Saturday, November 8, 2014

TẬP II - Chương I (a) - Phẩm (II) ĐỒ ĂN - Bài 18

Tập II - Chương I(a) – Phẩm (II) ĐỒ ĂN -
Bài 18. Timbaruka (Tạp 12.21 Đại 2,86b) (S.ii, 22)

XVIII. Timbaruka (Tạp 12.21 Ðại 2, 86b) (S.ii,22)
1) Trú ở Sàvatthi...

2) Rồi du sĩ Timbaruka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ tự mình làm ra?
Thế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Timbaruka.

4) -- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do người khác làm ra?
Thế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Timbaruka.

5) -- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?
Thế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Timbaruka.

6) -- Thưa Tôn giả Gotama, lạc khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra; vậy có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?
Thế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Timbaruka.

7) -- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải không có lạc khổ?

8) -- Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ. Này Timbaruka, có lạc khổ.
-- Nếu vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ.

9) -- Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ.

10) -- Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: " Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, không phải do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ không có?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ, này Timbaruka, có lạc khổ". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ". Vậy Tôn giả Gotama hãy nói lên cho con về lạc khổ. Vậy Tôn giả Gotama hãy thuyết cho con về lạc khổ.

11) -- Sự cảm thọ và người cảm thọ là cùng một người. Này Timbaruka, như Ông nói ban đầu: "Lạc khổ do tự mình làm ra", Ta nói không phải vậy.

12) Cảm thọ và người cảm thọ là khác nhau, này Timbaruka, như vậy đối với người bị cảm thọ, "lạc khổ do người khác làm ra", Ta nói không phải vậy.

13) Này Timbaruka, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo.
Vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

14) Khi được nói vậy, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... (như trên)... Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Chánh văn Pāi:
8. Timbarukasuttaṃ
18. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho timbaruko paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho timbaruko paribbājako bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkataṃ sukhadukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, timbarukā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ sukhadukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, timbarukā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca sukhadukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, timbarukā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana, bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ sukhadukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, timbarukā’ti bhagavā avoca . ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi sukhadukkha’nti? ‘Na kho, timbaruka, natthi sukhadukkhaṃ; atthi kho, timbaruka, sukhadukkha’nti. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo sukhadukkhaṃ na jānāti, na passatī’ti? ‘Na khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkhaṃ na jānāmi, na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkha’’’nti.
‘‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkataṃ sukhadukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, timbarukā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ sukhadukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, timbarukā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca sukhadukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, timbarukā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ sukhadukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, timbarukā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi sukhadukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘na kho, timbaruka, natthi sukhadukkhaṃ; atthi kho, timbaruka, sukhadukkha’nti vadesi. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo sukhadukkhaṃ na jānāti, na passatī’ti iti puṭṭho samāno ‘na khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkhaṃ na jānāmi, na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, timbaruka, sukhadukkha’nti vadesi. Ācikkhatu ca me bhavaṃ gotamo sukhadukkhaṃ. Desetu ca me bhavaṃ gotamo sukhadukkha’’nti.
‘‘‘Sā vedanā, so vedayatī’ti kho, timbaruka, ādito sato ‘sayaṃkataṃ sukhadukkha’nti evampāhaṃ na vadāmi. ‘Aññā vedanā, añño vedayatī’ti kho, timbaruka, vedanābhitunnassa sato ‘paraṃkataṃ sukhadukkha’nti evampāhaṃ na vadāmi. Ete te, timbaruka, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.
Evaṃ vutte, timbaruko paribbājako bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama…pe… esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti. Aṭṭhamaṃ.

Chú giải Pāi:
8. Timbarukasuttavaṇṇanā
18. Aṭṭhame sā vedanātiādi ‘‘sayaṃkataṃ sukhadukkha’’nti laddhiyā nisedhanatthaṃ vuttaṃ. Etthāpi satoti bhummattheyeva sāmivacanaṃ. Tatrāyaṃ atthadīpanā – ‘‘sā vedanā, so vediyatī’’ti kho, timbaruka, ādimhiyeva evaṃ sati ‘‘sayaṃkataṃ sukhadukkha’’nti ayaṃ laddhi hoti. Evañhi sati vedanāya eva vedanā katā hoti. Evañca vadanto imissā vedanāya pubbepi atthitaṃ anujānāti, sassataṃ dīpeti sassataṃ gaṇhāti. Kasmā? Tassa hi taṃ dassanaṃ etaṃ pareti, etaṃ sassataṃ upagacchatīti attho. Purimañhi atthaṃ sandhāyevetaṃ bhagavatā vuttaṃ bhavissati, tasmā aṭṭhakathāyaṃ taṃ yojetvāvassa attho dīpito. Evampāhaṃ na vadāmīti ahaṃ ‘‘sā vedanā, so vediyatī’’ti evampi na vadāmi. ‘‘Sayaṃkataṃ sukhadukkha’’nti evampi na vadāmīti attho.
Aññā vedanātiādi ‘‘paraṃkataṃ sukhadukkha’’nti laddhiyā paṭisedhanatthaṃ vuttaṃ. Idhāpi ayaṃ atthayojanā –‘‘aññā vedanā añño vediyatī’’ti kho, timbaruka, ādimhiyeva evaṃ sati pacchā yā purimapakkhe kārakavedanā, sā ucchinnā. Tāya pana kataṃ añño vediyatīti evaṃ uppannāya ucchedadiṭṭhiyā saddhiṃ sampayuttāya vedanāya abhitunnassa sato ‘‘paraṃkataṃ sukhadukkha’’nti ayaṃ laddhi hoti. Evañca vadanto kārako ucchinno, aññena paṭisandhi gahitāti ucchedaṃ dīpeti, ucchedaṃ gaṇhāti. Kasmā? Tassa hi taṃ dassanaṃ etaṃ pareti, etaṃ ucchedaṃ upagacchatīti attho. Idhāpi hi imāni padāni aṭṭhakathāyaṃ āharitvā yojitāneva. Imasmiṃ sutte vedanāsukhadukkhaṃ kathitaṃ. Tañca kho vipākasukhadukkhameva vaṭṭatīti vuttaṃ. Aṭṭhamaṃ.

No comments:

Post a Comment