Chánh văn tiếng Việt:
VI. Chánh Ðẳng Giác. (S.iii,54)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.
4) Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.
5-7) Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng... đoạn diệt các hành... đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sai biệt, thế nào là sự đặc thù, thế nào là sự sai khác giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ?
9) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu được Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì!
-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói:
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
10) Thế Tôn nói như sau:
-- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo).
11) Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.
Chánh văn Pāḷi:
6. Sammāsambuddhasuttaṃ
58. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto rūpassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.
‘‘Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho vedanāya nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto vedanāya nibbidā…pe… paññāvimuttoti vuccati.
‘‘Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho saññāya… saṅkhārānaṃ… viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto sammāsambuddhoti vuccati. Bhikkhupi, bhikkhave, paññāvimutto viññāṇassa nibbidā virāgā nirodhā anupādā vimutto paññāvimuttoti vuccati.
‘‘Tatra kho, bhikkhave, ko viseso, ko adhippayāso [adhippāyo (sī.), adhippāyaso (syā. kaṃ. pī. ka.)], kiṃ nānākaraṇaṃ, tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā’’ti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaññeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti. ‘‘Tena hi, bhikkhave , suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Tathāgato, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā [sañjānetā (syā. kaṃ.)], anakkhātassa maggassa akkhātā maggaññū, maggavidū, maggakovido; maggānugā ca, bhikkhave, etarahi sāvakā viharanti pacchāsamannāgatā. Ayaṃ kho, bhikkhave, viseso, ayaṃ adhippayāso, idaṃ nānākaraṇaṃ tathāgatassa arahato sammāsambuddhassa paññāvimuttena bhikkhunā’’ti. Chaṭṭhaṃ.
Chú giải Pāḷi:
6. Sammāsambuddhasuttavaṇṇanā
58. Chaṭṭhe ko adhippayāsoti ko adhikapayogo. Anuppannassāti imañhi maggaṃ kassapasammāsambuddho uppādesi, antarā añño satthā uppādetuṃ nāsakkhi, iti bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā nāma. Nagaropamasmiñhi avaḷañjanaṭṭhānesu purāṇamaggo jāto, idha avattamānaṭṭhena anuppannamaggo nāma. Asañjātassāti tasseva vevacanaṃ.Anakkhātassāti akathitassa. Maggaṃ jānātīti maggaññū. Maggaṃ viditaṃ pākaṭaṃ akāsīti maggavidū. Magge ca amagge ca kovidoti maggakovido. Maggānugāti maggaṃ anugacchantā. Pacchā samannāgatāti ahaṃ paṭhamaṃ gato, sāvakā pacchā samannāgatā. Chaṭṭhaṃ.
No comments:
Post a Comment