Sesaṃ uttānamevāti. Catutthaṃ.
No comments:
Post a Comment