Tập II - Chương I(b) – Phẩm (V) GIA CHỦ Bài 4. Thế Giới (S.ii,73)
Chánh văn tiếng Việt:
IV. Thế Giới (S.ii,73)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) ... Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự tập khởi và sự đoạn diệt
của thế giới. Hãy nghe...
I
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?
4) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ
họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái
nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh,
nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là thế giới tập khởi.
5) Do duyên lỗ tai và các tiếng...
6) Do duyên lỗ mũi và các hương...
7) Do duyên lưỡi và các vị...
8) Do duyên thân và các xúc...
9) Do duyên ý với các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên
có xúc. Do duyên xúc nên có thọ... Do duyên sanh nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu,
não, sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, đây là sự tập khởi của thế giới.
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?
11) Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ
họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham,
đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây
là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Ðây là thế giới đoạn diệt.
12) Do duyên lỗ tai và các tiếng...
13) Do duyên lỗ mũi và các hương...
14) Do duyên lưỡi và các vị...
15) Do duyên thân và các xúc...
16) Do duyên ý và các pháp, ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên
có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn
diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là
sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
17) Này các Tỷ-kheo, đây là thế giới đoạn diệt.
4. Lokasuttaṃ
44. Sāvatthiyaṃ
viharati…pe… ‘‘lokassa, bhikkhave, samudayañca atthaṅgamañca desessāmi.
Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ,
bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa samudayo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ
saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā; taṇhāpaccayā
upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā
jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho,
bhikkhave, lokassa samudayo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde
ca…pe… ghānañca paṭicca gandhe ca… jivhañca paṭicca rase ca… kāyañca
paṭicca phoṭṭhabbe ca… manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ.
Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā…pe… jātipaccayā jarāmaraṇaṃ
sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Ayaṃ kho, bhikkhave,
lokassa samudayo.
‘‘Katamo ca, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo?
Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati
phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya
asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho…pe…
evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho,
bhikkhave, lokassa atthaṅgamo.
‘‘Sotañca paṭicca sadde ca…pe… ghānañca
paṭicca gandhe ca… jivhañca paṭicca rase ca… kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe
ca… manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati
phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya
asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho…pe…
evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, lokassa atthaṅgamo’’ti. Catutthaṃ.
4. Lokasuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment