Monday, November 2, 2015

Tập IV-SÁU XỨ - Chương I-Tương Ưng SÁU XỨ [50 Kinh Thứ Hai] - Phẩm (7) Migajālavaggo - Bài 1----11

Bài 1,2- Bởi Migajāla (S.iv, 35,37)
Bài 3,4,5,6- Samiddhi (S.iv, 38,39)
Bài 7- Upasana (S.iv, 40)
Bài 8- Upavāna (S.iv, 41)
Bài 9,10,11- Sáu Xúc Xứ (S.iv, 43,44)

Bài giảng (tt) ngày 02-11-2015:

https://youtu.be/T4gpXP-efF0
http://www.mediafire.com/listen/wycvttwae21w2ce/%5BTUK4%5D%5B2015_11_02%5DChuong1_PhamMIGAJALA-tt.mp3
http://www.mediafire.com/view/mkz6s26t1d3pm87/txt_2015-11-02_TUK4_Ch1_PhamMIGAJALA-tt.rtf

Bài giảng: ngày 28-10-2015
https://www.youtube.com/watch?v=5EqZKbmc1AY
http://www.mediafire.com/listen/6izp3tzu89arirk/%5BTUK4%5D%5B2015-10-28%5DChuong1_PhamVOMINH-MIGAJALA.mp3
http://www.mediafire.com/view/aje5ufr9extvf6p/txt_2015-10-28_TUK4_Ch1_PhamVOMINH-MIGAJALA.rtf

Chánh văn tiếng Việt:
II. Phẩm Migajàla
63.I. Bởi Migajàla (S.iv,35)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?
4) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy nên hỷ (nandi) khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham (sàràgo) có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
5-8) ... có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức...
9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
10) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu cho đến ở các trú xứ xa vắng, các khóm rừng, các khu rừng, ít tiếng động, ít ồn ào, khỏi hơi thở quần chúng (vijanavàtàni), vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.
11) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, chưa được đoạn tận cho nên được gọi là sống có người thứ hai.
12-14) Và này Migajala, có các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy, nên hỷ đoạn diệt; thời do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
15-16) ...Này Migajàla, có những vị do lưỡi nhận thức...
17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.
19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình.

64.II. Migajàla (S.iv,37)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp ấy con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4-6) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi... Các tiếng... Các hương...
7-8)... Các vị... Các xúc...
9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương sống với tâm tham luyến pháp ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi.
10-12) Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến sắc ấy ; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến, không an trú tham luyến sắc ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hoan hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt... Các tiếng... Các hương...
13-14)... Các vị... Các xúc...
15) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt.
16) Rồi Tôn giả Migajàla, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
17) Rồi Tôn giả Migajàla sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là mục đích cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
18) Và Tôn giả Migajàla trở thành một vị A-la-hán nữa.

65.III. Samiddhi (I) (S.iv,38)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2-3) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn... và bạch Thế Tôn:
-- "Màra, Màra", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Màra, hay là danh nghĩa Màra (Màrapannatti)?
4) -- Này Samiddhi, chỗ nào có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
5-6)... có tai... có mũi...
7-8)... có lưỡi... có thân...
9) Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
10-12) Và này Samiddhi, chỗ nào không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra... tai... mũi...
13-14) Chỗ nào không có lưỡi... không có thân...
15) Chỗ nào không có ý, không có các pháp, không có ý thức, không có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra.

66.IV. Samiddhi (2) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15)-- "Hữu tình, hữu tình (Satta)", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu tình, hay danh nghĩa hữu tình?... (như trên)...

67.V. Samiddhi (3) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15) -- "Khổ, khổ", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là khổ, hay là danh nghĩa của khổ?... (như trên)...

68.VI. Samiddhi (4) (S.iv,39)
1-2) ...
3)... "Thế giới, thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thế giới, hay là danh nghĩa thế giới?
4-9) -- Chỗ nào, này Samiddhi, có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới, hay danh nghĩa thế giới... (như trên)... Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới hay có danh nghĩa thế giới.
10-15) Và tại chỗ nào, này Samiddhi, không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có thế giới, hay không có danh nghĩa thế giới... không có ý... tại chỗ ấy, không có thế giới hay không có danh nghĩa thế giới.

69.VIl. Upasena (S.iv,40)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Upasena trú ở Ràjagaha (Vương Xá), rừng Sitavana (Hàn Lâm), tại hang Ðầu Con Rắn (Sappapon-dikapabbàra).
2) Lúc bấy giờ, một con rắn độc rơi trên thân Tôn giả Upasena.
3) Rồi Tôn giả Upasena gọi các Tỷ-kheo:
-- Chư Hiền, hãy đến và nhắc cái giường cùng với cái thân này của tôi đưa ra ngoài, trước khi thân này ở đây phân tán như một nắm rơm.
4) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Upasena:
-- Nhưng chúng tôi không thấy thân Tôn giả Upasena đổi khác hay các căn bị biến hoại.
5) Nhưng Tôn giả Upasena nói như sau:
-- Này chư Hiền, hãy đến và nhắc cái giường cùng với cái thân này của tôi đưa ra ngoài, trước khi thân này ở đây bị phân tán như một nắm rơm...
6) Này Hiền giả Sàriputta, đối với ai nghĩ rằng: "Tôi là con mắt", hay: "Con mắt là của tôi"... "Tôi là cái lưỡi", hay: "Cái lưỡi là của tôi"... "Tôi là ý", hay: "Ý là của tôi", thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sàriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sàriputta, tôi không nghĩ như sau: "Tôi là con mắt", hay: "Con mắt là của tôi"... "Tôi là cái lưỡi", hay: "Cái lưỡi là của tôi"... hay: "Tôi là ý", hay: "Ý là của tôi", thời này Hiền giả Sàriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại.
7) Vì rằng trong một thời gian dài, Tôn giả Upasena đã khéo nhổ tận gốc ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, cho nên Tôn giả Upasena không có những tư tưởng như: "Tôi là con mắt", hay: "Con mắt là của tôi"... hay: "Tôi là cái lưỡi", hay: "Lưỡi là của tôi"... hay: "Tôi là ý", hay: "Ý là của tôi".
8) Rồi các Tỷ-kheo ấy nhắc cái giường cùng với Tôn giả Upasena ra ngoài.
9) Rồi thân của Tôn giả Upasena, ngay tại chỗ ấy phân tán như một nắm rơm.

70.VIII. Upavàna (1) (S.iv,41)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upavàna bạch Thế Tôn:
-- "Thiết thực hiện tại, thiết thực hiện tại (Sanditthika)", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người có trí tự mình giác hiểu?
4) -- Ở đây, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc và cảm thọ tham sắc có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: "Tôi có nội tham đối với các sắc". Cho đến chừng nào sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc và cảm thọ tham sắc, và có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: "Tôi có nội tham đối với các sắc". Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.
5-6) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng... sau khi mũi ngửi hương...
7-8) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...
9) Lại nữa, này Upavàna, sau khi ý nhận biết pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp và cảm thọ tham pháp, và có nội tham đối với các pháp; vị ấy biết rõ: "Tôi có nội tham đối với các pháp". Cho đến chừng nào sau khi ý nhận biết pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp và cảm thọ tham pháp, và có nội tham đối với các pháp; vị ấy biết rõ: "Tôi có nội tham đối với các pháp". Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.
10) Ở đấy, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc, nhưng không cảm thọ tham sắc, và không có nội tham đối với sắc; vị ấy biết rõ: "Tôi không có nội tham đối với sắc". Cho đến chừng nào, này Upavàna, sau khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo cảm thọ sắc, nhưng không cảm thọ tham sắc, và không có nội tham đối với các sắc; vị ấy biết rõ: "Tôi không có nội tham đối với các sắc". Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những người trí tự mình giác hiểu.
11-14) Lại nữa, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...
15) Lại nữa, này Upavàna, sau khi ý nhận thức pháp, Tỷ-kheo cảm thọ pháp nhưng không cảm thọ tham pháp, và không có nội tham đối với pháp; vị ấy biết rõ: "Tôi không có nội tham đối với pháp". Cho đến chừng nào, này Upavàna, Tỷ-kheo sau khi ý nhận thức pháp, cảm thọ pháp nhưng không cảm thọ tham pháp, và không có nội tham đối với pháp; vị ấy biết rõ: "Tôi không có nội tham đối với pháp". Như vậy, này Upavàna, là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có trí tự mình giác hiểu.

71.IX. Sáu Xúc Xứ (1) (S.iv,43)
1) ...
2) -- Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.
3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đã thất vọng (anassàsim). Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.
4-6) -- Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán con mắt: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy con mắt với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"; như vậy là khéo thấy. Ðây là khổ được đoạn tận... tai... mũi...
7-8) ... lưỡi... thân...
9) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán ý: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy ý với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"; như vậy là khéo thấy. Ðây là khổ được đoạn tận.

72.X. Sáu Xúc Xứ (2) (S.iv,44)
1) ...
2) -- Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.
3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thất vọng. Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.
4-6) -- Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán con mắt: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy con mắt với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Như vậy là khéo thấy; như vậy xúc xứ thứ nhứt này sẽ được Ông đoạn tận, không còn tái sanh nữa trong tương lai... tai... mũi...
7-8)... lưỡi... thân...
9) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo? Ông có quán ý: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi"?
-- Thưa có vậy, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này Tỷ-kheo. Ở đây, này Tỷ-kheo, do Ông như thật thấy ý với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"; như vậy là khéo thấy. Như vậy xúc xứ thứ sáu này sẽ được Ông đoạn tận, không còn tái sanh nữa trong tương lai.

73.XI. Sáu Xúc Xứ (3) (S.iv,44)
1) ...
2) -- Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của sáu xúc xứ; vị ấy không thành tựu Phạm hạnh, còn đứng xa Pháp và Luật này.
3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thất vọng. Bạch Thế Tôn, con không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ.
4-6) -- Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5-8) -- Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
9) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Chánh văn Pāḷi:
7. Migajālavaggo
1. Paṭhamamigajālasuttaṃ
63. Sāvatthinidānaṃ . Atha kho āyasmā migajālo yena bhagavā…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā migajālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘ekavihārī, ekavihārī’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, ekavihārī hoti, kittāvatā ca pana sadutiyavihārī hotī’’ti?
‘‘Santi kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī [nandi (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Nandiyā sati sārāgo hoti; sārāge sati saṃyogo hoti. Nandisaṃyojanasaṃyutto kho, migajāla, bhikkhu sadutiyavihārīti vuccati. Santi…pe… santi kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Nandiyā sati sārāgo hoti; sārāge sati saṃyogo hoti. Nandisaṃyojanasaṃyutto kho, migajāla, bhikkhu sadutiyavihārīti vuccati. Evaṃvihārī ca, migajāla, bhikkhu kiñcāpi araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevati appasaddāni appanigghosāni vijanavātāni manussarāhasseyyakāni [manussarāhaseyyakāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] paṭisallānasāruppāni; atha kho sadutiyavihārīti vuccati. Taṃ kissa hetu? Taṇhā hissa dutiyā, sāssa appahīnā. Tasmā sadutiyavihārī’’ti vuccati.
‘‘Santi ca kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. Nandiyā asati sārāgo na hoti; sārāge asati saṃyogo na hoti. Nandisaṃyojanavisaṃyutto kho, migajāla, bhikkhu ekavihārīti vuccati…pe… santi ca kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi ca kho, migajāla, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. Nandiyā asati sārāgo na hoti; sārāge asati saṃyogo na hoti. Nandisaṃyojanavippayutto kho, migajāla, bhikkhu ekavihārīti vuccati. Evaṃvihārī ca, migajāla, bhikkhu kiñcāpi gāmante viharati ākiṇṇo bhikkhūhi bhikkhunīhi upāsakehi upāsikāhi rājūhi rājamahāmattehi titthiyehi titthiyasāvakehi . Atha kho ekavihārīti vuccati. Taṃ kissa hetu? Taṇhā hissa dutiyā, sāssa pahīnā. Tasmā ekavihārīti vuccatī’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Dutiyamigajālasuttaṃ
64. Atha kho āyasmā migajālo yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā migajālo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.
‘‘Santi kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Nandisamudayā dukkhasamudayo, migajālāti vadāmi…pe… santi ca kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi ca kho, migajāla, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī . Nandisamudayā dukkhasamudayo, migajālāti vadāmi.
‘‘Santi ca kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. Nandinirodhā dukkhanirodho, migajālāti vadāmi…pe… santi ca kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā iṭṭhā kantā…pe… santi ca kho, migajāla, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. Nandinirodhā dukkhanirodho, migajālāti vadāmī’’ti.
Atha kho āyasmā migajālo bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi. Atha kho āyasmā migajālo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharato nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭhevadhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā migajālo arahataṃ ahosīti. Dutiyaṃ.
3. Paṭhamasamiddhimārapañhāsuttaṃ
65. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā samiddhi yena bhagavā…pe… bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘māro, māro’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, māro vā assa mārapaññatti vā’’ti?
‘‘Yattha kho, samiddhi, atthi cakkhu, atthi rūpā, atthi cakkhuviññāṇaṃ , atthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Atthi sotaṃ, atthi saddā, atthi sotaviññāṇaṃ, atthi sotaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Atthi ghānaṃ, atthi gandhā, atthi ghānaviññāṇaṃ, atthi ghānaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Atthi jivhā, atthi rasā, atthi jivhāviññāṇaṃ, atthi jivhāviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Atthi kāyo, atthi phoṭṭhabbā, atthi kāyaviññāṇaṃ, atthi kāyaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Atthi mano, atthi dhammā, atthi manoviññāṇaṃ, atthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā.
‘‘Yattha ca kho, samiddhi, natthi cakkhu, natthi rūpā, natthi cakkhuviññāṇaṃ, natthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Natthi sotaṃ…pe… natthi ghānaṃ…pe… natthi jivhā, natthi rasā, natthi jivhāviññāṇaṃ, natthi jivhāviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā. Natthi kāyo…pe…. Natthi mano, natthi dhammā, natthi manoviññāṇaṃ, natthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā’’ti. Tatiyaṃ.
4. Samiddhisattapañhāsuttaṃ
66. ‘‘‘Satto , satto’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, satto vā assa sattapaññatti vā’’ti…pe…. Catutthaṃ.
5. Samiddhidukkhapañhāsuttaṃ
67. ‘‘‘Dukkhaṃ , dukkha’nti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, dukkhaṃ vā assa dukkhapaññatti vā’’ti…pe…. Pañcamaṃ.
6. Samiddhilokapañhāsuttaṃ
68. ‘‘‘Loko, loko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, loko vā assa lokapaññatti vā’’ti? Yattha kho, samiddhi, atthi cakkhu, atthi rūpā, atthi cakkhuviññāṇaṃ, atthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha loko vā lokapaññatti vāti…pe… atthi jivhā…pe… atthi mano, atthi dhammā, atthi manoviññāṇaṃ, atthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha loko vā lokapaññatti vā.
‘‘Yattha ca kho, samiddhi, natthi cakkhu, natthi rūpā, natthi cakkhuviññāṇaṃ, natthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha loko vā lokapaññatti vā…pe… natthi jivhā…pe… natthi mano, natthi dhammā, natthi manoviññāṇaṃ, natthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha loko vā lokapaññatti vā’’ti. Chaṭṭhaṃ.
7. Upasenaāsīvisasuttaṃ
69. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca sāriputto āyasmā ca upaseno rājagahe viharanti sītavane sappasoṇḍikapabbhāre. Tena kho pana samayena āyasmato upasenassa kāye āsīviso patitohoti. Atha kho āyasmā upaseno bhikkhū āmantesi – ‘‘etha me, āvuso, imaṃ kāyaṃ mañcakaṃ āropetvā bahiddhā nīharatha. Purāyaṃ kāyo idheva vikirati; seyyathāpi bhusamuṭṭhī’’ti.
Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṃ upasenaṃ etadavoca – ‘‘na kho pana mayaṃ passāma āyasmato upasenassa kāyassa vā aññathattaṃ indriyānaṃ vā vipariṇāmaṃ. Atha ca panāyasmā upaseno evamāha – ‘etha me, āvuso, imaṃ kāyaṃ mañcakaṃ āropetvā bahiddhā nīharatha. Purāyaṃ kāyo idheva vikirati; seyyathāpi bhusamuṭṭhī’’’ti. ‘‘Yassa nūna, āvuso sāriputta, evamassa – ‘ahaṃ cakkhūti vā mama cakkhūti vā…pe… ahaṃ jivhāti vā mama jivhāti vā… ahaṃ manoti vā mama manoti vā’. Tassa, āvuso sāriputta, siyā kāyassa vā aññathattaṃ indriyānaṃ vā vipariṇāmo. Mayhañca kho, āvuso sāriputta, na evaṃ hoti – ‘ahaṃ cakkhūti vā mama cakkhūti vā…pe… ahaṃ jivhāti vā mama jivhāti vā…pe… ahaṃ manoti vā mama manoti vā’. Tassa mayhañca kho, āvuso sāriputta, kiṃ kāyassa vā aññathattaṃ bhavissati, indriyānaṃ vā vipariṇāmo’’ti!
‘‘Tathā hi panāyasmato upasenassa dīgharattaṃ ahaṅkāramamaṅkāramānānusayo susamūhato. Tasmā āyasmato upasenassa na evaṃ hoti – ‘ahaṃ cakkhūti vā mama cakkhūti vā…pe… ahaṃ jivhāti vā mama jivhāti vā…pe… ahaṃ manoti vā mama manoti vā’’’ti. Atha kho te bhikkhū āyasmato upasenassa kāyaṃ mañcakaṃ āropetvā bahiddhā nīhariṃsu. Atha kho āyasmato upasenassa kāyo tattheva vikiri; seyyathāpi bhusamuṭṭhīti. Sattamaṃ.
8. Upavāṇasandiṭṭhikasuttaṃ
70. Atha kho āyasmā upavāṇo yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā upavāṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘sandiṭṭhiko dhammo, sandiṭṭhiko dhammo’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti?
‘‘Idha pana, upavāṇa, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā rūpappaṭisaṃvedī ca hoti rūparāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ rūpesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ rūpesu rāgo’ti pajānāti. Yaṃ taṃ, upavāṇa, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā rūpappaṭisaṃvedī ca hoti rūparāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ rūpesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ rūpesu rāgo’ti pajānāti. Evampi kho, upavāṇa, sandiṭṭhiko dhammo hoti akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti…pe….
‘‘Puna caparaṃ, upavāṇa, bhikkhu jivhāya rasaṃ sāyitvā rasappaṭisaṃvedī ca hoti rasarāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ rasesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ rasesu rāgo’ti pajānāti. Yaṃ taṃ, upavāṇa, bhikkhu jivhāya rasaṃ sāyitvā rasappaṭisaṃvedī ca hoti rasarāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ rasesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ rasesu rāgo’ti pajānāti. Evampi kho, upavāṇa, sandiṭṭhiko dhammo hoti akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti…pe….
‘‘Puna caparaṃ, upavāṇa, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya dhammappaṭisaṃvedī ca hoti dhammarāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ dhammesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ dhammesu rāgo’ti pajānāti. Yaṃ taṃ, upavāṇa, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya dhammappaṭisaṃvedī ca hoti dhammarāgappaṭisaṃvedī ca. Santañca ajjhattaṃ dhammesu rāgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ dhammesu rāgo’ti pajānāti. Evampi kho, upavāṇa, sandiṭṭhiko dhammo hoti…pe… paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti…pe….
‘‘Idha pana, upavāṇa, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā rūpappaṭisaṃvedī ca hoti, no ca rūparāgappaṭisaṃvedī. Asantañca ajjhattaṃ rūpesu rāgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ rūpesu rāgo’ti pajānāti. Yaṃ taṃ, upavāṇa, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā rūpappaṭisaṃvedīhi kho hoti, no ca rūparāgappaṭisaṃvedī. Asantañca ajjhattaṃ rūpesu rāgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ rūpesu rāgo’ti pajānāti. Evampi kho, upavāṇa, sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti…pe….
‘‘Puna caparaṃ, upavāṇa, bhikkhu jivhāya rasaṃ sāyitvā rasappaṭisaṃvedīhi kho hoti, no ca rasarāgappaṭisaṃvedī. Asantañca ajjhattaṃ rasesu rāgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ rasesu rāgo’ti pajānāti…pe….
‘‘Puna caparaṃ, upavāṇa, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya dhammappaṭisaṃvedīhi kho hoti, no ca dhammarāgappaṭisaṃvedī. Asantañca ajjhattaṃ dhammesu rāgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ dhammesu rāgo’ti pajānāti. Yaṃ taṃ, upavāṇa, bhikkhu manasā dhammaṃ viññāya dhammappaṭisaṃvedīhi kho hoti, no ca dhammarāgappaṭisaṃvedī. Asantañca ajjhattaṃ dhammesu rāgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ dhammesu rāgo’ti pajānāti. Evampi kho, upavāṇa, sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
9. Paṭhamachaphassāyatanasuttaṃ
71. ‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāti. Avusitaṃ tena brahmacariyaṃ, ārakā so imasmā dhammavinayā’’ti.
Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘etthāhaṃ, bhante, anassasaṃ [anassasiṃ (sī.), anassāsaṃ (syā. kaṃ.), anassāsiṃ (pī.)]. Ahañhi, bhante, channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāmī’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, bhikkhu, cakkhuṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi , eso me attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu, bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, cakkhu ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Esevanto dukkhassa…pe… jivhaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu, bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, jivhā ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Esevanto dukkhassa…pe… manaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu, bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, mano ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Esevanto dukkhassā’’ti. Navamaṃ.
10. Dutiyachaphassāyatanasuttaṃ
72. ‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāti. Avusitaṃ tena brahmacariyaṃ, ārakā so imasmā dhammavinayā’’ti.
Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘etthāhaṃ, bhante, anassasaṃ panassasaṃ. Ahañhi, bhante, channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāmī’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, bhikkhu, cakkhuṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi , na meso attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu, bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, cakkhu ‘netaṃ mama, nesohamasmi na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Evaṃ te etaṃ paṭhamaṃ phassāyatanaṃ pahīnaṃ bhavissati āyatiṃ apunabbhavāya…pe….
‘‘Jivhaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu , bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, jivhā ‘netaṃ mama, nesohamasmi na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Evaṃ te etaṃ catutthaṃ phassāyatanaṃ pahīnaṃ bhavissati āyatiṃ apunabbhavāya…pe….
‘‘Manaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu, bhikkhu, ettha ca te, bhikkhu, mano ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ bhavissati. Evaṃ te etaṃ chaṭṭhaṃ phassāyatanaṃ pahīnaṃ bhavissati āyatiṃ apunabbhavāyā’’ti. Dasamaṃ.
11. Tatiyachaphassāyatanasuttaṃ
73. ‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāti. Avusitaṃ tena brahmacariyaṃ, ārakā so imasmā dhammavinayā’’ti.
Evaṃ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘etthāhaṃ, bhante, anassasaṃ panassasaṃ. Ahañhi, bhante, channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāmī’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, bhikkhu, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sotaṃ… ghānaṃ… jivhā… kāyo… mano nicco vā anicco vā’’ti?
‘‘Anicco, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Evaṃ passaṃ, bhikkhu, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, sotasmimpi nibbindati, ghānasmimpi nibbindati, jivhāyapi nibbindati, kāyasmimpi nibbindati, manasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Ekādasamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
7. Migajālavaggo
1. Paṭhamamigajālasuttavaṇṇanā
63. Migajālavaggassa paṭhame cakkhuviññeyyāti cakkhuviññāṇena passitabbā. Sotaviññeyyādīsupi eseva nayo. Iṭṭhāti pariyiṭṭhā vā hontu mā vā, iṭṭhārammaṇabhūtāti attho.Kantāti kamanīyā. Manāpāti manavaḍḍhanakā. Piyarūpāti piyajātikā. Kāmūpasaṃhitāti ārammaṇaṃ katvā uppajjamānena kāmena upasaṃhitā rajanīyāti rañjanīyā, rāguppattikāraṇabhūtāti attho. Nandīti taṇhānandī. Saṃyogoti saṃyojanaṃ. Nandisaṃyojanasaṃyuttoti nandībandhanena baddho. Araññavanapatthānīti araññāni ca vanapatthāni ca. Tattha kiñcāpi abhidhamme nippariyāyena ‘‘nikkhamitvā bahi indakhīlā sabbametaṃ arañña’’nti (vibha. 529) vuttaṃ, tathāpi yaṃ taṃ ‘‘pañcadhanusatikaṃ pacchima’’nti (pārā. 654) araññakaṅganipphādakaṃ senāsanaṃ vuttaṃ, tadeva adhippetanti veditabbaṃ. Vanapatthanti gāmantaṃ atikkamitvā manussānaṃ anupacāraṭṭhānaṃ, yattha na kasīyati na vapīyati. Vuttampi cetaṃ–
‘‘Vanapatthanti dūrānametaṃ senāsanānaṃ adhivacanaṃ. Vanapatthanti vanasaṇḍānametaṃ, vanapatthanti bhiṃsanakānametaṃ, vanapatthanti salomahaṃsānametaṃ, vanapatthanti pariyantānametaṃ, vanapatthanti amanussūpacārānaṃ senāsanānametaṃ adhivacana’’nti (vibha. 531).
Ettha ca pariyantānanti imaṃ ekaṃ pariyāyaṃ ṭhapetvā sesapariyāyehi vanapatthāni veditabbāni. Pantānīti pariyantāni atidūrāni. Appasaddānīti udukkhalamusaladārakasaddādīnaṃ abhāvena appasaddāni. Appanigghosānīti tesaṃ tesaṃ ninnādamahānigghosassa abhāvena appanigghosāni. Vijanavātānīti sañcaraṇajanassa sarīravātavirahitāni.Manussarāhasseyyakānīti manussānaṃ rahokammassa anucchavikāni. Paṭisallānasāruppānīti nilīyanasāruppāni.
2. Dutiyamigajālasuttavaṇṇanā
64. Dutiye nandinirodhā dukkhanirodhoti taṇhānandiyā nirodhena vaṭṭadukkhassa nirodho.
3-5. Paṭhamasamiddhimārapañhāsuttādivaṇṇanā
65-67. Tatiye samiddhīti attabhāvassa samiddhatāya evaṃ laddhanāmo. Tassa kira therassa attabhāvo abhirūpo ahosi pāsādiko, ukkhittamālāpuṭo viya alaṅkatamālāgabbho viya ca sabbākārapāripūriyā samiddho. Tasmā samiddhitveva saṅkhaṃ gato. Māroti maraṇaṃ pucchati. Mārapaññattīti māroti paññatti nāmaṃ nāmadheyyaṃ. Atthi tattha māro vā mārapaññatti vāti tattha maraṇaṃ vā maraṇanti idaṃ nāmaṃ vā atthīti dasseti. Catutthaṃ uttānameva, tathā pañcamaṃ.
6. Samiddhilokapañhāsuttavaṇṇanā
68. Chaṭṭhe lokoti lujjanapalujjanaṭṭhena loko. Iti migajālattherassa āyācanasuttato paṭṭhāya pañcasupi suttesu vaṭṭavivaṭṭameva kathitaṃ.
7. Upasenaāsīvisasuttavaṇṇanā
69. Sattame sītavaneti evaṃnāmake susānavane. Sappasoṇḍikapabbhāreti sappaphaṇasadisatāya evaṃladdhanāme pabbhāre. Upasenassāti dhammasenāpatino kaniṭṭhabhātikaupasenattherassa. Āsīviso patito hotīti thero kira katabhattakicco mahācīvaraṃ gahetvā leṇacchāyāya mandamandena vātapānavātena bījiyamāno nisīditvā dupaṭṭanivāsane sūcikammaṃ karoti. Tasmiṃ khaṇe leṇacchadane dve āsīvisapotakā kīḷanti. Tesu eko patitvā therassa aṃsakūṭe avatthāsi. So ca phuṭṭhaviso hoti. Tasmā patitaṭṭhānato paṭṭhāya therassa kāye dīpasikhā viya vaṭṭiṃ pariyādiyamānamevassa visaṃ otiṇṇaṃ. Thero visassa tathāgamanaṃ disvā kiñcāpi taṃ patitamattameva yathāparicchedena gataṃ, attano pana iddhibalena ‘‘ayaṃ attabhāvo leṇe mā vinassatū’’ti adhiṭṭhahitvā bhikkhū āmantesi. Purāyaṃ kāyo idheva vikiratīti yāva na vikirati, tāva naṃ bahiddhā nīharathāti attho. Aññathattanti aññathābhāvaṃ. Indriyānaṃ vā vipariṇāmanti cakkhusotādīnaṃ indriyānaṃ pakativijahanabhāvaṃ. Tattheva vikirīti bahi nīharitvā ṭhapitaṭṭhāne mañcakasmiṃyeva vikiri.
8. Upavāṇasandiṭṭhikasuttavaṇṇanā
70. Aṭṭhame rūpappaṭisaṃvedīti nīlapītādibhedaṃ ārammaṇaṃ vavatthāpento rūpaṃ paṭisaṃviditaṃ karoti, tasmā rūpappaṭisaṃvedī nāma hoti. Rūparāgappaṭisaṃvedīti kilesassa atthibhāveneva pana rūparāgaṃ paṭisaṃviditaṃ karoti nāma, tasmā rūparāgappaṭisaṃvedīti vuccati. Sandiṭṭhikotiādīni visuddhimagge vuttatthāneva. Noca rūparāgappaṭisaṃvedīti kilesassa natthibhāveneva na rūparāgaṃ paṭisaṃviditaṃ karoti nāma, tasmā ‘‘no ca rūparāgappaṭisaṃvedī’’ti vuccati. Imasmiṃ sutte sekhāsekhānaṃ paccavekkhaṇā kathitā.
9. Paṭhamachaphassāyatanasuttavaṇṇanā
71. Navame phassāyatanānanti phassākarānaṃ. Avusitanti avuṭṭhaṃ. Ārakāti dūre. Etthāhaṃ, bhante, anassasanti, bhante, ahaṃ ettha anassasiṃ, naṭṭho nāma ahanti vadati. Bhagavā – ‘‘ayaṃ bhikkhu ‘ahaṃ nāma imasmiṃ sāsane naṭṭho’ti vadati, kinnu khvassa aññesu dhātukammaṭṭhāna-kasiṇakammaṭṭhānādīsu abhiyogo atthī’’ti cintetvā, tampi apassanto – ‘‘kataraṃ nu kho kammaṭṭhānaṃ imassa sappāyaṃ bhavissatī’’ti cintesi. Tato ‘‘āyatanakammaṭṭhānameva sappāya’’nti disvā taṃ kathento taṃ kiṃ maññasi bhikkhūtiādimāha. Sādhūti tassa byākaraṇe sampahaṃsanaṃ. Esevanto dukkhassāti ayameva vaṭṭadukkhassanto paricchedo, nibbānanti attho.
10. Dutiyachaphassāyatanasuttavaṇṇanā
72. Dasame anassasanti nassasiṃ, naṭṭho nāmamhi icceva attho. Āyatiṃ apunabbhavāyāti ettha āyatiṃ apunabbhavo nāma nibbānaṃ, nibbānatthāya pahīnaṃ bhavissatīti attho.
11. Tatiyachaphassāyatanasuttavaṇṇanā
73. Ekādasame anassasanti naṭṭho, panassasanti atinaṭṭho. Sesaṃ vuttanayeneva veditabbanti.

No comments:

Post a Comment