---- Bài 9 - Sanh Khởi (Tạp, 3.27 Tham, Đại 2, 19c)(S.iii, 27)
Chánh văn tiếng Việt:
IV. Dục Tham (Tạp 3.27 Tham, Ðại 2,19c) (S.iii,27)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Dục và tham (chandaràga) đối với sắc, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
4) Dục và tham đối với thọ, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, thọ ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
5) Dục và tham đối với tưởng...
6) Dục và tham đối với các hành...
7) Dục và tham đối với thức, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Như vậy, thức ấy sẽ được đoạn trừ, nhổ tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.
V. Vị Ngọt (Tạp 1.14, Vị, Ðại 2,2c) (S.iii,27)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:
4) "Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của sắc? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thọ? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của tưởng? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của các hành? Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thức?"
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:
6) "Do duyên sắc, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của sắc; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham đối với sắc, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là xuất ly của sắc".
7) "Do duyên thọ, lạc hỷ sanh.."..
8) "Do duyên tưởng, lạc hỷ sanh..".
9) "Do duyên các hành, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của các hành. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của các hành; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của các hành. Sự nhiếp phục dục và tham đối với hành, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuất ly của các hành".
10) "Do duyên thức, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của thức. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của thức; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham đối với thức, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuấy ly của thức".
11) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta chưa như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
12) Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng Ta đã giác ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với thế giới gồm có Thiên, Ma, Phạm thiên, đối với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
13) Và tri kiến như sau khởi lên nơi Ta:
"Tâm Ta giải thoát, bất động. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".
VI. Vị Ngọt (S.iii,29)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của sắc. Vị ngọt của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Vị ngọt của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự nguy hiểm của sắc. Sự nguy hiểm của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Sự nguy hiểm của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
5) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự xuất ly của sắc. Sự xuất ly của sắc là gì, Ta đã chứng đắc. Sự xuất ly của sắc như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
6-8) Này các Tỷ-kheo, Ta đi tìm cầu vị ngọt của thọ...
9-11) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của tưởng...
12-14) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của các hành...
15) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu vị ngọt của thức. Vị ngọt của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Vị ngọt của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
16) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự nguy hiểm của thức. Nguy hiểm của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Nguy hiểm của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
17) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm cầu sự xuất ly của thức. Xuất ly của thức là gì, Ta đã chứng đắc. Xuất ly của thức như thế nào, Ta đã khéo thấy với trí tuệ.
18-19) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với năm thủ uẩn này, Ta chưa như thật biết vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là sự nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng... Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
20) Và tri kiến như sau khởi lên nơi Ta: "Tâm Ta giải thoát, bất động. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".
VII. Vị Ngọt (Tạp 1.13 Vị, Ðại 2,2bb) (S.iii,29)
1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của sắc, thời các loài hữu tình không có tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của sắc cho nên các loài hữu tình có tham đắm đối với sắc.
4) -- Này Tỷ-kheo, nếu không có sự nguy hiểm của sắc, thời các loài hữu tình không có yếm ly đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự nguy hiểm của sắc cho nên các loài hữu tình có yếm ly đối với sắc.
5) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly đối với sắc, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với sắc. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly của sắc cho nên các loài hữu tình có sự xuất ly đối với sắc.
6-8) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thọ...
9-11) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của tưởng...
12-14) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của các hành...
15) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thức, thời các loài hữu tình không có tham đắm đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của thức cho nên các loài hữu tình có tham đắm đối với thức.
16) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự nguy hiểm của thức, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự nguy hiểm đối với thức cho nên các loài hữu tình có yếm ly đối với thức.
17) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly đối với thức, thời các loài hữu tình không có xuất ly đối với thức. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly đối với thức cho nên các loài hữu tình có xuất ly đối với thức.
18) Này các Tỷ-kheo, khi nào các loài hữu tình đối với năm thủ uẩn này không như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, không thể sống xuất ly, thoát sự liên hệ, giải thoát, với tâm tự tại.
19) Và này các Tỷ-kheo, khi nào các loài hữu tình đối với năm thủ uẩn này, như thật thắng tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, có thể sống xuất ly, thoát sự liên hệ, giải thoát, với tâm tự tại.
VIII. Hoan Hỷ (Tạp 1.7, Ư Sắc Hỷ Lạc, Ðại 2,1c)(Tạp 1.5, Ðại 2,1b) (S.iii,31)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ sắc, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy không giải thoát khỏi khổ.
4) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thọ...
5) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ tưởng...
6) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ các hành...
7) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thức, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy không giải thoát khỏi khổ.
8) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ sắc, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy giải thoát khỏi khổ.
9) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thọ...
10) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ tưởng...
11) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ các hành...
12) Và này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thức, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói, người ấy giải thoát khỏi khổ.
IX. Sanh Khởi (Tạp 3.28 Sanh, Ðại 2,20a) (S.iii,31)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, cái gọi là sắc sanh, trú, khởi, hiện hữu; cái ấy là khổ sanh, bệnh tật trú, già chết hiện hữu.
4-6) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thọ sanh, trú, khởi, hiện hữu... tưởng sanh, trú, khởi, hiện hữu... các hành sanh, trú, khởi, hiện, hữu...
7) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thức sanh, trú, khởi, hiện hữu; cái ấy gọi là khổ sanh, bệnh tật trú, già chết hiện hữu.
8) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là sắc đoạn diệt, an chỉ, biến mất; cái ấy gọi là khổ đoạn diệt, bệnh tật an chỉ, già chết biến mất.
9-11) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thọ đoạn diệt... tưởng đoạn diệt... các hành đoạn diệt...
12) Này các Tỷ-kheo, cái gọi là thức đoạn diệt, an chỉ, biến mất; cái ấy là khổ đoạn diệt, bệnh tật an chỉ, già chết biến mất.
Chánh văn Pāḷi:
4. Chandarāgasuttaṃ
25. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Yo, bhikkhave, rūpasmiṃ chandarāgo taṃ pajahatha. Evaṃ taṃ rūpaṃ pahīnaṃ bhavissati ucchinnamūlaṃ tālāvatthukataṃ anabhāvaṃkataṃ āyatiṃ anuppādadhammaṃ. Yo vedanāya chandarāgo taṃ pajahatha. Evaṃ sā vedanā pahīnā bhavissati ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṃkatā āyatiṃ anuppādadhammā. Yo saññāya chandarāgo taṃ pajahatha. Evaṃ sā saññā pahīnā bhavissati ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṃkatā āyatiṃ anuppādadhammā. Yo saṅkhāresu chandarāgo taṃ pajahatha. Evaṃ te saṅkhārā pahīnā bhavissanti ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṃkatā āyatiṃ anuppādadhammā. Yo viññāṇasmiṃ chandarāgo taṃ pajahatha. Evaṃ taṃ viññāṇaṃ pahīnaṃ bhavissati ucchinnamūlaṃ tālāvatthukataṃ anabhāvaṃkataṃ āyatiṃ anuppādadhamma’’nti. Catutthaṃ.
5. Assādasuttaṃ
26. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Pubbeva [pubbe (pī. ka.)] me, bhikkhave, sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattasseva [bodhisattassa (pī. ka.)] sato etadahosi – ‘ko nu kho rūpassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? Ko vedanāya assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? Ko saññāya assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? Ko saṅkhārānaṃ assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? Ko viññāṇassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇa’nti? Tassamayhaṃ, bhikkhave, etadahosi – ‘yaṃ kho rūpaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ rūpassa assādo. Yaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, ayaṃ rūpassa ādīnavo. Yo rūpasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ rūpassa nissaraṇaṃ. Yaṃ vedanaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ , ayaṃ vedanāya assādo [yā (ka.)]. Yaṃ vedanā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā, ayaṃ vedanāya ādīnavo. Yo vedanāya chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ vedanāya nissaraṇaṃ. Yaṃ saññaṃ paṭicca uppajjati…pe… yaṃ saṅkhāre paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ saṅkhārānaṃ assādo. Yaṃ [ye (sī. ka.)] saṅkhārā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā, ayaṃ saṅkhārānaṃ ādīnavo. Yo saṅkhāresu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ saṅkhārānaṃ nissaraṇaṃ. Yaṃ viññāṇaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ viññāṇassa assādo. Yaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, ayaṃ viññāṇassa ādīnavo. Yo viññāṇasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ viññāṇassa nissaraṇaṃ’’’.
‘‘Yāvakīvañcāhaṃ, bhikkhave, imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ evaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nābbhaññāsiṃ, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddhoti paccaññāsiṃ [abhisambuddho (sī.)]. Yato ca khvāhaṃ, bhikkhave, imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ evaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ; athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddhoti paccaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi – ‘akuppā me vimutti [cetovimutti (sī. pī. ka.)]; ayamantimā jāti; natthi dāni punabbhavo’’’ti. Pañcamaṃ.
6. Dutiyaassādasuttaṃ
27. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Rūpassāhaṃ, bhikkhave, assādapariyesanaṃ acariṃ. Yo rūpassa assādo tadajjhagamaṃ. Yāvatā rūpassa assādo paññāya me so sudiṭṭho. Rūpassāhaṃ, bhikkhave, ādīnavapariyesanaṃ acariṃ. Yo rūpassa ādīnavo tadajjhagamaṃ. Yāvatā rūpassa ādīnavo paññāya me so sudiṭṭho. Rūpassāhaṃ, bhikkhave, nissaraṇapariyesanaṃ acariṃ. Yaṃ rūpassa nissaraṇaṃ tadajjhagamaṃ. Yāvatā rūpassa nissaraṇaṃ paññāya me taṃ sudiṭṭhaṃ. Vedanāyāhaṃ, bhikkhave… saññāyāhaṃ, bhikkhave… saṅkhārānāhaṃ , bhikkhave… viññāṇassāhaṃ, bhikkhave, assādapariyesanaṃ acariṃ. Yo viññāṇassa assādo tadajjhagamaṃ. Yāvatā viññāṇassa assādo paññāya me so sudiṭṭho. Viññāṇassāhaṃ, bhikkhave, ādīnavapariyesanaṃ acariṃ. Yo viññāṇassa ādīnavo tadajjhagamaṃ. Yāvatā viññāṇassa ādīnavo paññāya me so sudiṭṭho. Viññāṇassāhaṃ, bhikkhave, nissaraṇapariyesanaṃ acariṃ. Yaṃ viññāṇassa nissaraṇaṃ tadajjhagamaṃ. Yāvatā viññāṇassa nissaraṇaṃ paññāya me taṃ sudiṭṭhaṃ. Yāvakīvañcāhaṃ, bhikkhave, imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nābbhaññāsiṃ…pe… abbhaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi – ‘akuppā me vimutti [cetovimutti (sī. pī. ka.)]; ayamantimā jāti; natthi dāni punabbhavo’’’ti. Chaṭṭhaṃ.
7. Tatiyaassādasuttaṃ
28. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘No cedaṃ, bhikkhave, rūpassa assādo abhavissa nayidaṃ sattā rūpasmiṃ sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpassa assādo, tasmā sattā rūpasmiṃ sārajjanti. No cedaṃ, bhikkhave, rūpassa ādīnavo abhavissa nayidaṃ sattā rūpasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpassa ādīnavo, tasmā sattā rūpasmiṃ nibbindanti. No cedaṃ, bhikkhave, rūpassa nissaraṇaṃ abhavissa nayidaṃ sattā rūpasmā nissareyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpassa nissaraṇaṃ, tasmā sattā rūpasmā nissaranti. No cedaṃ, bhikkhave, vedanāya…pe… no cedaṃ, bhikkhave, saññāya… no cedaṃ, bhikkhave, saṅkhārānaṃ nissaraṇaṃ abhavissa , nayidaṃ sattā saṅkhārehi nissareyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi saṅkhārānaṃ nissaraṇaṃ, tasmā sattā saṅkhārehi nissaranti. No cedaṃ, bhikkhave, viññāṇassa assādo abhavissa, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi viññāṇassa assādo, tasmā sattā viññāṇasmiṃ sārajjanti. No cedaṃ, bhikkhave, viññāṇassa ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi viññāṇassa ādīnavo, tasmā sattā viññāṇasmiṃ nibbindanti. No cedaṃ, bhikkhave, viññāṇassa nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā viññāṇasmā nissareyyuṃ . Yasmā ca kho, bhikkhave, atthi viññāṇassa nissaraṇaṃ, tasmā sattā viññāṇasmā nissaranti.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, sattā imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nābbhaññaṃsu [nābbhaññiṃsu (sī.)]; neva tāva, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaṃyuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā vihariṃsu. Yato ca kho, bhikkhave, sattā imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ assādañca assādato ādīnavañca ādīnavato nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ abbhaññaṃsu; atha, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaṃyuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā viharanti’’. Sattamaṃ.
8. Abhinandanasuttaṃ
29. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Yo, bhikkhave, rūpaṃ abhinandati, dukkhaṃ so abhinandati. Yo dukkhaṃ abhinandati, aparimutto so dukkhasmāti vadāmi. Yo vedanaṃ abhinandati… yo saññaṃ abhinandati… yo saṅkhāre abhinandati… yo viññāṇaṃ abhinandati, dukkhaṃ so abhinandati. Yo dukkhaṃ abhinandati, aparimutto so dukkhasmāti vadāmi. Yo ca kho, bhikkhave, rūpaṃ nābhinandati, dukkhaṃ so nābhinandati. Yo dukkhaṃ nābhinandati, parimutto so dukkhasmāti vadāmi. Yo vedanaṃ nābhinandati… yo saññaṃ nābhinandati… yo saṅkhāre nābhinandati… yo viññāṇaṃ nābhinandati, dukkhaṃ so nābhinandati. Yo dukkhaṃ nābhinandati, parimutto so dukkhasmāti vadāmī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
9. Uppādasuttaṃ
30. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Yo, bhikkhave, rūpassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo , dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo. Yo vedanāya…pe… yo saññāya…pe… yo saṅkhārānaṃ…pe… yo viññāṇassa uppādo ṭhiti abhinibbatti pātubhāvo, dukkhasseso uppādo rogānaṃ ṭhiti jarāmaraṇassa pātubhāvo. Yo ca kho, bhikkhave, rūpassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo. Yo vedanāya …pe… yo saññāya… yo saṅkhārānaṃ… yo viññāṇassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, dukkhasseso nirodho rogānaṃ vūpasamo jarāmaraṇassa atthaṅgamo’’ti. Navamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4-9. Chandarāgasuttādivaṇṇanā
No comments:
Post a Comment