Tập II - Chương I(b) – Phẩm (V) GIA CHỦ
Bài 9. Thánh Đệ Tử (Tạp 14,8 Thánh đệ tử. Đại 2,98b)(S.ii,77)
Bài giảng:Bài 9. Thánh Đệ Tử (Tạp 14,8 Thánh đệ tử. Đại 2,98b)(S.ii,77)
https://www.youtube.com/watch?v=z0PvhqHEAWA
http://www.mediafire.com/listen/unyhdd4rg9y2kp2/141211_TUK2_Ch1_P5-Bai9,10_P6-Bai1,2.mp3
Chánh văn tiếng Việt:
IX. Thánh Ðệ Tử (Tạp 14,8 Thánh đệ tử. Ðại 2,98b)
(S.ii,77)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không có suy nghĩ như
sau: "Do cái gì có mặt, cái gì hiện hữu? Do cái gì sanh khởi, cái gì sanh khởi?
Do cái gì có mặt, các hành hiện hữu? Do cái gì có mặt, danh sắc hiện hữu? Do cái
gì có mặt, sáu xứ hiện hữu? Do cái gì có mặt, xúc hiện hữu? Do cái gì có mặt,
thọ hiện hữu? Do cái gì có mặt, ái hiện hữu? Do cái gì có mặt, thủ hiện hữu? Do
cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Do cái gì có mặt, sanh hiện hữu? Do cái gì có mặt,
già chết hiện hữu?"
3) Này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không duyên người khác,
ở đây có trí như sau: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh
khởi, cái kia sanh khởi. Do duyên vô minh nên có hành. Do duyên hành nên có
thức. Do duyên thức nên có danh sắc... Do duyên sanh nên có già chết. Vị ấy hiểu
biết như vậy. Như vậy là sự sanh khởi của thế giới này".
4) Này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không có suy nghĩ như
sau: "Do cái gì không có mặt, cái gì không hiện hữu? Do cái gì diệt, cái gì
diệt? Do cái gì không có mặt, hành không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, thức
không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, danh sắc không hiện hữu? Do cái gì không
có mặt, sáu xứ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, xúc không hiện hữu? Do
cái gì không có mặt, thọ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, ái không hiện
hữu? Do cái gì không có mặt, thủ không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, hữu
không hiện hữu? Do cái gì không có mặt, sanh không hiện hữu? Do cái gì không có
mặt, già chết không hiện hữu?".
5) Này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không duyên theo người
khác, ở đây có trí như sau: "Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do
cái này diệt, cái kia diệt. Do vô minh không có mặt, các hành không hiện hữu. Do
các hành không có mặt, thức không hiện hữu. Do thức không có mặt, danh sắc không
hiện hữu. Do danh sắc không có mặt, sáu xứ không hiện hữu. Do sáu xứ không có
mặt, xúc không hiện hữu. Do xúc không có mặt, thọ không hiện hữu. Do thọ không
có mặt, ái không hiện hữu. Do ái không có mặt, thủ không hiện hữu. Do thủ không
có mặt, hữu không hiện hữu. Do hữu không có mặt, sanh không hiện hữu. Do sanh
không có mặt, già chết không hiện hữu". Vị ấy hiểu biết như vậy. Như vậy là sự
đoạn diệt của thế giới này.
6) Và này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử như thật biết sự tập
khởi và sự đoạn diệt của thế gian như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử này
được gọi là kiến đạt... (như trên)... đã đứng gõ cửa bất tử.
Chánh văn Pāḷi:
9. Ariyasāvakasuttaṃ
49. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘na ,
bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ sati
kiṃ hoti, kissuppādā kiṃ uppajjati? (Kismiṃ sati saṅkhārā honti, kismiṃ
sati viññāṇaṃ hoti,) [( ) etthantare pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] kismiṃ sati nāmarūpaṃ hoti, kismiṃ sati saḷāyatanaṃ hoti, kismiṃ sati phasso hoti, kismiṃ sati vedanā
hoti, kismiṃ sati taṇhā hoti, kismiṃ sati upādānaṃ hoti, kismiṃ sati
bhavo hoti, kismiṃ sati jāti hoti, kismiṃ sati jarāmaraṇaṃ hotī’’’ti?
‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa
aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā
idaṃ uppajjati. (Avijjāya sati saṅkhārā honti; saṅkhāresu sati viññāṇaṃ
hoti;) [( ) etthakesu pāṭhā kesuci potthakesu na dissantīti sī. pī. potthakesu dassitā. tathā sati anantarasuttaṭīkāya sameti] viññāṇe sati nāmarūpaṃ hoti; nāmarūpe sati saḷāyatanaṃ hoti ;
saḷāyatane sati phasso hoti; phasse sati vedanā hoti; vedanāya sati
taṇhā hoti; taṇhāya sati upādānaṃ hoti; upādāne sati bhavo hoti; bhave
sati jāti hoti; jātiyā sati jarāmaraṇaṃ hotī’ti. So evaṃ pajānāti –
‘evamayaṃ loko samudayatī’’’ti.
‘‘Na , bhikkhave, sutavato
ariyasāvakassa evaṃ hoti – ‘kiṃ nu kho kismiṃ asati kiṃ na hoti, kissa
nirodhā kiṃ nirujjhati? (Kismiṃ asati saṅkhārā na honti, kismiṃ asati
viññāṇaṃ na hoti,) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā]
kismiṃ asati nāmarūpaṃ na hoti, kismiṃ asati saḷāyatanaṃ na hoti,
kismiṃ asati phasso na hoti, kismiṃ asati vedanā na hoti, kismiṃ asati
taṇhā na hoti, kismiṃ asati upādānaṃ na hoti, kismiṃ asati bhavo na
hoti, kismiṃ asati jāti na hoti, kismiṃ asati jarāmaraṇaṃ na hotī’’’ti?
‘‘Atha kho, bhikkhave, sutavato ariyasāvakassa
aparappaccayā ñāṇamevettha hoti – ‘imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa
nirodhā idaṃ nirujjhati. (Avijjāya asati saṅkhārā na honti; saṅkhāresu
asati viññāṇaṃ na hoti;) [( ) etthantare pāṭhāpi tattha tatheva dassitā] viññāṇe asati nāmarūpaṃ na hoti; nāmarūpe asati saḷāyatanaṃ
na hoti…pe… bhavo na hoti… jāti na hoti… jātiyā asati jarāmaraṇaṃ na
hotī’ti. So evaṃ pajānāti – ‘evamayaṃ loko nirujjhatī’’’ti.
‘‘Yato kho, bhikkhave,
ariyasāvako evaṃ lokassa samudayañca atthaṅgamañca yathābhūtaṃ pajānāti,
ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi…pe…
amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati itipī’’ti. Navamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
9. Ariyasāvakasuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment