Tập II - Chương I(b) – Phẩm (VI) CÂY
Bài 7. Cây Non (Tạp 12,1 Chủng Thọ, Đại 2,79a)(S.ii,89)
Chánh văn tiếng Việt:Bài 7. Cây Non (Tạp 12,1 Chủng Thọ, Đại 2,79a)(S.ii,89)
VII. Cây Non (Tạp 12,1 Chủng Thọ, Ðại 2, 79a) (S.ii.89)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết
sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ được sanh khởi... (như trên)... Như
vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
3) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây non, có người thỉnh thoảng vun
xới các rễ, thỉnh thoảng bỏ thêm phân, thỉnh thoảng tưới thêm nước. Này các
Tỷ-kheo, cây non ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, có thể lớn
lên, tăng trưởng, lớn mạnh.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp
kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ sanh khởi... (như trên)... Như
vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
5) Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết
sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn
bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
6) Này các Tỷ-kheo, ví như một cây non, có người đến, cầm cái cuốc
và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ của cây ấy, sau khi chặt đứt, người ấy đào cái
mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con và
rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc. Sau khi chặt từng khúc, người
ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng
miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi phơi giữa nắng và gió, người
ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi vun
thành đống tro, người ấy sàng tro ấy giữa gió lớn hay đổ tro ấy vào dòng nước
mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cây non ấy, rễ bị cắt đứt, làm
thành như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, trong tương lai không thể
sống lại được.
7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các
pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như
vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
Chánh văn Pāḷi:
7. Taruṇarukkhasuttaṃ
57.
Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu
assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati. Taṇhāpaccayā upādānaṃ…pe…
evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, taruṇo rukkho. Tassa puriso kālena kālaṃ mūlāni palimajjeyya [palisanneyya (sī.), palisajjeyya (syā. kaṃ. pī.), palipaṭṭheyya (ka.), palisandeyya, palibandheyya (ṭīkānurūpaṃ)] kālena kālaṃ paṃsuṃ dadeyya, kālena kālaṃ
udakaṃ dadeyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho tadāhāro tadupādāno
vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjeyya. Evameva kho, bhikkhave,
saṃyojaniyesu dhammesu assādānupassino viharato taṇhā pavaḍḍhati.
Taṇhāpaccayā upādānaṃ…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa
samudayo hoti.
‘‘Saṃyojaniyesu, bhikkhave, dhammesu
ādīnavānupassino viharato taṇhā nirujjhati. Taṇhānirodhā
upādānanirodho…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.
‘‘Seyyathāpi , bhikkhave,
taruṇo rukkho. Atha puriso āgaccheyya kuddālapiṭakaṃ ādāya…pe… nadiyā vā
sīghasotāya pavāheyya. Evañhi so, bhikkhave, taruṇo rukkho ucchinnamūlo
assa tālāvatthukato anabhāvaṅkato āyatiṃ anuppādadhammo. Evameva kho,
bhikkhave, saṃyojaniyesu dhammesu ādīnavānupassino viharato taṇhā
nirujjhati. Taṇhānirodhā upādānanirodho…pe… evametassa kevalassa
dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Sattamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7. Taruṇarukkhasuttavaṇṇanā
57-59. Sattame taruṇoti ajātaphalo. Palimajjeyyāti sodheyya. Paṃsuṃ dadeyyāti thaddhapharusapaṃsuṃ haritvā mudugomayacuṇṇamissaṃ madhurapaṃsuṃ pakkhipeyya. Vuddhinti
vuddhiṃ āpajjitvā pupphūpago pupphaṃ, phalūpago phalaṃ gaṇheyya. Idaṃ
panettha opammasaṃsandanaṃ – taruṇarukkho viya hi tebhūmakavaṭṭaṃ,
rukkhajaggako puriso viya vaṭṭanissito puthujjano, mūlaphalasantānādīni
viya tīhi dvārehi kusalākusalakammāyūhanaṃ, rukkhassa vuḍḍhiāpajjanaṃ
viya puthujjanassa tīhi dvārehi kammaṃ āyūhato aparāparaṃ vaṭṭappavatti.
Vivaṭṭaṃ vuttanayeneva veditabbaṃ. Aṭṭhamanavamāni uttānatthāneva.
Sattamādīni.
No comments:
Post a Comment