Tuesday, December 2, 2014

Tập II - Chương I(b) – Tương Ưng NHÂN DUYÊN - Phẩm (IV) KALARA - Vị Sát Đế Lỵ

Tập II - Chương I(b) – Phẩm (IV) Kalāra-VỊ SÁT ĐẾ LỴ
Bài X. Cetanā: Tư Tâm Sở (Tạp 14.21, Tử Lường, Ðại 2, 100b)(S.ii,66)

Chánh văn tiếng Việt:
X. Tư Tâm Sở (Tạp 14.21 Tư Lường, Ðại 2, 100b) (S.ii,66)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) ... Này các Tỷ-kheo, cái gì chúng ta tư niệm, cái gì chúng ta tư lường, cái gì chúng ta có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức an trú.
3) Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có thiên về, hướng về (hệ trước: nati). Do có thiên về, hướng về nên có sự đi đến tái sanh. Do có sự đi đến tái sanh nên có từ bỏ và sanh khởi. Do có từ bỏ và sanh khởi nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
4) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường, nhưng chỉ có thầm ý, thời cái ấy là sở duyên cho thức an trú. Do sự có mặt của sở duyên nên thức an trú.
5) Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có thiên về, hướng về. Do có thiên về, hướng về nên có sự đi đến tái sanh. Do có sự đi đến tái sanh nên có từ bỏ và sanh khởi. Do có từ bỏ và sanh khởi, nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
6) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên không có mặt nên thức không có an trú.
7) Do thức ấy không an trú, không tăng trưởng nên không có thiên về, hướng về. Do không có thiên về, hướng về nên không có đi đến tái sanh. Do không có sự đi đến tái sanh nên không có từ bỏ và sanh khởi. Do không có từ bỏ và sanh khởi nên trong tương lai sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Chánh văn Pāi:
10. Tatiyacetanāsuttaṃ
40. Sāvatthiyaṃ viharati…pe… ‘‘yañca , bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nati hoti. Natiyā sati āgatigati hoti. Āgatigatiyā sati cutūpapāto hoti. Cutūpapāte sati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.
‘‘No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti atha ce anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nati hoti. Natiyā sati āgatigati hoti. Āgatigatiyā sati cutūpapāto hoti. Cutūpapāte sati āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
‘‘Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṃ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe nati na hoti. Natiyā asati āgatigati na hoti. Āgatigatiyā asati cutūpapāto na hoti. Cutūpapāte asati āyatiṃ jāti jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Dasamaṃ.

Chú giải Pāḷi:
10. Tatiyacetanāsuttavaṇṇanā
40. Dasame natīti taṇhā. Sā hi piyarūpesu rūpādīsu namanaṭṭhena ‘‘natī’’ti vuccati. Āgati gati hotīti āgatimhi gati hoti, āgate paccupaṭṭhite kamme vā kammanimitte vā gahinimitte vā paṭisandhivasena viññāṇassa gati hoti. Cutūpapātoti evaṃ viññāṇassa āgate paṭisandhivisaye gatiyā sati ito cavanasaṅkhātā cuti, tatthūpapattisaṅkhāto upapātoti ayaṃ cutūpapāto nāma hoti. Evaṃ imasmiṃ sutte natiyā ca āgatigatiyā ca antare ekova sandhi kathitoti. Dasamaṃ.
Kaḷārakhattiyavaggo catuttho.

No comments:

Post a Comment