Thursday, March 12, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (IV) Không Phải Của Các Ông - Bài 5-6

Bài 5 - Ananda (S.iii, 37) - Bài 6 - Ananda (S.iii, 38)

Chánh văn tiếng Việt:
V. Ananda (S.iii,37)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:
-- Này Ananda, nếu có người hỏi Ông: "Này Hiền giả Ananda, những pháp nào sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Nếu được hỏi vậy, này Ananda, Ông trả lời như thế nào?
4) -- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Này Hiền giả Ananda, những pháp nào sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau :
5) "Trong sắc, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong thọ... Trong tưởng... Trong các hành... Trong thức, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như vậy.
6) -- Lành thay, lành thay, này Ananda! Này Ananda, trong sắc sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong thọ... Trong tưởng... Trong các hành... Trong thức, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Này Ananda, trong những pháp này, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðược hỏi vậy, này Ananda, Ông phải trả lời như vậy.
VI. Ananda (S.iii,38)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này Ananda, nếu Ông được hỏi như sau: "Trong những pháp nào, này Hiền giả Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ? Trong những pháp nào sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi như vậy, này Ananda, Ông trả lời như thế nào?
4) -- Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi như sau: "Trong những pháp nào, này Hiền giả Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như sau:
5) "Ðối với sắc quá khứ, này Hiền giả, đã đoạn diệt, đã biến hoại, đối với sắc ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với thọ quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại, sự sanh khởi của thọ ấy được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại, sự sanh khởi của thức ấy đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ.
6) Ðối với sắc chưa sanh, này Hiền giả, chưa hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với thọ chưa sanh, chưa hiện hữu, trong thọ ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức chưa sanh, chưa hiện hữu, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ.
7) Ðối với sắc đã sanh, này Hiền giả, đã hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðối với thọ đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với tưởng đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với các hành đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với thức đã sanh, đã hiện hữu, trong thức ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ".
Nếu con được hỏi như vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, này Ananda! Này Ananda, đối với sắc thuộc quá khứ đã đoạn diệt, đã biến hoại; đối với sắc ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức, thuộc quá khứ đã đoạn diệt, đã biến hoại, trong thức ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự biến mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Trong các pháp này, này Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự biến mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ.
9) Ðối với sắc chưa sanh, này Ananda, chưa hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức chưa sanh khởi, chưa hiện hữu, trong thức ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với những pháp này, này Ananda, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ.

10) Ðối với sắc đã sanh, này Ananda, đã hiện hữu, đối với sắc ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức đã sanh, đã hiện hữu, đối với thức ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong những pháp này, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðược hỏi như vậy, này Ananda, Ông cần phải trả lời như vậy.

Chánh văn Pāḷi:
5. Ānandasuttaṃ
37. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ ānandaṃ bhagavā etadavoca –
‘‘Sace taṃ, ānanda, evaṃ puccheyyuṃ – ‘katamesaṃ, āvuso ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa [ṭhitānaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] aññathattaṃ paññāyatī’ti? Evaṃ puṭṭho tvaṃ, ānanda, kinti byākareyyāsī’’ti? ‘‘Sace maṃ, bhante, evaṃ puccheyyuṃ – ‘katamesaṃ, āvuso ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatī’ti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ – ‘rūpassa kho, āvuso, uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Vedanāya… saññāya… saṅkhārānaṃ… viññāṇassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Imesaṃ kho, āvuso, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassaaññathattaṃ paññāyatī’ti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyya’’nti.
‘‘Sādhu sādhu, ānanda! Rūpassa kho, ānanda, uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Vedanāya… saññāya… saṅkhārānaṃ… viññāṇassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatīti. Evaṃ puṭṭho tvaṃ, ānanda, evaṃ byākareyyāsī’’ti. Pañcamaṃ.
6. Dutiyaānandasuttaṃ
38. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ ānandaṃ bhagavā etadavoca –
‘‘Sace taṃ, ānanda, evaṃ puccheyyuṃ – ‘katamesaṃ, āvuso ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha? Katamesaṃ dhammānaṃ uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati? Katamesaṃ dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatī’ti? Evaṃ puṭṭho tvaṃ, ānanda, kinti byākareyyāsī’’ti? ‘‘Sace maṃ, bhante, evaṃ puccheyyuṃ – ‘katamesaṃ, āvuso ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha? Katamesaṃ dhammānaṃ uppādo paññāyissati , vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati ? Katamesaṃ dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatī’ti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyyaṃ – ‘yaṃ kho, āvuso, rūpaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ; tassa uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha. Yā vedanā atītā niruddhā vipariṇatā; tassā uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitāya aññathattaṃ paññāyittha. Yā saññā… ye saṅkhārā atītā niruddhā vipariṇatā; tesaṃ uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha. Yaṃ viññāṇaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ; tassa uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha. Imesaṃ kho, āvuso, dhammānaṃ uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha’’’.
‘‘Yaṃ kho, āvuso, rūpaṃ ajātaṃ apātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati. Yā vedanā ajātā apātubhūtā; tassā uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitāya aññathattaṃ paññāyissati. Yā saññā…pe… ye saṅkhārā ajātā apātubhūtā; tesaṃ uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati. Yaṃ viññāṇaṃ ajātaṃ apātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati. Imesaṃ kho, āvuso , dhammānaṃ uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati.
‘‘Yaṃ kho, āvuso, rūpaṃ jātaṃ pātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Yā vedanā jātā pātubhūtā…pe… yā saññā… ye saṅkhārā jātā pātubhūtā; tesaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Yaṃ viññāṇaṃ jātaṃ pātubhūtaṃ tassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Imesaṃ kho, āvuso, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatī’ti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, bhante, evaṃ byākareyya’’nti.
‘‘Sādhu , sādhu, ānanda! Yaṃ kho, ānanda, rūpaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ; tassa uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha. Yā vedanā … yā saññā… ye saṅkhārā… yaṃ viññāṇaṃ atītaṃ niruddhaṃ vipariṇataṃ; tassa uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha. Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyittha, vayo paññāyittha, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyittha.
‘‘Yaṃ kho, ānanda, rūpaṃ ajātaṃ apātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati. Yā vedanā… yā saññā… ye saṅkhārā… yaṃ viññāṇaṃ ajātaṃ apātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyissati , vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati. Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyissati, vayo paññāyissati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyissati.
‘‘Yaṃ kho, ānanda, rūpaṃ jātaṃ pātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Yā vedanā jātā pātubhūtā… yā saññā… ye saṅkhārā… yaṃ viññāṇaṃ jātaṃ pātubhūtaṃ; tassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatīti. Evaṃ puṭṭho tvaṃ, ānanda, evaṃ byākareyyāsī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
Chú giải Pāḷi:
5-6. Ānandasuttādivaṇṇanā
37-38. Pañcame ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatīti dharamānassa jīvamānassa jarā paññāyati. Ṭhitīti hi jīvitindriyasaṅkhātāya anupālanāya nāmaṃ. Aññathattanti jarāya. Tenāhu porāṇā –
‘‘Uppādo jāti akkhāto, bhaṅgo vutto vayoti ca;
Aññathattaṃ jarā vuttā, ṭhitī ca anupālanā’’ti.
Evaṃ ekekassa khandhassa uppādajarābhaṅgasaṅkhātāni tīṇi lakkhaṇāni honti yāni sandhāya vuttaṃ ‘‘tīṇimāni, bhikkhave, saṅkhatassa saṅkhatalakkhaṇānī’’ti (a. ni. 3.47).
Tattha saṅkhataṃ nāma paccayanibbatto yo koci saṅkhāro. Saṅkhāro ca na lakkhaṇaṃ, lakkhaṇaṃ na saṅkhāro, na ca saṅkhārena vinā lakkhaṇaṃ paññāpetuṃ sakkā, nāpi lakkhaṇaṃ vinā saṅkhāro, lakkhaṇena pana saṅkhāro pākaṭo hoti. Yathā hi na ca gāvīyeva lakkhaṇaṃ, lakkhaṇameva na gāvī, nāpi gāviṃ muñcitvā lakkhaṇaṃ paññāpetuṃ sakkā, nāpi lakkhaṇaṃ muñcitvā gāviṃ, lakkhaṇena pana gāvī pākaṭā hoti, evaṃsampadamidaṃ veditabbaṃ.
Tattha saṅkhārānaṃ uppādakkhaṇe saṅkhāropi uppādalakkhaṇampi kālasaṅkhāto tassa khaṇopi paññāyati. ‘‘Uppādopī’’ti vutte saṅkhāropi jarālakkhaṇampi kālasaṅkhāto tassa khaṇopi paññāyati. Bhaṅgakkhaṇe saṅkhāropi taṃlakkhaṇampi kālasaṅkhāto tassa khaṇopi paññāyati. Apare pana vadanti ‘‘arūpadhammānaṃ jarākhaṇo nāma na sakkā paññāpetuṃ, sammāsambuddho ca ‘vedanāya uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitāya aññathattaṃ paññāyatī’ti vadanto arūpadhammānampi tīṇi lakkhaṇāni paññāpeti, tāni atthikkhaṇaṃ upādāya labbhantī’’ti vatvā –
‘‘Atthitā sabbadhammānaṃ, ṭhiti nāma pavuccati;
Tasseva bhedo maraṇaṃ, sabbadā sabbapāṇina’’nti. –
Imāya ācariyagāthāya tamatthaṃ sādhenti. Atha vā santativasena ṭhānaṃ ṭhitīti veditabbanti ca vadanti. Yasmā pana sutte ayaṃ viseso natthi, tasmā ācariyamatiyā suttaṃ apaṭibāhetvā suttameva pamāṇaṃ kattabbaṃ. Chaṭṭhaṃ uttānameva. Pañcamachaṭṭhāni.

No comments:

Post a Comment