Tập II - Chương I(c) – Phẩm (VII) ĐẠI PHẨM THỨ BẢY -
Bài 2. Hạng Người Ít Nghe (Tạp 12.8 Vô Văn, Đại 2, 82c)(S.ii,95)
Chánh văn tiếng Việt:Bài 2. Hạng Người Ít Nghe (Tạp 12.8 Vô Văn, Đại 2, 82c)(S.ii,95)
II. Hạng Người Ít Nghe (Tạp 12,8 Vô Văn, Ðại 2, 82a)
(S.ii,95)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, có thể
viễn ly, có thể giải thoát đối với cái thân do bốn đại tạo thành này.
3) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì họ thấy thân do bốn đại tạo thành
này được tăng, được giảm, được thủ, được xả. Do vậy, ở đây, kể vô văn phàm phu
có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát.
4) Và này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô
văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ
để có thể giải thoát.
5) Vì sao? Ðã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu đắm
trước, xem là của tôi, chấp thủ: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là
tự ngã của tôi". Do vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không đủ để
có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.
6) Này các Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho kẻ vô văn phàm phu đi đến với
thân do bốn đại tạo thành này, xem như là tự ngã, hơn là đối với tâm.
7) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được
thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm,
đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi
năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm,
đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các
Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử khéo chơn chánh
tư duy lý duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái
kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái
kia diệt".
9) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ, nên lạc
thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, nên lạc thọ được
khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, lạc thọ ấy được chấm
dứt.
10) Này các Tỷ-kheo do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ, nên khổ
thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ ấy diệt, nên khổ thọ được
khởi lên do duyên xúc đưa đến khổ thọ ấy diệt, khổ thọ ấy chấm dứt.
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc
thọ, nên bất khổ bất lạc thọ sanh khởi. Do xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc
thọ ấy diệt, nên bất khổ bất lạc thọ được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác
bất khổ bất lạc ấy diệt, bất khổ bất lạc thọ ấy chấm dứt.
12) Ví như, này các Tỷ-kheo, do hai khúc cây cọ xát hòa hợp nên
sức nóng được sanh, lửa được khởi lên. Do hai khúc cây ấy xa lìa tách biệt, nên
sức nóng ấy đoạn diệt, sức nóng ấy chấm dứt.
13) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc
thọ nên lạc thọ sanh khởi. Do xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, nên lạc thọ
được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác lạc thọ ấy diệt, lạc thọ ấy chấm
dứt.
14) Do duyên xúc đưa đến cảm giác khổ thọ...
15) Do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ, nên bất khổ
bất lạc thọ sanh khởi. Do duyên xúc đưa đến cảm giác bất khổ bất lạc thọ ấy
diệt, nên bất khổ bất lạc thọ ấy được khởi lên do duyên xúc đưa đến cảm giác bất
khổ bất lạc thọ ấy diệt, bất khổ bất lạc thọ ấy chấm dứt.
16) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối
với xúc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với thức.
Do nhàm chán nên viễn ly; do viễn ly nên giải thoát. Trong sự giải thoát trí
khởi lên, biết rằng: "Ta đã giải thoát", vị ấy biết rõ : "Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
Chánh văn Pāḷi:
2. Dutiyaassutavāsuttaṃ
62.
Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘assutavā, bhikkhave, puthujjano imasmiṃ
cātumahābhūtikasmiṃ kāyasmiṃ nibbindeyyapi virajjeyyapi vimucceyyapi.
Taṃ kissa hetu? Dissati, bhikkhave, imassa cātumahābhūtikassa kāyassa
ācayopi apacayopi ādānampi nikkhepanampi .
Tasmā tatrāssutavā puthujjano nibbindeyyapi virajjeyyapi vimucceyyapi.
Yañca kho etaṃ, bhikkhave, vuccati cittaṃ itipi, mano itipi, viññāṇaṃ
itipi, tatrāssutavā puthujjano nālaṃ nibbindituṃ nālaṃ virajjituṃ nālaṃ
vimuccituṃ. Taṃ kissa hetu? Dīgharattañhetaṃ, bhikkhave, assutavato
puthujjanassa ajjhositaṃ mamāyitaṃ parāmaṭṭhaṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi,
eso me attā’ti. Tasmā tatrāssutavā puthujjano nālaṃ nibbindituṃ nālaṃ
virajjituṃ nālaṃ vimuccituṃ’’.
‘‘Varaṃ, bhikkhave, assutavā puthujjano imaṃ
cātumahābhūtikaṃ kāyaṃ attato upagaccheyya, na tveva cittaṃ. Taṃ kissa
hetu? Dissatāyaṃ, bhikkhave, cātumahābhūtiko kāyo ekampi vassaṃ
tiṭṭhamāno dvepi vassāni tiṭṭhamāno tīṇipi vassāni tiṭṭhamāno cattāripi
vassāni tiṭṭhamāno pañcapi vassāni tiṭṭhamāno dasapi vassāni tiṭṭhamāno
vīsatipi vassāni tiṭṭhamāno tiṃsampi vassāni tiṭṭhamāno cattārīsampi
vassāni tiṭṭhamāno paññāsampi vassāni tiṭṭhamāno vassasatampi
tiṭṭhamāno, bhiyyopi tiṭṭhamāno. Yañca kho etaṃ, bhikkhave, vuccati
cittaṃ itipi, mano itipi, viññāṇaṃ itipi, taṃ rattiyā ca divasassa ca
aññadeva uppajjati aññaṃ nirujjhati.
‘‘Tatra , bhikkhave, sutavā
ariyasāvako paṭiccasamuppādaṃyeva sādhukaṃ yoniso manasi karoti – ‘iti
imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati; imasmiṃ asati idaṃ
na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhatī’ti. Sukhavedaniyaṃ, bhikkhave,
phassaṃ paṭicca uppajjati sukhavedanā. Tasseva sukhavedaniyassa
phassassa nirodhā yaṃ tajjaṃ vedayitaṃ sukhavedaniyaṃ phassaṃ paṭicca
uppannā sukhavedanā sā nirujjhati sā vūpasammati. Dukkhavedaniyaṃ,
bhikkhave, phassaṃ paṭicca uppajjati dukkhavedanā. Tasseva
dukkhavedaniyassa phassassa nirodhā yaṃ tajjaṃ vedayitaṃ dukkhavedaniyaṃ
phassaṃ paṭicca uppannā dukkhavedanā sā
nirujjhati sā vūpasammati. Adukkhamasukhavedaniyaṃ, bhikkhave, phassaṃ
paṭicca uppajjati adukkhamasukhavedanā. Tasseva
adukkhamasukhavedaniyassa phassassa nirodhā yaṃ tajjaṃ vedayitaṃ
adukkhamasukhavedaniyaṃ phassaṃ paṭicca uppannā adukkhamasukhavedanā sā
nirujjhati sā vūpasammati.
‘‘Seyyathāpi , bhikkhave,
dvinnaṃ kaṭṭhānaṃ saṅghaṭṭanasamodhānā usmā jāyati tejo abhinibbattati.
Tesaṃyeva dvinnaṃ kaṭṭhānaṃ nānākatavinibbhogā [nānābhāvāvinikkhepā (sī. pī.) ma. ni. 3.357]
yā tajjā usmā sā nirujjhati sā vūpasammati; evameva kho, bhikkhave,
sukhavedaniyaṃ phassaṃ paṭicca uppajjati sukhavedanā. Tasseva
sukhavedaniyassa phassassa nirodhā yaṃ tajjaṃ vedayitaṃ sukhavedaniyaṃ
phassaṃ paṭicca uppannā sukhavedanā sā nirujjhati sā vūpasammati…pe…
adukkhamasukhavedaniyaṃ phassaṃ paṭicca uppajjati adukkhamasukhavedanā.
Tasseva adukkhamasukhavedaniyassa phassassa nirodhā yaṃ tajjaṃ vedayitaṃ
adukkhamasukhavedaniyaṃ phassaṃ paṭicca uppannā adukkhamasukhavedanā sā
nirujjhati sā vūpasammati.
‘‘Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako
phassepi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati,
saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati; nibbindaṃ virajjati,
virāgā vimuccati, vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti,
vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti
pajānātī’’ti. Dutiyaṃ. Chú giải Pāḷi:
2. Dutiyaassutavāsuttavaṇṇanā
62. Dutiye sukhavedaniyanti sukhavedanāya paccayaṃ. Phassanti
cakkhusamphassādiṃ. Nanu ca cakkhusamphasso sukhavedanāya paccayo na
hotīti? Sahajātapaccayena na hoti, upanissayapaccayena pana
javanavedanāya hoti , taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Sotasamphassādīsupi eseva nayo. Tajjanti tajjātikaṃ tassāruppaṃ, tassa phassassa anurūpanti attho. Dukkhavedaniyantiādi vuttanayeneva veditabbaṃ. Saṅghaṭṭanasamodhānāti saṅghaṭṭanena ceva samodhānena ca, saṅghaṭṭanasampiṇḍanenāti attho. Usmāti uṇhākāro. Tejo abhinibbattatīti aggicuṇṇo nikkhamatīti na gahetabbaṃ, usmākārasseva pana etaṃ vevacanaṃ. Tattha dvinnaṃ kaṭṭhānanti
dvinnaṃ araṇīnaṃ. Tattha adhoaraṇī viya vatthu, uttarāraṇī viya
ārammaṇaṃ, saṅghaṭṭanaṃ viya phasso, usmādhātu viya vedanā. Dutiyaṃ.
No comments:
Post a Comment