Thứ Năm, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Tập I - Chương IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG -
Bài 11.- Bất Chánh Tư Duy (S.i, 203)
Bài giảng
Chánh văn tiếng Việt:
XI. Bất Chánh Tư Duy:
(S.i,203)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa dân
chúng Kosala tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy, khi đang nghỉ
ban ngày, khởi lên những tư duy ác, bất thiện, như dục tư duy, sân tư duy, hại
tư duy.
3) Rồi vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng
thương xót Tỷ-kheo, muốn lợi ích, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo
ấy.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những
bài kệ cho Tỷ-kheo:
Ông tác ý bất chánh,
Nên say đắm tư duy.
Hãy từ bỏ bất chánh,
Hãy tư duy chơn chánh,
Nương tựa Phật, Pháp, Tăng,
Giữ giới, không thối chuyển,
Ông chắc chắn chứng đạt,
Hân hoan và hỷ lạc.
Với hân hoan sung mãn,
Ông chấm dứt khổ đau.
5) Rồi Tỷ-kheo ấy, được vị Thiên ấy cảnh
giác, tâm hết sức xúc động.
Chánh văn Pāḷi
11. Akusalavitakkasuttaṃ
231.
Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe.
Tena kho pana samayena so bhikkhu divāvihāragato pāpake akusale vitakke
vitakketi, seyyathidaṃ – kāmavitakkaṃ,
byāpādavitakkaṃ, vihiṃsāvitakkaṃ. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe
adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ
saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ
gāthāhi ajjhabhāsi –
Tato pāmojjabahulo, dukkhassantaṃ karissasī’’ti.
Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
Chú giải Pāḷi
11. Akusalavitakkasuttavaṇṇanā
231. Ekādasame akusale vitakketi kāmavitakkādayo tayo mahāvitakke. Ayoniso manasikārāti anupāyamanasikārena. Soti so tvaṃ. Ayoniso paṭinissajjāti etaṃ anupāyamanasikāraṃ vajjehi. Satthāranti imāya gāthāya pāsādikakammaṭṭhānaṃ katheti. Pītisukhamasaṃsayanti ekaṃseneva balavapītiñca sukhañca adhigamissasi. Ekādasamaṃ.
Tập I - Chương IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG -
Bài 12.- Giữa Trưa hay Tiếng Động (S.i, 203)
Bài 12.- Giữa Trưa hay Tiếng Động (S.i, 203)
Chánh văn tiếng Việt:
XII. Giữa Trưa hay Tiếng Ðộng
(S.i,203)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa dân
chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy đi đến
Tỷ-kheo.
3) Sau khi đến, nói lên những bài kệ này
trước mặt Tỷ-kheo:
Nay chính giờ giữa trưa,
Chim chóc đậu im lặng,
Rừng lớn vang tiếng động,
Khiến ta run, hoảng sợ.
4) (Vị Tỷ-kheo):
Nay chính giờ giữa trưa,
Chim chóc đậu im lặng,
Rừng lớn vang tiếng động,
Hoan hỷ đến với ta.
Chánh văn Pāḷi
12. Majjhanhikasuttaṃ
232.
Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe.
Atha kho tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā yena so bhikkhu
tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā tassa bhikkhuno santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –
‘‘Ṭhite majjhanhike kāle, sannisīvesu [sannisinnesu (syā. kaṃ. pī.)] pakkhisu;
Saṇateva brahāraññaṃ, taṃ bhayaṃ paṭibhāti maṃ.
Saṇateva brahāraññaṃ, taṃ bhayaṃ paṭibhāti maṃ.
‘‘Ṭhite majjhanhike kāle, sannisīvesu pakkhisu;Saṇateva brahāraññaṃ, sā rati paṭibhāti ma’’nti.
Chú giải Pāḷi
12. Majjhanhikasuttavaṇṇanā
Tập I - Chương IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG -
Bài 13.- Không Chế Ngự Căn hay Nhiều Tỷ Kheo (S.i, 203)
Bài 13.- Không Chế Ngự Căn hay Nhiều Tỷ Kheo (S.i, 203)
Chánh văn tiếng Việt:
XIII. Không Chế Ngự Căn hay Nhiều Tỷ
Kheo (S.i,203)
1) Một thời, rất nhiều Tỷ-kheo trú ở giữa
dân chúng Kosala, tại một khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm
lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không
chế ngự.
2) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì
lòng thương xót các Tỷ-kheo, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các
Tỷ-kheo.
3) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những
bài kệ với các Tỷ-kheo:
Xưa sống thật an lạc,
Chúng đệ tử Cù-đàm,
Không tham tìm món ăn,
Không tham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau.
Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng,
Họ ăn, ăn ngã gục,
Thèm khát vật nhà người.
Con vái chào chúng Tăng,
Ðảnh lễ một vài vị,
Vất vưởng, không hướng dẫn.
Họ sống như ngạ quỉ.
Những ai sống phóng dật,
Vì họ, con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành con đảnh lễ.
4) Các Tỷ-kheo ấy, được vị Thiên ấy cảnh
giác, tâm hết sức xúc động.
Chánh văn Pāḷi
13. Pākatindriyasuttaṃ
233. Ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū kosalesu viharanti aññatarasmiṃ vanasaṇḍe uddhatā unnaḷā capalā mukharā vikiṇṇavācā muṭṭhassatino asampajānā asamāhitā vibbhantacittā pākatindriyā. Atha
kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tesaṃ bhikkhūnaṃ anukampikā
atthakāmā te bhikkhū saṃvejetukāmā yena te bhikkhū tenupasaṅkami;
upasaṅkamitvā te bhikkhū gāthāhi ajjhabhāsi –
‘‘Sukhajīvino pure āsuṃ, bhikkhū gotamasāvakā;
Anicchā piṇḍamesanā, anicchā sayanāsanaṃ;Loke aniccataṃ ñatvā, dukkhassantaṃ akaṃsu te.
‘‘Dupposaṃ katvā attānaṃ, gāme gāmaṇikā viya;
Bhutvā bhutvā nipajjanti, parāgāresu mucchitā.
‘‘Ye kho pamattā viharanti, te me sandhāya bhāsitaṃ;
Ye appamattā viharanti, namo tesaṃ karomaha’’nti.
Atha kho te bhikkhū tāya devatāya saṃvejitā saṃvegamāpādunti.
Chú giải Pāḷi
13. Pākatindriyasuttavaṇṇanā
Tập I - Chương IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG -
Bài 14.- Sen Hồng hay Sen Trắng (S.i, 204)
Bài 14.- Sen Hồng hay Sen Trắng (S.i, 204)
Chánh văn tiếng Việt:
XIV. Sen Hồng hay Sen Trắng
(S.i,204)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú giữa dân chúng
Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy ăn xong, trên con
đường đi khất thực trở về, đi xuống hồ nước và ngửi bông sen hồng.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy,
thương xót Tỷ-kheo, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến
Tỷ-kheo.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy liền nói lên
những bài kệ với Tỷ-kheo:
Hoa này từ nước sanh,
Không cho, Ông ngửi trộm.
Như vậy một loại trộm,
Ta gọi Ông trộm hương,
Này thân hữu của ta.
5) (Vị Tỷ-kheo):
Không lấy đi, không bẻ,
Ðứng xa, ta ngửi hoa,
Vậy do hình tướng gì,
Ðược gọi là "trộm hương"?
Ai đào rễ củ sen,
Ăn dùng các loại sen.
Do các hành động ấy,
Sao không gọi trộm hương?
6) (Vị Thiên):
Người ty tiện độc ác,
Như vải nhớp vú em,
Với hạng người như vậy,
Lời ta không liên hệ.
Nhưng chính thật cho Ông,
Chính lời ta tương ưng
Với người không cấu uế,
Thường hướng cầu thanh tịnh.
Với kẻ ác nhìn thấy,
Nhỏ như đầu sợi lông,
Vị ấy xem thật lớn,
Như đầu mây trên trời.
7) (Vị Tỷ-kheo):
Thật sự này Dạ-xoa,
Ông biết ta, thương ta,
Hãy nói lại với ta,
Khi thấy ta như vậy.
8) (Vị Thiên):
Ta không tùy thuộc Ông,
Ông cũng không làm bậy,
Này Tỷ-kheo nên biết,
Ông có thể sanh Thiên.
9) Vị Tỷ-kheo ấy được vị Thiên ấy cảnh giác,
tâm hết sức xúc động.
Chánh văn Pāḷi
14. Gandhatthenasuttaṃ
234.
Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe.
Tena kho pana samayena so bhikkhu pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto
pokkharaṇiṃ ogāhetvā padumaṃ upasiṅghati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe
adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ
saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Yametaṃ vārijaṃ pupphaṃ, adinnaṃ upasiṅghasi;
Ekaṅgametaṃ theyyānaṃ, gandhatthenosi mārisā’’ti.
‘‘Yvāyaṃ bhisāni khanati, puṇḍarīkāni bhañjati;
Evaṃ ākiṇṇakammanto, kasmā eso na vuccatī’’ti.
‘‘Anaṅgaṇassa posassa, niccaṃ sucigavesino;
Vālaggamattaṃ pāpassa, abbhāmattaṃva khāyatī’’ti.
‘‘Addhā maṃ yakkha jānāsi, atho me anukampasi;
Punapi yakkha vajjāsi, yadā passasi edisa’’nti.
Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.
Chú giải Pāḷi
14. Gandhatthenasuttavaṇṇanā
234. Cuddasame ajjhabhāsīti
taṃ bhikkhuṃ nāḷe gahetvā padumaṃ siṅghamānaṃ disvāva – ‘‘ayaṃ bhikkhu
satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā samaṇadhammaṃ kātuṃ araññaṃ
paviṭṭho gandhārammaṇaṃ upanijjhāyati, svāyaṃ ajja upasiṅghaṃ svepi
punadivasepi upasiṅghissati, evamassa sā gandhataṇhā vaḍḍhitvā
diṭṭhadhammikasamparāyikaṃ atthaṃ nāsessati, mā mayi passantiyā nassatu,
codessāmi na’’nti upasaṅkamitvā abhāsi.
Ekaṅgametaṃtheyyānanti thenitabbānaṃ rūpārammaṇādīnaṃ pañcakoṭṭhāsānaṃ idaṃ ekaṅgaṃ, ekakoṭṭhāsoti attho. Na harāmīti na gahetvā gacchāmi. Ārāti dūre nāḷe gahetvā nāmetvā dūre ṭhito upasiṅghāmīti vadati. Vaṇṇenāti kāraṇena.
Yvāyanti yo ayaṃ. Tasmiṃ kira devatāya saddhiṃ kathenteyeva eko tāpaso otaritvā bhisakhananādīni kātuṃ āraddho, taṃ sandhāyevamāha.
Ākiṇṇakammantoti evaṃ aparisuddhakammanto. Akhīṇakammantotipi pāṭho, kakkhaḷakammantoti attho. Na vuccatīti gandhacoroti vā pupphacoroti vā kasmā na vuccati.
Ākiṇṇaluddoti bahupāpo gāḷhapāpo vā, tasmā na vuccati. Dhāticelaṃva makkhitoti yathā dhātiyā nivatthakiliṭṭhavatthaṃ uccārapassāvapaṃsumasikaddamādīhi makkhitaṃ, evamevaṃ rāgadosādīhi makkhito. Arahāmi vattaveti
arahāmi vattuṃ. Devatāya codanā kira sugatānusiṭṭhisadisā, na taṃ
lāmakā hīnādhimuttikā micchāpaṭipannakapuggalā labhanti. Tasmiṃ pana
attabhāve maggaphalānaṃ bhabbarūpā puggalā taṃ labhanti, tasmā evamāha.
Sucigavesinoti sucīni sīlasamādhiñāṇāni gavesantassa. Abbhāmattaṃ vāti valāhakakūṭamattaṃ viya. Jānāsīti suddho ayanti jānāsi. Vajjāsīti vadeyyāsi. Neva taṃ upajīvāmāti devatā kira cintesi – ‘‘ayaṃ bhikkhu atthi me hitakāmā devatā, sā maṃ codessati sāressatīti pamādampi anuyuñjeyya, nāssa vacanaṃ sampaṭicchissāmī’’ti. Tasmā evamāha. Tvamevāti tvaṃyeva. Jāneyyāti jāneyyāsi. Yenāti yena kammena sugatiṃ gaccheyyāsi, taṃ kammaṃ tvaṃyeva jāneyyāsīti. Cuddasamaṃ.
Iti sāratthappakāsiniyā
No comments:
Post a Comment