Thursday, March 12, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (IV) KHÔNG PHẢI CỦA CÁC ÔNG - Bài 1-2-3-4

Bài 1 - Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Đại 2, 10b)(S.iii, 33) - --- Bài 4 - Vị Tỷ Kheo (S.iii, 37)

Bài giảng:
http://youtu.be/D6QHKZLAndc
http://mfi.re/view/yr9n9tp1rbzc9ug/x120315_TU3_C1b_PhamKhongPhaiCuaCacOng_TKGN.mp3
http://www.mediafire.com/view/9mjoymb88ruot2i/txt_2015-03-12_TUK3_Ch1_Ph(4)KhongPhaiCuaCacOng.rtf

Chánh văn tiếng Việt:
IV. Phẩm Không Phải Của Các Ông
I. Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Ðại 2,10b) (S.iii,33)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
5) Sắc, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
6) Thọ, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
7) Tưởng, này các Tỷ-kheo...
8) Các hành, này các Tỷ-kheo...
9) Thức, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
10) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang lại cỏ, củi, cành cây, lá của Jetavana này, và đốt chúng hay tùy theo duyên sử dụng chúng. Các Ông có nghĩ rằng: "Người ấy mang chúng tôi, hay đốt, hay tùy theo duyên sử dụng chúng tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao như vậy? Vì cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, cái ấy không phải thuộc tự ngã của chúng con.
11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông... Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông... Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
II. Không Phải Của Các Ông (S.iii,34)
1-2) Nhân duyên ở Sàavatthi...
3) -- Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
5) Sắc, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
6-8) Thọ, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông... Tưởng, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...
9) Thức, này các Tỷ-kheo, không phải của Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
III. Tỷ Kheo (S.iii,35)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
[I]
2) Rồi một vị Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Này Tỷ-kheo, cái gì người ta thiên chấp tùy miên, người ta sẽ được xưng danh tùy theo thiên chấp tùy miên ấy. Cái gì người ta không thiên chấp tùy miên, người ta sẽ không được xưng danh tùy theo thiên chấp tùy miên ấy.
-- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.
5) -- Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi điều Ta nói một cách vắn tắt?
6) -- Bạch Thế Tôn, nếu thiên chấp sắc, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp tưởng, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp các hành, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thức, do thiên chấp ấy được xưng danh.
7) Bạch Thế Tôn, nếu không thiên chấp sắc, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp hành... Nếu không thiên chấp thức, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Bạch Thế Tôn, với lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, Tỷ-kheo! Lành thay, với lời nói vắn tắt này của Ta, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu thiên chấp sắc, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, do thiên chấp ấy được xưng danh. Này Tỷ-kheo, nếu không thiên chấp sắc, không do thiên chấp ấy được xưng danh... Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy.
9) Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết, từ chỗ ngồi đứng dậy, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
[II]
10) Rồi Tỷ-kheo ấy sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà con nhà lương gia chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Và vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
IV. Vị Tỷ Kheo (S.iii,37)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn thuyết pháp một cách vắn tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Này Tỷ-kheo, cái gì người ta thiên chấp (anuseti), cái ấy người ta được đo lường (anopuyti). Cái gì người ta được đo lường, cái ấy người ta được xưng danh (sankham gacchati). Cái gì người ta không thiên chấp, cái ấy người ta không được đo lường. Cái gì người ta không được đo lường, cái ấy người ta không được xưng danh.
-- Con đã hiểu, bạch Thế Tôn. Con đã hiểu, bạch Thiện Thệ.
5) -- Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như thế nào?
6) -- Nếu thiên chấp sắc, bạch Thế Tôn, với sắc, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, với thức, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh.
7) Nếu không thiên chấp sắc, bạch Thế Tôn, với sắc, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, với thức, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời nói vắn tắt này của Ta, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy. Nếu thiên chấp sắc, này Tỷ-kheo, với sắc, người ta được đo lường. Với cái gì được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, với thức, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu không thiên chấp sắc, này Tỷ-kheo, với sắc, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, với thức, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
9) Rồi vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
10) Rồi vị Tỷ-kheo ấy sống một mình, tịnh cư...

11) Vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán.

Chánh văn Pāḷi:
4. Natumhākaṃvaggo
1. Natumhākaṃsuttaṃ
33. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Vedanā na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Sā vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. Saññā na tumhākaṃ… saṅkhārā na tumhākaṃ, te pajahatha. Te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. Viññāṇaṃ na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati’’.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ imasmiṃ jetavane tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṃ taṃ jano hareyya vā ḍaheyya vā yathāpaccayaṃ vā kareyya. Api nu tumhākaṃ evamassa – ‘amhe jano harati vā ḍahati vā yathāpaccayaṃ vā karotī’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Taṃ kissa hetu’’? ‘‘Na hi no etaṃ, bhante, attā vā attaniyaṃ vā’’ti. ‘‘Evameva kho, bhikkhave, rūpaṃ na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Vedanā na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Sā vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati. Saññā na tumhākaṃ… saṅkhārā na tumhākaṃ… viññāṇaṃ na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissatī’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Dutiyanatumhākaṃsuttaṃ
34. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Vedanā na tumhākaṃ… saññā na tumhākaṃ… saṅkhārā na tumhākaṃ… viññāṇaṃ na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. Yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ taṃ pajahatha. Taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissatī’’ti. Dutiyaṃ.
3. Aññatarabhikkhusuttaṃ
35. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu; yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho, appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti. ‘‘Yaṃ kho, bhikkhu, anuseti, tena saṅkhaṃ gacchati; yaṃ nānuseti, na tena saṅkhaṃ gacchatī’’ti. ‘‘Aññātaṃ, bhagavā; aññātaṃ, sugatā’’ti.
‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsī’’ti? ‘‘Rūpaṃ ce, bhante, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saññaṃ ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saṅkhāre ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Viññāṇaṃ ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Rūpaṃ ce, bhante, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce… saññaṃ ce… saṅkhāre ce… viññāṇaṃ ce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī’’ti.
‘‘Sādhu sādhu, bhikkhu! Sādhu kho tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi. Rūpaṃ ce, bhikkhu, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce… saññaṃ ce… saṅkhāre ce… viññāṇaṃ ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Rūpaṃ ce, bhikkhu, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce… saññaṃ ce… saṅkhāre ce… viññāṇaṃ ce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Imassa kho, bhikkhu, mayā saṃkhittena, bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti.
Atha kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi.
Atha kho so bhikkhu eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca pana so bhikkhu arahataṃ ahosīti. Tatiyaṃ.
4. Dutiyaaññatarabhikkhusuttaṃ
36. Sāvatthinidānaṃ . Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā…pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante , bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti. ‘‘Yaṃ kho, bhikkhu, anuseti taṃ anumīyati; yaṃ anumīyati tena saṅkhaṃ gacchati. Yaṃ nānuseti na taṃ anumīyati; yaṃ nānumīyati na tena saṅkhaṃ gacchatī’’ti. ‘‘Aññātaṃ, bhagavā; aññātaṃ, sugatā’’ti.
‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsī’’ti? ‘‘Rūpaṃ ce, bhante, anuseti taṃ anumīyati; yaṃ anumīyati tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce anuseti… saññaṃ ce anuseti… saṅkhāre ce anuseti… viññāṇaṃ ce anuseti taṃ anumīyati; yaṃ anumīyati tena saṅkhaṃ gacchati. Rūpaṃ ce, bhante, nānuseti na taṃ anumīyati; yaṃ nānumīyati na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce nānuseti… saññaṃ ce nānuseti… saṅkhāre ce nānuseti… viññāṇaṃ ce nānuseti na taṃ anumīyati; yaṃ nānumīyati na tena saṅkhaṃ gacchati. Imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī’’ti.
‘‘Sādhu sādhu, bhikkhu! Sādhu kho tvaṃ, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi. Rūpaṃ ce, bhikkhu, anuseti taṃ anumīyati; yaṃ anumīyati tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce, bhikkhu… saññaṃ ce, bhikkhu… saṅkhāre ce, bhikkhu… viññāṇaṃ ce, bhikkhu, anuseti taṃ anumīyati; yaṃ anumīyati tena saṅkhaṃ gacchati. Rūpaṃ ce, bhikkhu, nānuseti na taṃ anumīyati; yaṃ nānumīyati na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanaṃ ce nānuseti… saññaṃ ce nānuseti… saṅkhāre ce nānuseti… viññāṇaṃ ce nānuseti na taṃ anumīyati; yaṃ nānumīyati na tena saṅkhaṃ gacchati. Imassa kho, bhikkhu, mayā saṃkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo’’ti…pe… aññataro ca pana so bhikkhu arahataṃ ahosīti. Catutthaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4. Natumhākavaggo
1. Natumhākasuttavaṇṇanā
33. Natumhākavaggassa paṭhame pajahathāti chandarāgappahānena pajahatha. Tiṇādīsu tiṇaṃ nāma antopheggu bahisāraṃ tālanāḷikerādi. Kaṭṭhaṃ nāma antosāraṃ bahipheggu khadirasālasākapanasādi. Sākhā nāma rukkhassa bāhā viya nikkhantā. Palāsaṃ nāma tālanāḷikerapaṇṇādi. Paṭhamaṃ.
2. Dutiyanatumhākasuttavaṇṇanā
34. Dutiyaṃ vinā upamāya bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ. Dutiyaṃ.
3. Aññatarabhikkhusuttavaṇṇanā
35. Tatiye rūpañce, bhante, anusetīti yadi rūpaṃ anuseti. Tena saṅkhaṃ gacchatīti kāmarāgādīsu yena anusayena taṃ rūpaṃ anuseti, teneva anusayena ‘‘ratto duṭṭho mūḷho’’ti paṇṇattiṃ gacchati. Na tena saṅkhaṃ gacchatīti tena abhūtena anusayena ‘‘ratto duṭṭho mūḷho’’ti saṅkhaṃ na gacchatīti. Tatiyaṃ.
4. Dutiyaaññatarabhikkhusuttavaṇṇanā
36. Catutthe taṃ anumīyatīti taṃ anusayitaṃ rūpaṃ marantena anusayena anumarati. Na hi ārammaṇe bhijjamāne tadārammaṇā dhammā tiṭṭhanti. Yaṃ anumīyatīti yaṃ rūpaṃ yena anusayena anumarati. Tena saṅkhaṃ gacchatīti tena anusayena ‘‘ratto duṭṭho mūḷho’’ti saṅkhaṃ gacchati. Atha vā yanti karaṇavacanametaṃ, yena anusayena anumīyati, tena ‘‘ratto duṭṭho mūḷho’’ti saṅkhaṃ gacchatīti attho. Catutthaṃ.

No comments:

Post a Comment