Saturday, March 14, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (V) TỰ MÌNH LÀM HÒN ĐẢO - Bài 1

Bài 1 - Tự Mình Làm Hòn Đảo (Đại 2,8a)(S.iii, 42)

Chánh văn tiếng Việt:
V. Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo.
I. Tự Mình Làm Hòn Ðảo (Ðại 2,8a) (S.iii,42)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác.
4) Với những ai sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác, hãy như lý quán sát: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?"
5) Và này các Tỷ-kheo, sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán (samamupassati) sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, nào sẽ khởi lên.
7) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ...
8) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã...
9) Vị ấy quán các hành như là tự ngã...
10) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức này của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi thức của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên.
11) Này các Tỷ-kheo, biết sắc là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả sắc xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là (Tadanganibbuto) vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn.
12) Này các Tỷ-kheo, biết thọ là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt, vị ấy thấy tất cả thọ xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, các sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn..
13) Này các Tỷ-kheo, biết tưởng là vô thường...
14) Này các Tỷ-kheo, biết các hành là vô thường...
15) Này các Tỷ-kheo, biết thức là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả thức xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, các sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn.

Chánh văn Pāḷi:
5. Attadīpavaggo
1. Attadīpasuttaṃ
43. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Attadīpā, bhikkhave, viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā. Attadīpānaṃ, bhikkhave, viharataṃ attasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ, dhammadīpānaṃ dhammasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ yoni upaparikkhitabbā. Kiṃjātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā’’ti?
‘‘Kiṃjātikā ca, bhikkhave, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanaṃ attato samanupassati, vedanāvantaṃ vā attānaṃ; attani vā vedanaṃ, vedanāya vā attānaṃ. Tassa sā vedanā vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa vedanāvipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Saññaṃ attato samanupassati… saṅkhāre attato samanupassati… viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti . Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.
‘‘Rūpassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ [vipariṇāma virāga nirodhaṃ (sī.)], pubbe ceva rūpaṃ etarahi ca sabbaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammanti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati. Vedanāya tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, pubbe ceva vedanā etarahi ca sabbā vedanā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati. Saññāya… saṅkhārānaṃ tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, pubbe ceva saṅkhārā etarahi ca sabbe saṅkhārā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammāti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati. Viññāṇassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, pubbe ceva viññāṇaṃ etarahi ca sabbaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammanti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccatī’’ti. Paṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
5. Attadīpavaggo
1. Attadīpasuttavaṇṇanā
43. Attadīpavaggassa paṭhame attadīpāti attānaṃ dīpaṃ tāṇaṃ leṇaṃ gatiṃ parāyaṇaṃ patiṭṭhaṃ katvā viharathāti attho. Attasaraṇāti idaṃ tasseva vevacanaṃ. Anaññasaraṇāti idaṃ aññassa saraṇapaṭikkhepavacanaṃ. Na hi añño aññassa saraṇaṃ hoti aññassa vāyāmena aññassa asijjhanato, vuttampi cetaṃ –
‘‘Attā hi attano nātho,
Ko hi nātho paro siyā’’ti. (dha. pa. 160);
Tenāha ‘‘anaññasaraṇā’’ti. Ko panettha attā nāma? Lokiyalokuttaro dhammo. Tenevāha – ‘‘dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā’’ti. Yonīti kāraṇaṃ – ‘‘yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāyā’’tiādīsu (ma. ni. 3.227) viya. Kiṃpahotikāti kiṃpabhutikā, kuto pabhavantīti attho? Rūpassa tvevāti idaṃ tesaṃyeva sokādīnaṃ pahānadassanatthaṃ āraddhaṃ. Na paritassatīti na gaṇhāti na gahati. Tadaṅganibbutoti tena vipassanaṅgena kilesānaṃ nibbutattā tadaṅganibbuto. Imasmiṃ sutte vipassanāva kathitā. Paṭhamaṃ.

No comments:

Post a Comment