Bài 9 - Rādha (Tạp 6, Đại 2,37c)(S.iii, 79) -
Bài 10 - Surādha (S.iii, 80)
Chánh văn tiếng Việt:
VIII. Chỉ Trú Cho Ô Nhiễm (Tạp 1, Ðại 2,4a) (S.iii,79)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con....
4) -- Cái gì làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
-- Con đã hiểu, bạch Thế Tôn! Con đã hiểu bạch Thiện Thệ.
5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
6) -- Sắc làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, bạch Thế Tôn, ở đây con cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, ở đây, con cần phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo. Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Sắc là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng.. Các hành... Thức là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa!
IX. Ràdha (Tạp 6, Ðại 2,37c) (S.iii,79)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2-3) Rồi Tôn giả Ràdha đi đến Thế Tôn sau khi đến... bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân thể có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên"?
4) -- Này Ràdha, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần được thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
5) Phàm có thọ...
6) Phàm có tưởng...
7) Phàm có các hành...
8) Phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần được thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Này Ràdha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên".
10). .. Tôn giả Ràdha trở thành một vị A-la-hán nữa.
X. Suràdha (S.iii,80)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2-3). .. Rồi Tôn giả Suràdha bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân thể có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn", vượt ngoài mọi phân biệt, thuần tịnh, khéo giải thoát?
4) -- Này Suràdha, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại... xa hay gần; sau khi thấy với chánh trí tuệ như thật tất cả các sắc là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", (vị ấy) được giải thoát, không có chấp thủ.
5-7) Phàm có thọ gì... có tưởng gì... có hành gì...
8) Phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; sau khi như thật thấy với chánh trí tuệ tất cả các thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", (vị ấy) được giải thoát, không có chấp thủ.
9) Này Suràdha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn", vượt ngoài mọi phân biệt, thuần tịnh, khéo giải thoát.
10) Rồi Tôn giả Suràdha... trở thành một vị A-la-hán nữa.
Chánh văn Pāḷi:
8. Rajanīyasaṇṭhitasuttaṃ
70. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho aññataro bhikkhu…pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā…pe… vihareyya’’nti. ‘‘Yaṃ kho, bhikkhu, rajanīyasaṇṭhitaṃ; tatra te chando pahātabbo’’ti. ‘‘Aññātaṃ, bhagavā; aññātaṃ, sugatā’’ti.
‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsī’’ti? ‘‘Rūpaṃ kho, bhante, rajanīyasaṇṭhitaṃ; tatra me chando pahātabbo. Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ rajanīyasaṇṭhitaṃ; tatra me chando pahātabbo. Imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī’’ti.
‘‘Sādhu sādhu bhikkhu! Sādhu kho tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi. Rūpaṃ kho, bhikkhu, rajanīyasaṇṭhitaṃ; tatra te chando pahātabbo. Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ rajanīyasaṇṭhitaṃ; tatra te chando pahātabbo. Imassa kho, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti…pe… aññataro ca pana so bhikkhu arahataṃ ahosīti. Aṭṭhamaṃ.
9. Rādhasuttaṃ
71. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā rādho yena bhagavā tenupasaṅkami ; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti? ‘‘Yaṃ kiñci, rādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, rādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti…pe… aññataro ca panāyasmā rādho arahataṃ ahosīti. Navamaṃ.
10. Surādhasuttaṃ
72. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā surādho bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti, vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti? ‘‘Yaṃkiñci, surādha, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti. Yā kāci vedanā… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti. Evaṃ kho, surādha, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye, bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti…pe… aññataro ca panāyasmā surādho arahataṃ ahosīti. Dasamaṃ.
Arahantavaggo sattamo.
Chú giải Pāḷi:
8-10. Rajanīyasaṇṭhitasuttādivaṇṇanā
70-72. Aṭṭhame rajanīyasaṇṭhitanti rajanīyena ākārena saṇṭhitaṃ, rāgassa paccayabhāvena ṭhitanti attho. Navamadasamāni rāhulasaṃyutte vuttanayeneva veditabbānīti. Aṭṭhamādīni.
Arahantavaggo sattamo.
No comments:
Post a Comment