Thứ Năm, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Tập I - Chương XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA -
Bài 5-Thắng Lợi Nhờ Thiện Ngữ (S.i, 222)
Bài 5-Thắng Lợi Nhờ Thiện Ngữ (S.i, 222)
Chánh văn tiếng Việt:
V. Thắng Lợi Nhờ Thiện Ngữ
(S.i,222)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, một trận
chiến kịch liệt xảy ra giữa chư Thiên và các Asura.
3) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các
A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
" -- Này Thiên chủ, hãy chấp nhận, ai khéo
nói, người ấy thắng."
" -- Này Vepacitti, ta chấp nhận, ai khéo
nói, người ấy thắng."
4) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên và các
Asura sắp các hội chúng và nói:
" -- Hội chúng này sẽ phán đoán ai khéo nói,
ai không khéo nói."
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các
A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài
kệ".
6) Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ
Sakka nói với Vepacitti, vua các A-tu-la: "-- Này Vepacitti, ở đây, Ông là vị Thiên
lớn tuổi hơn. Này Vepacitti, hãy nói lên bài kệ".
7) Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, vua
các A-tu-la, Vepacitti nói lên bài kệ này:
Kẻ ngu càng nổi khùng
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
8) Này các Tỷ-kheo, các A-tu-la tán thán bài
kệ của Vepacitti, vua các A-tu-la. Còn chư Thiên thời im lặng.
9) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các
A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka: "-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài
kệ".
10) Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên
chủ Sakka nói lên bài kệ này:
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ chế ngự người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm, tâm an tịnh.
11) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên tán thán bài
kệ của Thiên chủ Sakka, còn các A-tu-la thời im lặng.
12) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói
với Vepacitti, vua các A-tu-la: "-- Này Vepacitti, hãy nói lên bài
kệ" (Vepacitti):
Hỡi này Vàsava,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lầm lỗi,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn".
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
13) Này các Tỷ-kheo, các A-tu-la tán thán
bài kệ của Vepacitti, vua các A-tu-la, còn chư Thiên thời im lặng.
14) Rồi Vepacitti, vua các A-tu-la, nói với
Thiên chủ Sakka: "-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài
kệ".
15) Khi được nói vậy, này các Tỷ kheo, Thiên
chủ Sakka nói lên bài kệ này:
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng.
Thường nhẫn kẻ yếu hèn,
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng.
Bị mắng, nhiếc mắng lại,
Sẽ hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
16) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên tán thán bài
kệ của Thiên chủ Sakka, còn các A-tu-la thời im lặng.
17) Rồi này các Tỷ-kheo, hội chúng chư Thiên
và A-tu-la nói như sau:
18) "Những bài kệ của Vepacitti, vua các
A-tu-la, nói lên là những lời bạo lực, những lời đao kiếm, đưa đến đấu tranh,
bất hòa, gây hấn.
19) Còn những bài kệ, Thiên chủ Sakka nói
lên là những lời không thuộc bạo lực, những lời không thuộc đao kiếm, không đưa
đến đấu tranh, không đưa đến bất hòa, không đưa đến gây hấn, thắng lợi đã về
Thiên chủ Sakka, nhờ khéo nói".
20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, thắng lợi về
Thiên chủ Sakka nhờ khéo nói.
5. Subhāsitajayasuttaṃ
251.
Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho
ahosi. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ
etadavoca – ‘hotu, devānaminda, subhāsitena jayo’ti. ‘Hotu, vepacitti,
subhāsitena jayo’ti. Atha kho, bhikkhave, devā ca asurā ca pārisajje
ṭhapesuṃ – ‘ime no subhāsitadubbhāsitaṃ ājānissantī’ti. Atha kho,
bhikkhave, vepacittiṃ asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa,
devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo
vepacitti asurindaṃ etadavoca – ‘tumhe khvettha, vepacitti, pubbadevā.
Bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi–
‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;
Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.
‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā
asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho,
bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa,
devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –
Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.
‘‘Bhāsitāya kho pana,
bhikkhave, sakkena devānamindena gāthāya, devā anumodiṃsu, asurā tuṇhī
ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo vepacittiṃ asurindaṃ
etadavoca – ‘bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave,
vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –
‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;
Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;
Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.
‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā
asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho,
bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa,
devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imā
gāthāyo abhāsi –
‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati;
Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.
‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;
Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.
Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.
‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;
Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.
Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.
Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.
Chú giải Pāḷi:
5. Subhāsitajayasuttavaṇṇanā
251. Pañcame asurindaṃ etadavocāti
chekatāya etaṃ avoca. Evaṃ kirassa ahosi ‘‘parassa nāma gāhaṃ mocetvā
paṭhamaṃ vattuṃ garu. Parassa vacanaṃ anugantvā pana pacchā sukhaṃ vattu’’nti. Pubbadevāti devaloke ciranivāsino pubbasāmikā, tumhākaṃ tāva paveṇiāgataṃ bhaṇathāti . Adaṇḍāvacarāti daṇḍāvacaraṇarahitā, daṇḍaṃ vā satthaṃ vā gahetabbanti evamettha natthīti attho. Pañcamaṃ.
Tập I - Chương XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA -
Bài 6-Tổ Chim (S.i, 224)
Bài 6-Tổ Chim (S.i, 224)
Chánh văn tiếng Việt:
VI. Tổ Chim (S.i,224)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, giữa chư
Thiên và các A-tu-la, xảy ra cuộc chiến rất ác liệt.
3) Này các Tỷ-kheo, trong cuộc chiến ấy, các
A-tu-la thắng trận, chư Thiên bại trận.
4) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên bại trận thời
lui về phương Bắc, còn các A-tu-la đuổi theo họ.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói
lên bài kệ với người đánh xe Màtali:
Hỡi này Màtali,
Hãy giữ cho gọng xe,
Tránh khỏi các tổ chim,
Giữa các cây bông gòn.
Thà trao mạng sống ta,
Cho các A-tu-la,
Còn hơn khiến các chim,
Trở thành không tổ ấm.
6) "-- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng
đáp Thiên chủ Sakka, liền đánh xe trở lui, cỗ xe có ngàn con tuấn mã
kéo.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, các A-tu-la suy
nghĩ: "Nay cỗ xe có ngàn con tuấn mã kéo của Thiên chủ Sakka đã trở lui. Lần thứ
hai, chư Thiên sẽ tiến đánh các A-tu-la". Nghĩ vậy, họ sợ hãi lui vào trong
thành phố A-tu-la.
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka
lại thắng trận, nhờ theo Chánh pháp.
Chánh văn Pāḷi:
6. Kulāvakasuttaṃ
252. Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme asurā jiniṃsu ,
devā parājiniṃsu. Parājitā ca kho, bhikkhave, devā apāyaṃsveva
uttarenamukhā, abhiyaṃsveva ne asurā. Atha kho, bhikkhave, sakko
devānamindo mātali saṅgāhakaṃ gāthāya ajjhabhāsi–
‘‘Kulāvakā mātali simbalismiṃ,
Īsāmukhena parivajjayassu;
Kāmaṃ cajāma asuresu pāṇaṃ,
Māyime dijā vikulāvakā [vikulāvā (syā. kaṃ. ka.)] ahesu’’nti.
‘‘‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, mātali
saṅgāhako sakkassa devānamindassa paṭissutvā sahassayuttaṃ ājaññarathaṃ
paccudāvattesi. Atha kho, bhikkhave, asurānaṃ etadahosi – ‘paccudāvatto kho dāni sakkassa devānamindassa sahassayutto ājaññaratho .
Dutiyampi kho devā asurehi saṅgāmessantīti bhītā asurapurameva
pāvisiṃsu. Iti kho, bhikkhave, sakkassa devānamindassa dhammena jayo
ahosī’’’ti.
Chú giải Pāḷi:
6. Kulāvakasuttavaṇṇanā
252. Chaṭṭhe ajjhabhāsīti
tassa kira simbalivanābhimukhassa jātassa rathasaddo ca ājānīyasaddo
dhajasaddo ca samantā asanipātasaddo viya ahosi. Taṃ sutvā simbalivane
balavasupaṇṇā palāyiṃsu, jarājiṇṇā ceva rogadubbalā ca
asañjātapakkhapotakā ca palāyituṃ asakkontā, maraṇabhayena tajjitā
ekappahāreneva mahāviravaṃ viraviṃsu. Sakko taṃ sutvā ‘‘kassa saddo,
tātā’’ti? Mātaliṃ pucchi. Rathasaddaṃ, te deva, sutvā supaṇṇā palāyituṃ
asakkontā viravantīti. Taṃ sutvā karuṇāsamāvajjitahadayo abhāsi. Īsāmukhenāti
rathassa īsāmukhena. Yathā kulāvake īsāmukhaṃ na sañcuṇṇeti, evaṃ iminā
īsāmukhena te parivajjaya. So hi ratho puññapaccayanibbatto
cakkavāḷapabbatepi sinerumhipi sammukhībhūte
vinivijjhitvāva gacchati na sajjati, ākāsagatasadiseneva gacchati. Sace
tena simbalivanena gato bhaveyya, yathā mahāsakaṭe kadalivanamajjhena vā
eraṇḍavanamajjhena vā gacchante sabbavanaṃ vibhaggaṃ nimmathitaṃ hoti,
evaṃ tampi simbalivanaṃ bhaveyya. Chaṭṭhaṃ.
No comments:
Post a Comment