Bài giảng:
http://youtu.be/vJQUZrjhjEM
https://mfi.re/listen/v3cs6obl5j7zh4z/x260315_TU3_Mahali_LuaChay_NgonLo_II_PhamAlahan_1_2_3_TkGN.mp3
http://www.mediafire.com/view/jnm05jhobpz2ptj/txt_2015-03-26_TUK3_Ch1_P(6)_Bai_8,9,10_P(7)Alahan_Bai_1,2,3.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
VIII. Mahàli (Tạp 3,32, Phú-Lâu-Na, Ðại 2,20b)(Siii,68)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, trong rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các đại giảng đường.
2) Rồi Mahàli, người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi, bạch Thế Tôn:
3) -- Puràna Kassapa (Phú-lan-na Ca-diếp), bạch Thế Tôn, thuyết như sau: "Không nhân, không duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Không nhân, không duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh được thanh tịnh". Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào?
4) -- Này Mahàli, có nhân, có duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Này Mahàli, có nhân, có duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Này Mahàli, có nhân có duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Có nhân, có duyên, chúng sanh được thanh tịnh.
5) -- Nhưng bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì là sự nhiễm ô của chúng sanh? Do có nhân gì, do có duyên gì chúng sanh bị nhiễm ô?
6) -- Này Mahàli, nếu sắc nhứt hướng khổ, rơi trên đau khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với sắc. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.
7) Và này Mahàli, nếu thọ nhứt hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời các chúng sanh không tham đắm đối với thọ. Và vì rằng, này Mahàli, thọ là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với thọ. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.
8-9) Và này Mahàli, nếu tưởng nhứt hướng khổ... nếu các hành nhứt hướng khổ...
10) Và này Mahàli, nếu thức nhứt hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với thức. Vì rằng, này Mahàli, thức là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, do vậy chúng sanh tham đắm đối với thức. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahali, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.
11) -- Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân, thế nào là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh? Do có nhân như thế nào, có duyên như thế nào, chúng sanh được thanh tịnh?
12) -- Này Mahàli, nếu sắc là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với sắc. Do yếm ly nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.
13) Này Mahàli, nếu thọ là nhứt hướng lạc...
14) Này Mahàli, nếu tưởng là nhứt hướng lạc...
15) Này Mahàli, nếu các hành là nhứt hướng lạc...
16) Này Mahàli, nếu thức là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với thức. Và vì rằng, này Mahàli, thức là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với thức. Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.
Chánh văn Pāḷi:
8. Mahālisuttaṃ
60. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Atha kho mahāli licchavi yena bhagavā tenupasaṅkami …pe… ekamantaṃ nisinno kho mahāli licchavi bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘Pūraṇo, bhante, kassapo evamāha – ‘natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya; ahetū appaccayā sattā saṃkilissanti. Natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā; ahetū appaccayā sattā visujjhantī’ti. Idha, bhagavā kimāhā’’ti?
‘‘Atthi, mahāli, hetu atthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya; sahetū sappaccayā sattā saṃkilissanti. Atthi, mahāli, hetu, atthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā; sahetū sappaccayā sattā visujjhantī’’ti.
‘‘Katamo pana, bhante, hetu katamo paccayo sattānaṃ saṃkilesāya; kathaṃ sahetū sappaccayā sattā saṃkilissantī’’ti?
‘‘Rūpañca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhaṃ abhavissa dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, nayidaṃ sattā rūpasmiṃsārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, rūpaṃ sukhaṃ sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, tasmā sattā rūpasmiṃ sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṃkilissanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṃkilesāya; evaṃ sahetū sappaccayā sattā saṃkilissanti.
‘‘Vedanā ca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhā abhavissa dukkhānupatitā dukkhāvakkantā anavakkantā sukhena, nayidaṃ sattā vedanāya sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, vedanā sukhā sukhānupatitā sukhāvakkantā anavakkantā dukkhena, tasmā sattā vedanāya sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṃkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṃkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṃkilissanti.
‘‘Saññā ca hidaṃ, mahāli…pe… saṅkhārā ca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhā abhavissaṃsu dukkhānupatitā dukkhāvakkantā anavakkantā sukhena, nayidaṃ sattā saṅkhāresu sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, saṅkhārā sukhā sukhānupatitā sukhāvakkantā anavakkantā dukkhena, tasmā sattā saṅkhāresu sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṃkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṃkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṃkilissanti.
‘‘Viññāṇañca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhaṃ abhavissa dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho , mahāli, viññāṇaṃ sukhaṃ sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, tasmā sattā viññāṇasmiṃ sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṃkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu ayaṃ paccayo sattānaṃ saṃkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṃkilissantī’’ti.
‘‘Katamo pana, bhante, hetu katamo paccayo sattānaṃ visuddhiyā; kathaṃ sahetū sappaccayā sattā visujjhantī’’ti? ‘‘Rūpañca hidaṃ, mahāli, ekantasukhaṃ abhavissa sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, nayidaṃ sattā rūpasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, rūpaṃ dukkhaṃ dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, tasmā sattā rūpasmiṃ nibbindanti; nibbindaṃ virajjanti; virāgā visujjhanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo, sattānaṃ visuddhiyā. Evaṃ sahetū sappaccayā sattā visujjhanti’’.
‘‘Vedanā ca hidaṃ, mahāli, ekantasukhā abhavissa…pe… saññā ca hidaṃ, mahāli…pe… saṅkhārā ca hidaṃ, mahāli, ekantasukhā abhavissaṃsu…pe… viññāṇañca hidaṃ, mahāli, ekantasukhaṃ abhavissa sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, viññāṇaṃ dukkhaṃ dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, tasmā sattā viññāṇasmiṃ nibbindanti; nibbindaṃ virajjanti; virāgā visujjhanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo, sattānaṃ visuddhiyā . Evampi sahetū sappaccayā sattā visujjhantī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
8. Mahālisuttavaṇṇanā
No comments:
Post a Comment