Bài giảng:
http://youtu.be/fDj1Ps0DfOo
https://mfi.re/listen/5vpp8tj7vz9idn7/x140315_TUK3_P5_ConDuong_VoThuong_QuanKien_TkGN.mp3
https://www.facebook.com/download/1584120405203542/txt_2015-03-14_TUK3_Ch1_P5TuMinhLamHonDao_Bai1--5.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
II. Con Ðường (Ðại 2,8a) (S.iii,44)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường đưa đến thân kiến tập khởi và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi?
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc.
6-8) ... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
9) ... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.
10) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi. Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến khổ tập khởi.
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt?
12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử thấy rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, thấy rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân; không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc.
13-15) ... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
16) ... không quán thức như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức.
17) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến sự khổ đoạn diệt.
Chánh văn Pāḷi:
2. Paṭipadāsuttaṃ
44. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Sakkāyasamudayagāminiñca vo, bhikkhave, paṭipadaṃ desessāmi, sakkāyanirodhagāminiñca paṭipadaṃ. Taṃ suṇātha. Katamā ca, bhikkhave, sakkāyasamudayagāminī paṭipadā? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ attato… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ‘sakkāyasamudayagāminī paṭipadā, sakkāyasamudayagāminī paṭipadā’ti. Iti hidaṃ, bhikkhave, vuccati ‘dukkhasamudayagāminī samanupassanā’ti. Ayamevettha attho’’.
‘‘Katamā ca, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā? Idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto, na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ. Na vedanaṃ attato… na saññaṃ… na saṅkhāre… na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ‘sakkāyanirodhagāminī paṭipadā, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā’ti. Iti hidaṃ, bhikkhave, vuccati ‘dukkhanirodhagāminī samanupassanā’ti. Ayamevettha attho’’ti. Dutiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
2. Paṭipadāsuttavaṇṇanā
44. Dutiye dukkhasamudayagāminī samanupassanāti yasmā sakkāyo dukkhaṃ, tassa ca samudayagāminī paṭipadā nāma ‘‘rūpaṃ attato samanupassatī’’ti evaṃdiṭṭhisamanupassanā vuttā, tasmā dukkhasamudayagāminī samanupassanāti ayamettha attho hoti. Dukkhanirodhagāminī samanupassanāti ettha saha vipassanāya catumaggañāṇaṃ ‘‘samanupassanā’’ti vuttaṃ. Iti imasmiṃ sutte vaṭṭavivaṭṭaṃ kathitaṃ. Dutiyaṃ.
No comments:
Post a Comment