Tập II - Chương I(a) – Phẩm MƯỜI LỰC -
Bài 7. Duyên (S.ii,42)
Bài 7. Duyên (S.ii,42)
Chánh văn tiếng Việt:
VII. Duyên (S.ii,42)
1)... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành,
hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn
này.
3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết?
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này
hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, hủ bại, tóc bạc, da
nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng
sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại
chúng sanh khác, bị hủy diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân
thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này
các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.
4) Do sanh khởi, già, chết khởi. Do sanh
diệt, già, chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già, chết đoạn diệt tức
là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh
tấn, chánh niệm, chánh định.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
sanh?...
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
hữu?...
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
thủ?...
8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ái?...
9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
thọ?...
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
xúc?...
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu
xứ?...
12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh
sắc?...
13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?...
(xem như trên, chương Một, phẩm Một, II. 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12,
13)
14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này
các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là hành.
Do vô minh khởi, hành khởi. Do vô minh diệt,
hành diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến sự đoạn diệt các hành. Tức là
chánh tri kiến... chánh định.
15) Này các Tỷ-kheo, do vị Thánh đệ tử biết
duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con
đường đưa đến đoạn diệt như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là
đạt tri kiến, đạt kiến, đã đạt đến diệu pháp này, thấy được diệu pháp này, đã
đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh
minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.
Chánh văn Pāḷi:
7. Paccayasuttaṃ
27.
Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā;
saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa
samudayo hoti.
‘‘Katamañca, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ? Yā tesaṃ tesaṃ
sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ
valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko – ayaṃ vuccati jarā. Yā
tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo
antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa
nikkhepo; idaṃ vuccati maraṇaṃ. Iti ayañca jarā idañca maraṇaṃ. Idaṃ
vuccati, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ. Jātisamudayā jarāmaraṇasamudayo;
jātinirodhā jarāmaraṇanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo
jarāmaraṇanirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi,
sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo,
sammāsati, sammāsamādhi.
‘‘Katamā ca, bhikkhave, jāti…pe… katamo ca, bhikkhave, bhavo… katamañca, bhikkhave, upādānaṃ… katamā ca, bhikkhave, taṇhā… katamā ca, bhikkhave, vedanā… katamo ca, bhikkhave , phasso… katamañca, bhikkhave, saḷāyatanaṃ… katamañca, bhikkhave, nāmarūpaṃ… katamañca, bhikkhave, viññāṇaṃ…?
‘‘Katame ca, bhikkhave,
saṅkhārā? Tayome, bhikkhave, saṅkhārā – kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro,
cittasaṅkhāro. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhārā. Avijjāsamudayā
saṅkhārasamudayo; avijjānirodhā saṅkhāranirodho. Ayameva ariyo
aṭṭhaṅgiko maggo saṅkhāranirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ –
sammādiṭṭhi…pe… sammāsamādhi.
‘‘Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako evaṃ paccayaṃ
pajānāti, evaṃ paccayasamudayaṃ pajānāti, evaṃ paccayanirodhaṃ pajānāti,
evaṃ paccayanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave,
ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi, dassanasampanno itipi, āgato imaṃ
saddhammaṃ itipi, passati imaṃ saddhammaṃ itipi, sekkhena ñāṇena
samannāgato itipi, sekkhāya vijjāya samannāgato itipi, dhammasotaṃ
samāpanno itipi, ariyo nibbedhikapañño itipi, amatadvāraṃ āhacca
tiṭṭhati itipī’’ti. Sattamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7. Paccayasuttavaṇṇanā
27-28. Sattame paṭipāṭiyā vuttesu pariyosānapadaṃ gahetvā katamañca, bhikkhave, jarāmaraṇantiādi vuttaṃ. Evaṃ paccayaṃ pajānātīti evaṃ dukkhasaccavasena paccayaṃ jānāti. Paccayasamudayādayopi samudayasaccādīnaṃyeva vasena veditabbā. Diṭṭhisampannoti maggadiṭṭhiyā sampanno. Dassanasampannoti tasseva vevacanaṃ. Āgato imaṃ saddhammanti maggasaddhammaṃ āgato. Passatīti maggasaddhammameva passati. Sekkhena ñāṇenāti maggañāṇeneva. Sekkhāya vijjāyāti maggavijjāya eva. Dhammasotaṃ samāpannoti maggasaṅkhātameva dhammasotaṃ samāpanno. Ariyoti puthujjanabhūmiṃ atikkanto. Nibbedhikapaññoti nibbedhikapaññāya samannāgato. Amatadvāraṃ āhaccatiṭṭhatīti amataṃ nāma nibbānaṃ, tassa dvāraṃ ariyamaggaṃ āhacca tiṭṭhatīti. Aṭṭhamaṃ uttānameva. Sattamaaṭṭhamāni.
No comments:
Post a Comment