Tập I - Chương XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA -
Bài3-Dhajaggam (S.i, 218)
Bài3-Dhajaggam (S.i, 218)
Bài giảng
https://www.youtube.com/watch?v=wiufXo7I9mE
http://www.mediafire.com/listen/oq9uyk8oyxi9iiu/141021_T1_ChXI_TUSakka_Dhajaggam(tt).mp3
Chánh văn tiếng Việt:
III. Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ (S.i,218)
1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại
vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc
chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi
chư Thiên ở Tam thập tam thiên: "-- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến,
nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy
nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ
hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
6) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của
ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên
đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng
ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
7) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của
Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các
Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông
tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
8) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của
Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông
ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc
dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
9) Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn
cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương
Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ
nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc
dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
10) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ
Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan,
hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này
các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu
run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm
nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế
Tôn".
12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ
đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu
diệt.
13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy
niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có
quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình
giác hiểu."
14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ
đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu
diệt.
15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy
niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng
đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh;
chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng
Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được
bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ
đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ
tiêu diệt.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc
Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng
hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
18) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy
xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.
Chánh văn Pāḷi:
3. Dhajaggasuttaṃ
249. Sāvatthiyaṃ . Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti . ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo deve tāvatiṃse āmantesi –
‘Sace, mārisā, devānaṃ saṅgāmagatānaṃ uppajjeyya
bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, mameva tasmiṃ samaye dhajaggaṃ
ullokeyyātha. Mamañhi vo dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā
chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha pajāpatissa
devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Pajāpatissa hi vo devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce pajāpatissa
devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ
ullokeyyātha. Varuṇassa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ
bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha,
atha īsānassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Īsānassa hi vo
devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ
vā lomahaṃso vā, so pahīyissatī’’’ti.
‘‘Taṃ kho pana, bhikkhave, sakkassa vā
devānamindassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, pajāpatissa vā devarājassa
dhajaggaṃ ullokayataṃ, varuṇassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ,
īsānassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyethāpi nopi pahīyetha [no pahīyetha (ka.)].
‘‘Taṃ kissa hetu? Sakko hi, bhikkhave, devānamindo avītarāgo avītadoso avītamoho bhīru chambhī utrāsī palāyīti.
‘‘Ahañca kho, bhikkhave, evaṃ vadāmi – ‘sace
tumhākaṃ, bhikkhave, araññagatānaṃ vā rukkhamūlagatānaṃ vā
suññāgāragatānaṃ vā uppajjeyya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā,
mameva tasmiṃ samaye anussareyyātha – itipi so bhagavā arahaṃ
sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro
purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti. Mamañhi vo,
bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘No ce maṃ anussareyyātha,
atha dhammaṃ anussareyyātha – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko
akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti. Dhammañhi
vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati
bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā
lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘No ce dhammaṃ anussareyyātha, atha saṅghaṃ
anussareyyātha – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ujuppaṭipanno
bhagavato sāvakasaṅgho ñāyappaṭipanno bhagavato
sāvakasaṅgho sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri
purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho, āhuneyyo
pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti.
Saṅghañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘Taṃ kissa hetu? Tathāgato hi, bhikkhave, arahaṃ
sammāsambuddho vītarāgo vītadoso vītamoho abhīru acchambhī anutrāsī
apalāyī’’ti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca
satthā –
‘‘Araññe rukkhamūle vā, suññāgāreva bhikkhavo;
Anussaretha [anussareyyātha (ka.) padasiddhi pana cintetabbā] sambuddhaṃ, bhayaṃ tumhāka no siyā.
Atha dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ.
‘‘No ce dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ;
Atha saṅghaṃ sareyyātha, puññakkhettaṃ anuttaraṃ.
‘‘Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo;
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, lomahaṃso na hessatī’’ti.
Chú giải Pāḷi:
3. Dhajaggasuttavaṇṇanā
249. Tatiye samupabyūḷhoti sampiṇḍito rāsibhūto. Dhajaggaṃullokeyyathāti sakkassa kira diyaḍḍhayojanasatāyāmo ratho.
Tassa hi pacchimanto paṇṇāsayojano, majjhe rathapañjaro paṇṇāsayojano,
rathasandhito yāva rathasīsā paṇṇāsayojanāni. Tadeva pamāṇaṃ diguṇaṃ
katvā tiyojanasatāyāmotipi vadantiyeva. Tasmiṃ yojanikapallaṅko atthato,
tiyojanikaṃ setacchattaṃ matthake ṭhapitaṃ, ekasmiṃyeva yuge
sahassaājaññā yuttā, sesālaṅkārassa pamāṇaṃ natthi. Dhajo panassa
aḍḍhatiyāni yojanasatāni uggato, yassa vātāhatassa pañcaṅgikatūriyasseva
saddo niccharati, taṃ ullokeyyāthāti vadati.
Kasmā? Taṃ passantānañhi rājā no āgantvā parisapariyante nikhātathambho
viya ṭhito, kassa mayaṃ bhāyāmāti bhayaṃ na hoti. Pajāpatissāti so kira sakkena samānavaṇṇo samānāyuko dutiyaṃ āsanaṃ labhati. Tathā varuṇo īsāno ca. Varuṇo pana tatiyaṃ āsanaṃ labhati, īsāno catutthaṃ. Palāyīti asurehi parājito tasmiṃ rathe ṭhito appamattakampi rajadhajaṃ disvā palāyanadhammo.
Itipi so bhagavātiādīni visuddhimagge vitthāritāneva. Idamavocāti
idaṃ dhajaggaparittaṃ nāma bhagavā avoca, yassa āṇākhette
koṭisatasahassacakkavāḷe ānubhāvo vattati. Idaṃ āvajjetvā hi
yakkhabhayacorabhayādīhi dukkhehi muttānaṃ anto natthi. Tiṭṭhatu
aññadukkhavūpasamo, idaṃ āvajjamāno hi pasannacitto ākāsepi patiṭṭhaṃ
labhati.
Tatridaṃ vatthu – dīghavāpicetiyamhi kira sudhākamme
kayiramāne eko daharo muddhavedikāpādato patitvā cetiyakucchiyā
bhassati. Heṭṭhā ṭhito bhikkhusaṅgho ‘‘dhajaggaparittaṃ, āvuso,
āvajjāhī’’ti āha. So maraṇabhayena tajjito ‘‘dhajaggaparittaṃ maṃ
rakkhatū’’ti āha. Tāvadevassa cetiyakucchito dve iṭṭhakā nikkhamitvā
sopānaṃ hutvā aṭṭhaṃsu, upariṭṭhito vallinisseṇiṃ otāresuṃ. Tasmiṃ
nisseṇiyaṃ ṭhite iṭṭhakā yathāṭṭhāneyeva aṭṭhaṃsu. Tatiyaṃ.
Tập I - Chương XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA -
Bài 4-Vepacitti (S.i, 220)
Bài 4-Vepacitti (S.i, 220)
Chánh văn tiếng Việt:
IV. Vepacitti hay Kham Nhẫn (S.i,220)
IV. Vepacitti hay Kham Nhẫn (S.i,220)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana... (như
trên)...
2) Thế Tôn thuyết như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, cuộc chiến
xảy ra giữa chư Thiên và các Asura, rất là khốc liệt.
4) Này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các
A-tu-la gọi các A-tu-la: "-- Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi
lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la, rất là khốc liệt, nếu các A-tu-la thắng và
chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka (hai tay, hai chân) và thứ năm là cổ và
dắt vị ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A-tu-la."
5) Còn Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam
thập tam thiên: "-- Này Thân hữu, trong trận chiến giữa chư
Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất khốc liệt, nếu chư Thiên thắng và các
loài A-tu-la bại, hãy trói Vepacitti, vua các A-tu-la hai tay, hai chân và thứ
năm là cổ, và dắt vị ấy lên trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma (Thiện
Pháp)".
6) Nhưng này các Tỷ-kheo trong trận chiến ấy
chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập
tam thiên trói A-tu-la vương Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ,
rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka, trong giảng đường Sudhamma.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua các
A-tu-la, Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, khi Thiên chủ
Sakka đi vào và đi ra khỏi giảng đường Sudhamma, nhiếc mắng, mạ lị Thiên chủ
Sakka với những lời thô ác, độc ngữ.
9) Rồi này các Tỷ - kheo, người đánh xe
Màtali nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Này Thiên chủ Sakka,
Có phải là Ông sợ,
Hay vì Ông yếu hèn,
Nên mới phải kham nhẫn,
Khi Ông nghe ác ngữ,
Từ Vepacitti?
10) (Sakka):
Không phải vì sợ hãi,
Không phải vì yếu hèn,
Mà ta phải kham nhẫn,
Với Vepacitti.
Sao kẻ trí như ta,
Lại liên hệ người ngu?
11) (Màtali):
Kẻ ngu càng nổi khùng,
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
12) (Sakka):
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ đối trị người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm tâm an tịnh.
13) (Màtali):
Hỡi này Vàsana,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lỗi lầm,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn"
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
14) (Sakka):
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng, ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng,
Bị mắng nhiếc, mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka ấy đã
tự nuôi sống với quả công đức của mình, đã ngự trị và cai trị chư Thiên Tam thập
tam thiên, sẽ nói lời tán thán nhẫn nhục và nhu hòa.
16) Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy làm
chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia trong pháp và luật khéo
giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.
Chánh văn Pāḷi:
4. Vepacittisuttaṃ
250. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ ,
bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave,
vepacitti asurindo asure āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme
samupabyūḷhe asurā jineyyuṃ devā parājineyyuṃ [parājeyyuṃ (sī. pī.)],
yena naṃ sakkaṃ devānamindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama
santike āneyyātha asurapura’nti. Sakkopi kho, bhikkhave, devānamindo
deve tāvatiṃse āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme
samupabyūḷhe devā jineyyuṃ asurā parājineyyuṃ, yena naṃ vepacittiṃ
asurindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama santike āneyyātha
sudhammasabha’’’nti. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme devā jiniṃsu , asurā parājiniṃsu [parājiṃsu (sī. pī.)].
Atha kho, bhikkhave, devā tāvatiṃsā vepacittiṃ asurindaṃ
kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā sakkassa devānamindassa santike
ānesuṃ sudhammasabhaṃ. Tatra sudaṃ, bhikkhave, vepacitti asurindo
kaṇṭhapañcamehi bandhanehi baddho sakkaṃ devānamindaṃ sudhammasabhaṃ
pavisantañca nikkhamantañca asabbhāhi pharusāhi vācāhi akkosati
paribhāsati. Atha kho, bhikkhave, mātali saṅgāhako sakkaṃ devānamindaṃ
gāthāhi ajjhabhāsi–
‘‘Bhayā nu maghavā sakka, dubbalyā no titikkhasi;
Suṇanto pharusaṃ vācaṃ, sammukhā vepacittino’’ti.
Kathañhi mādiso viññū, bālena paṭisaṃyuje’’ti.
‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;
Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.
Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.
‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;
Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;
Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.
Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.
‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;
Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.
‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ;
Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.
‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;
Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.
Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.
Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.
‘‘So hi nāma, bhikkhave, sakko devānamindo sakaṃ
puññaphalaṃ upajīvamāno devānaṃ tāvatiṃsānaṃ issariyādhipaccaṃ rajjaṃ
kārento khantisoraccassa vaṇṇavādī bhavissati. Idha kho taṃ, bhikkhave,
sobhetha yaṃ tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā khamā ca bhaveyyātha soratā cā’’ti.
Chú giải Pāḷi:
4. Vepacittisuttavaṇṇanā
250. Catutthe vepacittīti so kira asurānaṃ sabbajeṭṭhako. Yenāti nipātamattaṃ nanti ca. Kaṇṭhapañcamehīti
dvīsu hatthesu pādesu kaṇṭhe cāti evaṃ pañcahi bandhanehi. Tāni pana
naḷinasuttaṃ viya makkaṭakasuttaṃ viya ca cakkhussāpāthaṃ āgacchanti,
iriyāpathaṃ rujjhanti. Tehi pana citteneva bajjhati, citteneva muccati. Akkosatīti
corosi bālosi mūḷhosi thenosi oṭṭhosi goṇosi gadrabhosi nerayikosi
tiracchānagatosi, natthi tuyhaṃ sugati, duggatiyeva tuyhaṃ pāṭikaṅkhāti
imehi dasahi akkosavatthūhi akkosati. Paribhāsatīti,
jarasakka, na tvaṃ sabbakālaṃ jinissasi, yadā asurānaṃ jayo bhavissati,
tadā tampi evaṃ bandhitvā asurabhavanassa dvāre nipajjāpetvā
pothāpessāmīti ādīni vatvā tajjeti. Sakko vijitavijayo na taṃ manasi
karoti, mahāpaṭiggahaṇaṃ panassa matthake vidhunanto sudhammadevasabhaṃ
pavisati ceva nikkhamati ca. Ajjhabhāsīti
‘‘kiṃ nu kho esa sakko imāni pharusavacanāni bhayena titikkhati, udāhu
adhivāsanakhantiyā samannāgatattā’’ti? Vīmaṃsanto abhāsi.
Dubbalyā noti dubbalabhāvena nu. Paṭisaṃyujeti paṭisaṃyujeyya paṭipphareyya. Pabhijjeyyunti virajjeyyuṃ. Pakujjheyyuntipi pāṭho. Paranti paccatthikaṃ. Yo sato upasammatīti yo satimā hutvā upasammati, tassa upasamaṃyevāhaṃ bālassa paṭisedhanaṃ maññeti attho. Yadā naṃ maññatīti yasmā taṃ maññati. Ajjhāruhatīti ajjhottharati. Gova bhiyyo palāyinanti
yathā goyuddhe tāvadeva dve gāvo yujjhante gogaṇo olokento tiṭṭhati,
yadā pana eko palāyati, atha naṃ palāyantaṃ sabbo gogaṇo bhiyyo
ajjhottharati. Evaṃ dummedho khamantaṃ bhiyyo ajjhottharatīti attho.
Sadatthaparamāti sakatthaparamā. Khantyā bhiyyo na vijjatīti tesu sakaatthaparamesu atthesu khantito uttaritaro añño attho na vijjati. Tamāhu paramaṃ khantinti yo balavā titikkhati, tassa taṃ khantiṃ paramaṃ āhu. Bālabalaṃ nāma aññāṇabalaṃ. Taṃ yassa balaṃ, abalameva taṃ balanti āhu kathentīti dīpeti. Dhammaguttassāti dhammena rakkhitassa, dhammaṃ vā rakkhantassa. Paṭivattāti paṭippharitvā vattā, paṭippharitvā vā bālabalanti vadeyyāpi, dhammaṭṭhaṃ pana cāletuṃ samattho nāma natthi. Tasseva tena pāpiyoti tena kodhena tasseva puggalassa pāpaṃ. Katarassa? Yo kuddhaṃ paṭikujjhati. Tikicchantānanti ekavacane bahuvacanaṃ, tikicchantanti attho. Janā maññantīti
evarūpaṃ attano ca parassa cāti ubhinnaṃ atthaṃ tikicchantaṃ
nipphādentaṃ puggalaṃ ‘‘andhabālo aya’’nti andhabālaputhujjanāva evaṃ
maññanti. Dhammassa akovidāti catusaccadhamme achekā. Idhāti imasmiṃ sāsane. Khoti nipātamattaṃ. Catutthaṃ.
No comments:
Post a Comment