Saturday, March 14, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (V) TỰ MÌNH LÀM HÒN ĐẢO - Bài 5

Bài 5 - Quán Kiến (Tạp 2,13, Giác, Đại 2, 11b)(S.iii, 46) 

Chánh văn tiếng Việt:
V. Quán Kiến (Tạp 2,13, Giác, Ðại 2,11b) (S.iii,46)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tự ngã dưới nhiều hình thức sai khác, quán cả năm thủ uẩn hay quán một trong năm thủ uẩn.
4) Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, ở đây kẻ vô văn phàm phu không được thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Nếu quán như vậy, thời đi đến chấp kiến: "Tôi là".
5) Này các Tỷ-kheo, khi đi đến chấp kiến: "Tôi là", thời năm căn nhập vào avakkanti (hiện hữu), tức là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
6) Này các Tỷ-kheo, có ý, có các pháp, có vô minh giới. Cảm xúc bởi cảm thọ, cảm thọ này sanh do xúc chạm với vô minh; kẻ vô văn phàm phu đi đến chấp kiến: "Tôi là", đi đến chấp kiến: "Cái này là tôi", đi đến chấp kiến: " Tôi sẽ là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ không là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với vô sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với không tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với phi tưởng phi phi tưởng".

7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do năm căn an trú ở đây, nhưng đối với vị Ða văn Thánh đệ tử, vô minh được đoạn trừ và minh khởi lên. Do vô minh được viễn ly, do minh sanh khởi, không đi đến chấp kiến: "Tôi là", không đi đến chấp kiến: "Cái này là tôi", không đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu"... "Tôi sẽ không hiện hữu"... "Tôi sẽ hiện hữu với sắc"... "Tôi sẽ hiện hữu với vô sắc"... "Tôi sẽ hiện hữu với tưởng"... "Tôi sẽ hiện hữu với vô tưởng", không đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với phi tưởng phi phi tưởng".

Chánh văn Pāḷi:
5. Samanupassanāsuttaṃ
47. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā anekavihitaṃ attānaṃ samanupassamānā samanupassanti, sabbete pañcupādānakkhandhe samanupassanti, etesaṃ vā aññataraṃ. Katame pañca? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ’’.
‘‘Iti ayañceva samanupassanā ‘asmī’ti cassa avigataṃ [adhigataṃ (bahūsu)] hoti. ‘Asmī’ti kho pana, bhikkhave, avigate pañcannaṃ indriyānaṃ avakkanti hoti – cakkhundriyassa sotindriyassa ghānindriyassa jivhindriyassa kāyindriyassa. Atthi, bhikkhave, mano, atthi dhammā, atthi avijjādhātu. Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa ‘asmī’tipissa hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa hoti; ‘bhavissa’ntipissa hoti; ‘na bhavissa’ntipissa hoti; ‘rūpī bhavissa’ntipissa hoti; ‘arūpī bhavissa’ntipissa hoti; ‘saññī bhavissa’ntipissa hoti; ‘asaññī bhavissa’ntipissa hoti; ‘nevasaññīnāsaññī bhavissa’ntipissa hoti’’.
‘‘Tiṭṭhanteva kho [tiṭṭhanti kho pana (sī. syā. kaṃ. pī.)], bhikkhave, tattheva [tatheva (katthaci)] pañcindriyāni. Athettha sutavato ariyasāvakassa avijjā pahīyati, vijjā uppajjati. Tassa avijjāvirāgā vijjuppādā ‘asmī’tipissa na hoti; ‘ayamahamasmī’tipissa na hoti; ‘bhavissa’nti… ‘na bhavissa’nti… rūpī… arūpī … saññī… asaññī… ‘nevasaññīnāsaññī bhavissa’ntipissa na hotī’’ti. Pañcamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
5. Samanupassanāsuttavaṇṇanā
47. Pañcame pañcupādānakkhandhe samanupassanti etesaṃ vā aññataranti paripuṇṇagāhavasena pañcakkhandhe samanupassanti, aparipuṇṇagāhavasena etesaṃ aññataraṃ.Iti ayañceva samanupassanāti iti ayañca diṭṭhisamanupassanā. Asmīti cassa avigataṃ hotīti yassa ayaṃ samanupassanā atthi, tasmiṃ asmīti taṇhāmānadiṭṭhisaṅkhātaṃ papañcattayaṃ avigatameva hoti. Pañcannaṃindriyānaṃ avakkanti hotīti tasmiṃ kilesajāte sati kammakilesapaccayānaṃ pañcannaṃ indriyānaṃ nibbatti hoti.
Atthi, bhikkhave, manoti idaṃ kammamanaṃ sandhāya vuttaṃ. Dhammāti ārammaṇaṃ. Avijjādhātūti javanakkhaṇe avijjā. Avijjāsamphassajenāti avijjāsampayuttaphassatojātena. Apica manoti bhavaṅgakkhaṇe vipākamanodhātu, āvajjanakkhaṇe kiriyamanodhātu. Dhammādayo vuttappakārāva. Asmītipissa hotīti taṇhāmānadiṭṭhivasena asmīti evampissa hoti. Ito paresu ayamahamasmīti rūpādīsu kiñcideva dhammaṃ gahetvā ‘‘ayaṃ ahamasmī’’ti attadiṭṭhivasena vuttaṃ. Bhavissanti sassatadiṭṭhivasena. Na bhavissanti ucchedadiṭṭhivasena. Rūpī bhavissantiādīni sabbāni sassatameva bhajanti. Athetthāti atha tenevākārena ṭhitesu etesu indriyesu. Avijjā pahīyatīti catūsu saccesu aññāṇabhūtā avijjā pahīyati. Vijjā uppajjatīti arahattamaggavijjā uppajjati. Evamettha asmīti taṇhāmānadiṭṭhiyo. Kammassa pañcannañca indriyānaṃ antare eko sandhi, vipākamanaṃ pañcindriyapakkhikaṃ katvā pañcannañca indriyānaṃ kammassa ca antare eko sandhīti. Iti tayo papañcā atīto addhā, indriyādīni paccuppanno addhā, tattha kammamanaṃ ādiṃ katvā anāgatassa paccayo dassitoti. Pañcamaṃ.

No comments:

Post a Comment