Bài 4 - Vô Thường (Tạp 3,36, Chánh Quán Sát, Đại 2, 21c)(S.iii, 45)
Chánh văn tiếng Việt:
III. Vô Thường (Tạp 3,35, Thanh Tịnh, Ðại 2,21c) (S.iii,44)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi". Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc.
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Tưởng, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì là vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi". Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc.
8) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đối với sắc giới có tâm ly tham, giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc, đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... đối với thức giới, có tâm ly tham, giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc. Do giải thoát, vị ấy an trú. Do an trú, vị ấy tri túc. Do tri túc, vị ấy không ưu não. Do không ưu não, vị ấy tự mình tịch tịnh. Vị ấy biết: " Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
IV. Vô Thường (Tạp 3,36, Chánh Quán Sát, Ðại 2,21c) (S.iii,45)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi".
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi".
8) Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy không có các tùy kiến về quá khứ. Do không có các tùy kiến về quá khứ nên không có các tùy kiến về tương lai. Do không có các tùy kiến về tương lai, kiên trì chấp thủ không có. Do không có kiên trì chấp thủ, đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, tâm ly tham, giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc. Do giải thoát, vị ấy an trú. Do an trú, vị ấy tri túc. Do tri túc, vị ấy không ưu não. Do không ưu não, vị ấy tự mình được tịch tịnh một cách viên mãn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Chánh văn Pāḷi:
3. Aniccasuttaṃ
45. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā ; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi. Vedanā aniccā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi. Rūpadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi, vedanādhātuyā…pe… saññādhātuyā… saṅkhāradhātuyā… viññāṇadhātuyā ce, bhikkhave, bhikkhuno cittaṃ virattaṃ vimuttaṃ hoti anupādāya āsavehi. Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ [santussitaṃ (ka. sī. pī. ka.)]. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Tatiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4. Dutiyaaniccasuttaṃ
46. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Vedanā aniccā… saññā aniccā… saṅkhārā aniccā… viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ’’.
‘‘Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato pubbantānudiṭṭhiyo na honti. Pubbantānudiṭṭhīnaṃ asati, aparantānudiṭṭhiyo na honti. Aparantānudiṭṭhīnaṃ asati, thāmaso [thāmasā (sī. syā. kaṃ.)] parāmāso na hoti. Thāmase [thāmasā (sī. syā. kaṃ.), thāmaso (ka.)] parāmāse asati rūpasmiṃ… vedanāya … saññāya… saṅkhāresu… viññāṇasmiṃ cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi. Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Catutthaṃ.
3. Aniccasuttavaṇṇanā
45. Tatiye sammappaññāya daṭṭhabbanti saha vipassanāya maggapaññāya daṭṭhabbaṃ. Virajjati vimuccatīti maggakkhaṇe virajjati, phalakkhaṇe vimuccati. Anupādāya āsavehīti anuppādanirodhena niruddhehi āsavehi agahetvā iti vimuccati. Rūpadhātuyātiādi paccavekkhaṇadassanatthaṃ vuttaṃ. Saha phalena paccavekkhaṇadassanatthantipi vadantiyeva. Ṭhitanti upari kattabbakiccābhāvena ṭhitaṃ. Ṭhitattā santussitanti pattabbaṃ pattabhāvena santuṭṭhaṃ. Paccattaṃyeva parinibbāyatīti sayameva parinibbāyati.
4. Dutiyaaniccasuttavaṇṇanā
46. Catutthe pubbantānudiṭṭhiyoti pubbantaṃ anugatā aṭṭhārasa diṭṭhiyo na honti. Aparantānudiṭṭhiyoti aparantaṃ anugatā catucattālīsa diṭṭhiyo na honti. Thāmaso parāmāsoti diṭṭhithāmaso ceva diṭṭhiparāmāso ca na hoti. Ettāvatā paṭhamamaggo dassito. Idāni saha vipassanāya tayo magge ca phalāni ca dassetuṃ rūpasmintiādi āraddhaṃ. Atha vā diṭṭhiyo nāma vipassanāya eva pahīnā, idaṃ pana upari saha vipassanāya cattāro magge dassetuṃ āraddhaṃ. Catutthaṃ.
No comments:
Post a Comment