Chánh văn tiếng Việt:
VII. Sona (Tạp 1,20, Thu-lữ-na, Ðại 2,6a) (S.iii,48)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Sona, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Thế Tôn nói với Sona, con một gia chủ, đang ngồi một bên:
4) -- Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
5) ... quán thọ vô thường, khổ, biến hoại...
6) ... quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại...
7) ... quán các hành vô thường, khổ, biến hoại...
8) ... quán thức vô thường, khổ, biến hoại là : "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
9) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
10-12) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
13) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
14) Ông nghĩ thế nào, này Sona, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Thọ là thường hay vô thường?...
16) Tưởng là thường hay vô thường?...
17) Các hành là thường hay vô thường?...
18) Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý hay chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
19) -- Do vậy, này Sona, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20-22) Phàm thọ gì... phàm tưởng gì... phàm các hành gì...
23) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
24) Nếu thấy vậy, này Sona, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
VIII. Sona (Tạp 1,31, Thu-lữ-na, Ðại 2,6c) (S.iii,50)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagala (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Sona, con vị gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên.
3) Thế Tôn nói với Sona, con vị gia chủ, đang ngồi một bên:
4) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Sona, không biết rõ sắc, không biết rõ (nappajananti) sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ thức, không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này Sona, không những không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; những vị ấy trong đời sống hiện tại, cũng không tự mình chứng tri với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
5) Còn những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Sona, biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này Sona, không những được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; những vị Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, còn tự mình chứng tri với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
Chánh văn Pāḷi:
7. Soṇasuttaṃ
49. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho soṇo gahapatiputto yena bhagavā tenupasaṅkami …pe… ekamantaṃ nisinnaṃ kho soṇaṃ gahapatiputtaṃ bhagavā etadavoca –
‘‘Ye hi keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā aniccena rūpena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccāya vedanāya dukkhāya vipariṇāmadhammāya ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccāya saññāya… aniccehi saṅkhārehi dukkhehi vipariṇāmadhammehi ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā? Aniccena viññāṇena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘sadisohamasmī’ti vā samanupassanti; ‘hīnohamasmī’ti vā samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa adassanā?
‘‘Ye ca kho keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā aniccena rūpena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’tipi na samanupassanti ; ‘sadisohamasmī’tipi na samanupassanti ; ‘hīnohamasmī’tipi na samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa dassanā? Aniccāya vedanāya… aniccāya saññāya… aniccehi saṅkhārehi… aniccena viññāṇena dukkhena vipariṇāmadhammena ‘seyyohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘sadisohamasmī’tipi na samanupassanti; ‘hīnohamasmī’tipi na samanupassanti; kimaññatra yathābhūtassa dassanā?
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, soṇa, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’… ‘‘saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Tasmātiha , soṇa, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
‘‘Yā kāci vedanā… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
‘‘Evaṃ passaṃ, soṇa, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Sattamaṃ.
8. Dutiyasoṇasuttaṃ
50. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho soṇo gahapatiputto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho soṇaṃ gahapatiputtaṃ bhagavā etadavoca –
‘‘Ye hi keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā rūpaṃ nappajānanti, rūpasamudayaṃ nappajānanti, rūpanirodhaṃ nappajānanti, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; vedanaṃ nappajānanti, vedanāsamudayaṃ nappajānanti, vedanānirodhaṃ nappajānanti, vedanānirodhagāminiṃ paṭipadaṃnappajānanti; saññaṃ nappajānanti…pe… saṅkhāre nappajānanti, saṅkhārasamudayaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; viññāṇaṃ nappajānanti, viññāṇasamudayaṃ nappajānanti, viññāṇanirodhaṃ nappajānanti, viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti. Na me te, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti.
‘‘Ye ca kho keci, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā rūpaṃ pajānanti , rūpasamudayaṃ pajānanti, rūpanirodhaṃ pajānanti, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti; vedanaṃ pajānanti…pe… saññaṃ pajānanti… saṅkhāre pajānanti… viññāṇaṃ pajānanti, viññāṇasamudayaṃ pajānanti, viññāṇanirodhaṃ pajānanti, viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti. Te ca kho me, soṇa, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā, te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7-8. Soṇasuttādivaṇṇanā
No comments:
Post a Comment