Tập II - Chương I(b) – Phẩm (IV) Kalāra-VỊ SÁT ĐẾ LỴ
Bài 1. Sanh (Tạp 14.3, Tập Sanh, Bà-la-môn, Ðại 2,95b) (S.ii,47)
Bài 1. Sanh (Tạp 14.3, Tập Sanh, Bà-la-môn, Ðại 2,95b) (S.ii,47)
Bài giảng:
http://youtu.be/BMXXAfXBXfE
http://www.mediafire.com/listen/nmes7q99dmlbkzv/141127_TUK2_Ch1_P4_Bai_1,2,3.mp3
https://www.facebook.com/download/388475611315711/txt_141127_TUK2_Ch1_P4_Bai%201%2C2%2C3.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
http://youtu.be/BMXXAfXBXfE
http://www.mediafire.com/listen/nmes7q99dmlbkzv/141127_TUK2_Ch1_P4_Bai_1,2,3.mp3
https://www.facebook.com/download/388475611315711/txt_141127_TUK2_Ch1_P4_Bai%201%2C2%2C3.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
I. Sanh (Tạp 14.3 Tập sanh, Ðại 2,95b)
(S.ii.47)
1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi.
I
2) Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta:
-- Này Sàriputta, trong kinh Paràyana, đoạn các câu hỏi của Ajita,
có bài:
Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!
Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận
hiểu một cách rộng rãi như thế nào?
Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.
3) Lần thứ hai, Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta... (như trên)... Lần
thứ hai, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.
4) Lần thứ ba, Thế Tôn gọi Tôn giả Sàriputta:
-- Này Sàriputta, trong kinh Karàyana, đoạn các câu hỏi của Ajita,
có bài:
Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!
Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận
hiểu một cách rộng rãi như thế nào?
Lần thứ ba, Tôn giả Sàriputta giữ im lặng.
II
5) -- Này Sàriputta, Ông có thấy cái này được sinh thành? Này
Sàriputta, Ông có thấy cái này được sinh thành?
6) -- Cái này được sinh thành. Bạch Thế Tôn, vị ấy với chánh trí
tuệ thấy như chơn cái này được sinh thành. Sau khi thấy như chơn với chánh trí
tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị
ấy thấy với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn
với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy lại thực hành sự yếm ly,
ly tham, đoạn diệt sự tục sanh do một loại đồ ăn.
Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị
sự đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ
ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt. Sau khi thấy như chơn với chánh
trí tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị
đoạn diệt. Như vậy, bạch Thế Tôn, là bậc hữu học.
7) Và bạch Thế Tôn, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Bạch
Thế Tôn, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ cái này được sinh thành. "Cái này
được sinh thành"; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly
tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát không có chấp
thủ. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau
khi thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly,
ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy được giải thoát,
không chấp thủ.
Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị
đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ
ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí
tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy
được giải thoát, không có chấp thủ. Như vậy, bạch Thế Tôn, là thuần thục pháp
hữu vi.
8) Như vậy, bạch Thế Tôn, như đã được nói trong kinh Paràyana,
đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:
Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!
Bạch Thế Tôn, lời nói tóm tắt này, con hiểu ý nghĩa một cách rộng
rãi như vậy.
III
9) -- Lành thay, lành thay! Cái này được sinh thành, này
Sàriputta, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái này được sinh thành; sau
khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn
diệt, đối với cái được sinh thành. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục
sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do
một loại đồ ăn, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh
do một loại đồ ăn.
Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị
đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt với một loại
đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh
trí tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị
đoạn diệt.
Như vậy, này Sàriputta, là bậc hữu học.
10) Và này Sàriputta, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Này
Sàriputta, cái này được sinh thành, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái
này được sinh thành; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly
tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát, không có
chấp thủ.
Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ
ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn, đối
với sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt, vị ấy được
giải thoát, không chấp thủ.
Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị
đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ
ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí
tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy
được giải thoát không có chấp thủ.
Như vậy, này Sàriputta, là thuần thục pháp hữu vi.
11) Như vậy, này Sàriputta, như đã được nói trong kinh Paràyana,
đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:
Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!
Này Sàriputta, lời nói tóm tắt này cần hiểu ý nghĩa một cách, rộng
rãi như vậy.
Chánh văn Pāḷi:
4. Kaḷārakhattiyavaggo
1. Bhūtasuttaṃ
31. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati. Tatra kho bhagavā āyasmantaṃ sāriputtaṃ āmantesi – ‘‘vuttamidaṃ, sāriputta, pārāyane [pārāyaṇe (sī.)] ajitapañhe –
‘‘Ye ca saṅkhātadhammāse, ye ca sekkhā puthū idha;
Tesaṃ me nipako iriyaṃ, puṭṭho pabrūhi mārisā’’ti.
‘‘Imassa nu kho, sāriputta, saṃkhittena bhāsitassa kathaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti? Evaṃ
vutte, āyasmā sāriputto tuṇhī ahosi. Dutiyampi kho bhagavā āyasmantaṃ
sāriputtaṃ āmantesi…pe… dutiyampi kho āyasmā sāriputto tuṇhī ahosi.
Tatiyampi kho bhagavā āyasmantaṃ sāriputtaṃ āmantesi – ‘‘vuttamidaṃ,
sāriputta, pārāyane ajitapañhe –
‘‘Ye ca saṅkhātadhammāse, ye ca sekkhā puthū idha;
Tesaṃ me nipako iriyaṃ, puṭṭho pabrūhi mārisā’’ti.
‘‘Imassa nu kho, sāriputta, saṃkhittena bhāsitassa kathaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti? Tatiyampi kho āyasmā sāriputto tuṇhī ahosi.
‘‘Bhūtamidanti, sāriputta, passasī’’ti? Bhūtamidanti, bhante, yathābhūtaṃ
sammappaññāya passati. Bhūtamidanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā
bhūtassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.
Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā āhārasambhavassa
nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti.
Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ
sammappaññāya passati. Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti
yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā nirodhadhammassa nibbidāya virāgāya
nirodhāya paṭipanno hoti. Evaṃ kho, bhante, sekkho hoti.
‘‘Kathañca, bhante, saṅkhātadhammo hoti?
Bhūtamidanti, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Bhūtamidanti
yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā bhūtassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā
vimutto hoti. Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā āhārasambhavassa
nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto hoti. Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ
taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Tadāhāranirodhā
yaṃ bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā
nirodhadhammassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto hoti. Evaṃ kho, bhante, saṅkhātadhammo hoti. Iti kho, bhante, yaṃ taṃ vuttaṃ pārāyane ajitapañhe –
Tesaṃ me nipako iriyaṃ, puṭṭho pabrūhi mārisā’’ti.
‘‘Imassa khvāhaṃ, bhante, saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī’’ti.
‘‘Sādhu sādhu, sāriputta, bhūtamidanti, sāriputta,
yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Bhūtamidanti yathābhūtaṃ
sammappaññāya disvā bhūtassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭippanno
hoti. Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya passati.
Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā āhārasambhavassa
nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ
nirodhadhammanti yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Tadāhāranirodhā yaṃ
bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā
nirodhadhammassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. Evaṃ kho,
sāriputta, sekkho hoti.
‘‘Kathañca, sāriputta, saṅkhātadhammo hoti?
Bhūtamidanti, sāriputta, yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Bhūtamidanti
yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā bhūtassa nibbidā
virāgā nirodhā anupādā vimutto hoti. Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ
sammappaññāya passati. Tadāhārasambhavanti yathābhūtaṃ sammappaññāya
disvā āhārasambhavassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto hoti.
Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ
sammappaññāya passati. Tadāhāranirodhā yaṃ bhūtaṃ taṃ nirodhadhammanti yathābhūtaṃ sammappaññā
disvā nirodhadhammassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto hoti.
Evaṃ kho, sāriputta, saṅkhātadhammo hoti. Iti kho, sāriputta, yaṃ taṃ
vuttaṃ pārāyane ajitapañhe –
‘‘Ye ca saṅkhātadhammāse, ye ca sekkhā puthū idha;
Tesaṃ me nipako iriyaṃ, puṭṭho pabrūhi mārisā’’ti.
‘‘Imassa kho sāriputta saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti. Paṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4. Kaḷārakhattiyavaggo
1. Bhūtasuttavaṇṇanā
31. Kaḷārakhattiyavaggassa paṭhame ajitapañheti ajitamāṇavena pucchitapañhe. Saṅkhātadhammāseti saṅkhātadhammā vuccanti ñātadhammā tulitadhammā tīritadhammā. Sekkhāti satta sekkhā. Puthūti teyeva satta jane sandhāya puthūti vuttaṃ. Idhāti imasmiṃ sāsane. Nipakoti nepakkaṃ vuccati paññā, tāya samannāgatattā nipako, tvaṃ paṇḍito pabrūhīti yācati. Iriyanti vuttiṃ ācāraṃ gocaraṃ vihāraṃ paṭipattiṃ. Mārisāti
bhagavantaṃ ālapati. Sekkhānañca saṅkhātadhammānañca khīṇāsavānañca
paṭipattiṃ mayā pucchito paṇḍita, mārisa, mayhaṃ kathehīti ayamettha
saṅkhepattho.
Tuṇhī ahosīti kasmā yāva
tatiyaṃ puṭṭho tuṇhī ahosi? Kiṃ pañhe kaṅkhati, udāhu ajjhāsayeti?
Ajjhāsaye kaṅkhati, no pañhe. Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘satthā maṃ
sekkhāsekkhānaṃ āgamanīyapaṭipadaṃ kathāpetukāmo; sā ca khandhavasena
dhātuvasena āyatanavasena paccayākāravasenāti
bahūhi kāraṇehi sakkā kathetuṃ. Kathaṃ kathento nu kho satthu ajjhāsayaṃ
gahetvā kathetuṃ sakkhissāmī’’ti? Atha satthā cintesi – ‘‘ṭhapetvā maṃ
añño pattaṃ ādāya caranto sāvako nāma paññāya sāriputtasamo natthi.
Ayampi mayā pañhaṃ puṭṭho yāva tatiyaṃ tuṇhī eva. Pañhe nu kho kaṅkhati,
udāhu ajjhāsaye’’ti. Atha ‘‘ajjhāsaye’’ti ñatvā pañhakathanatthāya nayaṃ dadamāno bhūtamidanti, sāriputta, passasīti āha.
Tattha bhūtanti jātaṃ
nibbattaṃ, khandhapañcakassetaṃ nāmaṃ. Iti satthā ‘‘pañcakkhandhavasena,
sāriputta, imaṃ pañhaṃ kathehī’’ti therassa nayaṃ deti. Sahanayadānena
pana therassa tīre ṭhitapurisassa vivaṭo ekaṅgaṇo mahāsamuddo viya
nayasatena nayasahassena pañhabyākaraṇaṃ upaṭṭhāsi. Atha naṃ byākaronto bhūtamidanti, bhantetiādimāha. Tattha bhūtamidanti idaṃ nibbattaṃ khandhapañcakaṃ. Sammappaññāya passatīti saha vipassanāya maggapaññāya sammā passati. Paṭipanno hotīti sīlato paṭṭhāya yāva arahattamaggā nibbidādīnaṃ atthāya paṭipanno hoti. Tadāhārasambhavanti
idaṃ kasmā ārabhi? Etaṃ khandhapañcakaṃ āhāraṃ paṭicca ṭhitaṃ, tasmā
taṃ āhārasambhavaṃ nāma katvā dassetuṃ idaṃ ārabhi. Iti imināpi
pariyāyena sekkhapaṭipadā kathitā hoti. Tadāhāranirodhāti
tesaṃ āhārānaṃ nirodhena. Idaṃ kasmā ārabhi? Tañhi khandhapañcakaṃ
āhāranirodhā nirujjhati, tasmā taṃ āhāranirodhasambhavaṃ nāma katvā
dassetuṃ idaṃ ārabhi. Iti imināpi pariyāyena sekkhasseva paṭipadā
kathitā. Nibbidāti ādīni sabbāni kāraṇavacanānīti veditabbāni. Anupādā vimuttoti catūhi upādānehi kañci dhammaṃ agahetvā vimutto. Sādhu sādhūti iminā therassa byākaraṇaṃ sampahaṃsetvā sayampi tatheva byākaronto puna ‘‘bhūtamida’’ntiādimāhāti. Paṭhamaṃ.
dinh thống nhất
ReplyDeletegimiko
học chính trị
honey hamburg
honey hamburger
mua bán thẻ điện thoại
nydc coffee
phòng thi
phồ thông năng khiếu
roco coffee
trương thành lộc
dạy học ceo
dạy học kỹ năng
học viện ngoại giao
dạy học kinh doanh
dạy học quản lý
dạy học đàn nhạc
mua bán quần áo sỉ
dạy học phong thủy
mua bán tivi
trường quốc tế
dạy học kiểm toán
dạy học kế toán
kiểm kế toán
vay tiền vốn
thuê căn hộ chung cư rẻ
mua bán xe hơi ô tô
mua bán xuất nhập khẩu
tập đoàn him lam
tập đoàn flc
tập đoàn vingroup
rèn luyện viết chữ
dại học rmit
phẫu thuật thẩm mỹ
căn hộ vinhomes
căn hộ novaland
mua bán yến sào mạch
mua bán linh chi
tập đoàn unilever
tập đoàn bảo hiểm
tập đoàn prudential
đại học fpt
dạy học dj
dạy học lái xe hơi ô tô
trương thành tài
trương thành công
chuyển đổi tiền tệ
roco coffee
pocky
bán thời gian