Wednesday, November 18, 2015

Tập IV-SÁU XỨ - Chương I-Tương Ưng SÁU XỨ [50 Kinh Thứ Ba] - Phẩm (12) THẾ GIỚI DỤC CÔNG ĐỨC - Bài 1--10

Bài 1,2- Māra (Ma) Lưới Bẫy (S.iv, 91,92)
Bài 3,4- Thế Giới Dục Công Đức (S.iv, 93,97)
Bài 5- Sakka (S.iv, 101)
Bài 9-10 Dục Được Đoạn Trừ (S.iii, 161)]

Bài giảng ngày 24-11-2015
https://drive.google.com/open?id=0B5GhmLyqYVzYMU9NZTRReTdHemM
https://youtu.be/bB637hpJvOA 
https://mfi.re/listen/9v79tz5bjpludmi/408_TUK4_PhamDucCongDuc_fin_PhamGiaChu_B1_B6_Ghosita.mp3
http://www.mediafire.com/view/mwh7bsg3k2u7312/txt_2015-11-24_TUK4_Ch1_Ph_TGDCD_GIACHU_bai_1-6.rtf

Bài giảng ngày 23-11-2015
https://drive.google.com/open?id=0B5GhmLyqYVzYNjJZbGxEMUE2Qk0
https://youtu.be/l3cnxqeiPvw
http://www.mediafire.com/listen/csswonaslp1bfl1/%5BTUK4%5D%5B2015-11-23%5DCh1_PhTHEGIOIDUCCONGDUC_Bai_4--7.mp3
http://www.mediafire.com/view/1apco56wnbj7ikt/txt_2015-11-23_TUK4_Ch1_Ph_THEGIOIDUCONGDUC_Bai_4%2C5%2C6%2C7.rtf

Bài giảng ngày 18-11-2015
https://drive.google.com/open?id=0B5GhmLyqYVzYVTdCeDQ3aUlXS0k
https://www.youtube.com/watch?v=hMJSIyhu7b4
http://www.mediafire.com/listen/06vrhd0z1xf3exo/%5BTUK4%5D%5B2015-11-18%5DCh1_Ph_AN_ON-fin_Ph_THEGIOIDCD_Bai_1-3.mp3
http://www.mediafire.com/view/sbk4ys5c2jxy38e/txt_2015-11-18_TUK4_Ch1_Pham_THEGIOI_DUC_CONG_DUC_bai_1%2C2%2C3.rtf

Chánh văn tiếng Việt:

II. Phẩm Thế Giới Dục Công Ðức

114. I. Màra (Ma) Lưới Bẫy (S.iv,91)
1) ...
2-7) -- Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu một Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm... Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma đoanh vây vị ấy. Bị Ma trói buộc, vị ấy bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.
8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm... Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo không đi đến trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục. Lưới bẫy của Ma không đoanh vây vị ấy. Ðược giải thoát khỏi Ma trói buộc, vị ấy không bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.

115. II. Màra (Ma) Lưới Bẫy (S.iv,92)
1) ...
2-7) -- Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các sắc do mắt nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm... Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức... tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo bị trói buộc trong các pháp do ý nhận thức, đã đi đến trú xứ của Ma, đã bị Ma chinh phục, bị Ác ma muốn làm gì vị ấy thì làm.
8-13) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức, khả lạc... hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các sắc do mắt nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm... Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các pháp do ý nhận thức, không đi vào trú xứ của Ma, không bị Ma chinh phục, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

116. III. Thế Giới Dục Công Ðức (S.iv,93)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới.
Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.

3) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, khởi lên tư tưởng sau đây: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời nói vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi"?

4) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: "Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này".

5) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

6) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ananda:
-- Thưa Hiền giả Ananda, sau khi thuyết giảng lời vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: "Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách không đạt đến sự tận cùng thế giới". Thưa Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Này chư Hiền, sau khi nói lên lời tuyên bố vắn tắt này cho chúng ta, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới’. Lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?". Rồi thưa Hiền giả, chúng tôi lại suy nghĩ như sau: "Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này". Mong Tôn giả Ananda hãy phân tích cho.

7) -- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc chư Tôn giả làm... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

8) -- Thưa Hiền giả Ananda, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc có trí, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc tuyên thuyết, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Ananda có thể giải thích một cách rộng rãi lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn chưa được phân tích rộng rãi. Mong Tôn giả Ananda phân tích cho, nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức (agarum katvà).

9) -- Vậy chư Hiền hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda.

10) Tôn giả Ananda nói như sau:
-- Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: " Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới". Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu một cách rộng rãi như sau:

11) Này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới, đây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này chư Hiền, do cái gì trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới? Do con mắt, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Do tai, này chư Hiền... Do mũi, này chư Hiền... Do lưỡi, này chư Hiền... Do thân, này chư Hiền... Do ý, này chư Hiền, trong thế giới, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới. Ðây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh.

12) Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt cho chư Hiền, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đã đi vào tịnh xá: "Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới". Này chư Hiền, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nhưng nếu muốn, chư Tôn giả hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

13) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tịnh xá: "Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng... sự tận cùng thế giới". Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không được bao lâu, chúng con khởi lên ý nghĩ này: "Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: ‘Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng... sự tận cùng thế giới’. Lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?"

14) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các bạn đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi lời Thế Tôn tuyên bố vắn tắt này. Chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này". Và, bạch Thế Tôn, chúng con đã đi đến Tôn giả Ananda và hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này.

15) Bạch Thế Tôn, với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, ý nghĩa được Tôn giả Ananda giải thích cho chúng con...
-- Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là Ananda. Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông có hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như Ananda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy. Hãy thọ trì như vậy.

117. IV. Thế Giới Dục Công Ðức (S.iv,97)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta chưa giác ngộ, chưa thành Chánh đẳng Chánh giác, còn là Bồ-tát, Ta khởi lên ý nghĩ như sau: "Năm dục công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm Ta đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai". Rồi, này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Năm dục công đức mà tâm Ta trước kia cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính Ta, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm chánh niệm".

3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại; ở đây, tâm các Ông đi đến cuồng nhiệt khi chúng có mặt hiện tại, và trở thành giảm thiểu khi chúng chưa đến, còn ở vị lai. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với năm dục công đức mà tâm các Ông trước đây cảm xúc, đã thuộc quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại. Ở đây, vì lợi ích cho chính các Ông, hãy sống không phóng dật, gìn giữ tâm chánh niệm.

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: "Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu... Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu". Các xứ cần phải được hiểu như vậy.

5) Nói vậy xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.

6) Rồi các Tỷ-kheo, sau khi Thế Tôn ra đi chẳng bao lâu, khởi lên ý nghĩ sau đây: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời thuyết giảng này một cách vắn tắt... Ai có thể phân tích ý nghĩa lời tuyên bố một cách rộng rãi?"

7) Rồi các Tỷ-kheo ấy lại suy nghĩ như sau: "Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán.."..

8-11) (Như kinh trên, từ số 5 đến số 9, chỉ khác về lời tuyên bố của Thế Tôn)

12) -- Vậy chư Hiền, hãy lắng và suy nghiệm kỹ. Tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda.

13) Tôn giả Ananda nói như sau:
-- Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng vắn tắt này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: "Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham; các xứ cần phải được hiểu... Chỗ nào ý được đoạn diệt, pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’". Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt này, không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Lời Thế Tôn nói, này chư Hiền, là thuộc về đoạn diệt sáu xứ. Do vậy, này chư Hiền, các xứ cần phải hiểu: "Chỗ nào mắt đoạn diệt, sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu... Chỗ nào ý đoạn diệt, các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải hiểu biết". Các xứ cần phải được hiểu như vậy.

14) Này chư Hiền, lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, ý nghĩa không được phân tích một cách rõ ràng, ý nghĩa ấy tôi hiểu một cách rõ ràng như vậy. Nếu muốn, chư Hiền hãy đi đến Thế Tôn và hỏi về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

15) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, lời Thế Tôn nói lên vắn tắt cho chúng con, không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, Thế Tôn đi vào tịnh xá: "Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu. ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu... Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy pháp tưởng được ly tham, các xứ phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy". Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Này chư Hiền, sau khi nói lên lời thuyết giảng này cho chúng ta, nhưng không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh xá: `Do vậy, này các Tỷ-kheo, các xứ cần phải được hiểu: ‘Chỗ nào mắt đoạn diệt, chỗ ấy sắc tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu... Chỗ nào ý đoạn diệt, chỗ ấy các pháp tưởng được ly tham, các xứ cần phải được hiểu’. Các xứ cần phải hiểu như vậy', nhưng ý nghĩa không được phân tích một cách rộng rãi, ai có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?".

16) Bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Tôn giả Ananda được bậc Ðạo Sư tán thán và được các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Với lời Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, nhưng không được phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, Tôn giả Ananda có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, hãy hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này".

17) Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda với những lý do này, với những câu này, với những chữ này, đã phân tích ý nghĩa.
-- Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Ðại tuệ, này các Tỷ-kheo, là Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng sẽ trả lời như vậy, như Ananda đã trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời nói ấy, hãy như vậy thọ trì.

118. V. Sakka (S.iv,101)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakùta (Linh Thứu).

2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập được Niết-bàn?

4) -- Này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Vì có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.

5-8) Này Thiên chủ, có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân cảm giác...

9) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú. Do Tỷ-kheo ấy hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, y cứ vào đấy, thức khởi lên chấp thủ cái ấy. Do có chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy không nhập Niết-bàn.

10) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, ở đây một số loài hữu tình, ngay trong hiện tại không nhập Niết-bàn.

11-16) Và này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Do không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo nhập Niết-bàn. Có những tiếng do tai nhận thức... Có những hương do mũi nhận thức... Có những vị do lưỡi nhận thức... Có những xúc do thân cảm giác...

17) Này Thiên chủ, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ vào cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ-kheo ấy nhập Niết-bàn.

18) Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập Niết-bàn.

119. IV. Pancasikha (S.iv,103)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).

2) Rồi Pancasikha, con vị vua Gandhabba, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.

3) Ðứng một bên, Pancasikha, con Gandhabba, bạch Thế Tôn: "...(giống như kinh trước, câu hỏi và câu đáp giống như kinh trước)".

120. VII. Sàriputta (S.iv,103)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi, tại Jetanvana, vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Tỷ-kheo đồng trú, thưa Tôn giả Sàriputta, đã từ bỏ học pháp và hoàn tục.

4) -- Này Hiền giả, như vậy xẩy đến cho vị nào không hộ trì các căn, không tiết độ trong ăn uống, không chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy không xảy ra.

5) Này Hiền giả, một Tỷ-kheo hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy có xảy ra.

6) Và này Hiền giả, thế nào là hộ trì các căn? Này Hiền giả, khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này Hiền giả, là sự hộ trì các căn.

7) Này Hiền giả, thế nào là tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng các món ăn. Không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự mình làm đẹp mình mà chỉ để thân này được duy trì và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Như vậy, này Hiền giả, là tiết độ trong ăn uống.

8) Và này Hiền giả, như thế nào là chú tâm tỉnh giác? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con sư tử, chân này đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy. Ban đêm trong canh cuối, khi vị ấy đi kinh hành và trong khi ngồi, tâm gột sạch khỏi các pháp triền cái. Như vậy, này Hiền giả, là chú tâm tỉnh giác.

9) Do vậy, này Hiền giả, cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác".
Như vậy, này Hiền giả, ông cần phải học tập.

121. VIII. Ràhula (S.iv, 105)
1) Một thời Thế Tôn ở trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, các tư niệm sau đây được khởi lên: "Ðã thuần thục là các pháp đưa đến giải thoát được chín muồi cho Ràhula. Vậy Ta hãy giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc".

3) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực, khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, gọi Tôn giả Ràhula:
-- Này Ràhula, hãy cầm tọa cụ đi đến rừng Andha để nghỉ trưa.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ràhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ, và đi sau lưng Thế Tôn.

4) Lúc bấy giờ, rất nhiều ngàn Thiên nhân đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc".

5) Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andha và ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới gốc cây. Rồi Tôn giả Ràhula, sau khi đảnh lễ Thế Tôn liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:

6) -- Ông nghĩ thế nào, này Ràhula, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chánh quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Sắc là thường hay vô thường?...
Nhãn thức là thường hay vô thường?...
Nhãn xúc là thường hay vô thường?...
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

7-8) -- Tai... Mũi...

9-10) Lưỡi... Thân...

11) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các pháp là thường hay vô thường?...
Ý thức là thường hay vô thường?...
Ý xúc là thường hay vô thường?...
Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

12) -- Thấy vậy, này Ràhula, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Phàm duyên nhãn xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì; nhàm chán đối với pháp ấy... nhàm chán đối với tai... nhàm chán đối với mũi... nhàm chán đối với lưỡi... nhàm chán đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, nhàm chán đối với pháp ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

13) Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả Ràhula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời thuyết giảng này được nói lên, tâm Tôn giả Ràhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và hàng nhiều ngàn chư Thiên khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: "Phàm các pháp gì được sanh khởi, tất cả đều bị đoạn diệt".

122. IX. Kiết Sử (S.iv,107)
1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử, Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử, thế nào là kiết sử?

3) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.

4-7) Này các Tỷ-kheo, có các tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân cảm giác...

8) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các pháp bị kiết sử. Chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.

123. X. Chấp Thủ (S.iv,108)
1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, thế nào là chấp thủ?


3-8) Này các Tỷ-kheo... (Giống như từ số 3 đến số 8 của kinh trên).

Chánh văn Pāḷi:
12. Lokakāmaguṇavaggo
1. Paṭhamamārapāsasuttaṃ
114. ‘‘Santi , bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce, bhikkhu, abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu āvāsagato mārassa, mārassa vasaṃ gato [vasagato (sī. aṭṭha. syā. aṭṭha.)], paṭimukkassa mārapāso. Baddho so mārabandhanena yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu āvāsagato mārassa, mārassa vasaṃ gato, paṭimukkassa mārapāso. Baddho so mārabandhanena…pe….
‘‘Santi , bhikkhave, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu āvāsagato mārassa, mārassa vasaṃ gato, paṭimukkassa mārapāso. Baddho so mārabandhanena yathākāmakaraṇīyo pāpimato.
‘‘Santi ca kho, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave , bhikkhu nāvāsagato mārassa, na mārassa vasaṃ gato, ummukkassa mārapāso. Mutto so mārabandhanena na yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu nāvāsagato mārassa, na mārassa vasaṃ gato, ummukkassa mārapāso. Mutto so mārabandhanena na yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu nāvāsagato mārassa, na mārassa vasaṃ gato, ummukkassa mārapāso. Mutto so mārabandhanena na yathākāmakaraṇīyo pāpimato’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Dutiyamārapāsasuttaṃ
115. ‘‘Santi, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu baddho cakkhuviññeyyesu rūpesu, āvāsagato mārassa, mārassa vasaṃ gato, paṭimukkassa mārapāso. Baddho so mārabandhanena yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadatiajjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu baddho manoviññeyyesu dhammesu, āvāsagato mārassa, mārassa vasaṃ gato, paṭimukkassa mārapāso. Baddho so mārabandhanena yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi ca kho, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave , bhikkhu mutto cakkhuviññeyyehi rūpehi, nāvāsagato mārassa, na mārassa vasaṃ gato, ummukkassa mārapāso. Mutto so mārabandhanena na yathākāmakaraṇīyo pāpimato…pe….
‘‘Santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu mutto manoviññeyyehi dhammehi, nāvāsagato mārassa, na mārassa vasaṃ gato, ummukkassa mārapāso. Mutto so mārabandhanena na yathākāmakaraṇīyo pāpimato’’ti. Dutiyaṃ.
3. Lokantagamanasuttaṃ
116. ‘‘Nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ [diṭṭheyyaṃ (syā. kaṃ. ka.)], patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’’ti. Idaṃ vatvā bhagavā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi. Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘‘idaṃ kho no, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyā’’ti?
Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi – ‘‘ayaṃ kho āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito , sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’’ti.
Atha kho te bhikkhū yenāyasmā ānando tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocuṃ –
‘‘Idaṃ kho no, āvuso ānanda, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti. Tesaṃ no, āvuso, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘idaṃ kho no, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyā’ti ? Tesaṃ no, āvuso, amhākaṃ etadahosi – ‘ayaṃ kho, āvuso, āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’ti. Vibhajatāyasmā ānando’’ti.
‘‘Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva, mūlaṃ atikkammeva, khandhaṃ sākhāpalāse sāraṃ pariyesitabbaṃ maññeyya; evaṃ sampadamidaṃ āyasmantānaṃ satthari sammukhībhūte taṃ bhagavantaṃ atisitvā amhe etamatthaṃ paṭipucchitabbaṃ maññatha [maññetha (pī. ka.)]. So hāvuso, bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati – cakkhubhūto, ñāṇabhūto, dhammabhūto, brahmabhūto, vattā, pavattā, atthassa ninnetā, amatassa dātā, dhammassāmī, tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyātha . Yathā vo bhagavā byākareyya tathā vo dhāreyyāthā’’ti.
‘‘Addhāvuso ānanda, bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati – cakkhubhūto, ñāṇabhūto, dhammabhūto, brahmabhūto, vattā, pavattā, atthassa ninnetā, amatassa dātā, dhammassāmī, tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyāma . Yathā no bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāma. Api cāyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Vibhajatāyasmā ānando agaruṃ karitvā’’ti.
‘‘Tenahāvuso, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paccassosuṃ. Āyasmā ānando etadavoca –
‘‘Yaṃ kho vo, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti, imassa khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ ājānāmi. Yena kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī – ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko. Kena cāvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī? Cakkhunā kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī. Sotena kho, āvuso… ghānena kho, āvuso… jivhāya kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī . Kāyena kho, āvuso… manena kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī. Yena kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī – ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko. Yaṃ kho vo, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ , daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti, imassa khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṃyeva upasaṅkamitvā etamatthaṃ paṭipuccheyyātha. Yathā vo bhagavā byākaroti tathā naṃ dhāreyyāthā’’ti.
‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paṭissutvā uṭṭhāyāsanā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ –
‘‘Yaṃ kho no, bhante, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti. Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘idaṃ kho no, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – nāhaṃ, bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ, patteyyanti vadāmi. Na ca panāhaṃ, bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī’ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi – ‘ayaṃ kho āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’ti. Atha kho mayaṃ , bhante, yenāyasmā ānando tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipucchimha. Tesaṃ no, bhante, āyasmatā ānandena imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi attho vibhatto’’ti.
‘‘Paṇḍito , bhikkhave, ānando; mahāpañño, bhikkhave, ānando! Maṃ cepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ yathā taṃ ānandena byākataṃ. Eso cevetassa attho, evañca naṃ dhāreyyāthā’’ti. Tatiyaṃ.
4. Kāmaguṇasuttaṃ
117. ‘‘Pubbeva me, bhikkhave, sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattasseva sato etadahosi – ‘yeme pañca kāmaguṇā cetaso samphuṭṭhapubbā atītā niruddhā vipariṇatā, tatra me cittaṃ bahulaṃ gacchamānaṃ gaccheyya paccuppannesu vā appaṃ vā anāgatesu’. Tassa mayhaṃ, bhikkhave, etadahosi – ‘yeme pañca kāmaguṇā cetaso samphuṭṭhapubbā atītā niruddhā vipariṇatā, tatra me attarūpena appamādo sati cetaso ārakkho karaṇīyo’. Tasmātiha, bhikkhave, tumhākampi ye te pañca kāmaguṇā cetaso samphuṭṭhapubbā atītā niruddhā vipariṇatā, tatra vo cittaṃ bahulaṃ gacchamānaṃ gaccheyya paccuppannesu vā appaṃ vā anāgatesu. Tasmātiha, bhikkhave, tumhākampi ye te pañca kāmaguṇā cetaso samphuṭṭhapubbā atītā niruddhā vipariṇatā, tatra vo attarūpehi appamādo sati cetaso ārakkho karaṇīyo. Tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha jivhā ca nirujjhati, rasasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’’ti. Idaṃ vatvā bhagavā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi.
Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘‘idaṃ kho no, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha jivhā ca nirujjhati, rasasaññā ca nirujjhati, seāyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyā’’ti?
Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi – ‘‘ayaṃ kho āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’’ti.
Atha kho te bhikkhū yenāyasmā ānando tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodiṃsu . Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocuṃ –
‘‘Idaṃ kho no, āvuso ānanda, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha jivhā ca nirujjhati , rasasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Tesaṃ no, āvuso, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘idaṃ kho no, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha jivhā ca nirujjhati, rasasaññā ca nirujjhati se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? Tesaṃ no, āvuso, amhākaṃ etadahosi – ‘ayaṃ kho āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’ti. Vibhajatāyasmā ānando’’ti.
‘‘Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa…pe… vibhajatāyasmā ānando agaruṃ karitvāti.
‘‘Tenahāvuso , suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paccassosuṃ. Āyasmā ānando etadavoca –
‘‘Yaṃ kho vo, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Imassa khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ ājānāmi. Saḷāyatananirodhaṃ no etaṃ, āvuso, bhagavatā sandhāya bhāsitaṃ – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe, yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Ayaṃ kho, āvuso, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. Imassa khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṃyeva upasaṅkamatha; upasaṅkamitvā etamatthaṃ puccheyyātha. Yathā vo bhagavā byākaroti tathā naṃ dhāreyyāthā’’ti.
‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paṭissutvā uṭṭhāyāsanā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ –
‘‘Yaṃ kho no, bhante, bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – ‘tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha jivhā ca nirujjhati, rasasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti, tesaṃ no, bhante, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi – ‘idaṃ kho no, āvuso , bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho – tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbe yattha cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe…pe… yattha mano ca nirujjhati, dhammasaññā ca nirujjhati, se āyatane veditabbe’ti. ‘Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyā’ti? Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi – ‘ayaṃ kho āyasmā ānando satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā ānando imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyāma; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmā’ti. Atha kho mayaṃ, bhante, yenāyasmā ānando tenupasaṅkamimha; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etamatthaṃ paṭipucchimha. Tesaṃ no, bhante, āyasmatā ānandena imehi ākārehi, imehi padehi, imehi byañjanehi attho vibhatto’’ti.
‘‘Paṇḍito, bhikkhave, ānando; mahāpañño, bhikkhave, ānando! Maṃ cepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ yathā taṃ ānandena byākataṃ. Eso cevetassa attho. Evañca naṃ dhāreyyāthā’’ti. Catutthaṃ.
5. Sakkapañhasuttaṃ
118. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho sakko devānamindo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho sakko devānamindo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ko nu kho, bhante , hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti? Ko pana, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī’’ti?
‘‘Santi kho, devānaminda, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti tadupādānaṃ. Saupādāno, devānaminda, bhikkhu no parinibbāyati…pe….
‘‘Santi kho, devānaminda, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi kho, devānaminda, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti tadupādānaṃ. Saupādāno, devānaminda, bhikkhu no parinibbāyati. Ayaṃ kho, devānaminda, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti.
‘‘Santi ca kho, devānaminda, cakkhuviññeyyā rūpā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti, na tadupādānaṃ. Anupādāno, devānaminda, bhikkhu parinibbāyati…pe… .
‘‘Santi kho, devānaminda, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi kho, devānaminda, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti na tadupādānaṃ. Anupādāno, devānaminda, bhikkhuparinibbāyati. Ayaṃ kho, devānaminda, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī’’ti. Pañcamaṃ.
6. Pañcasikhasuttaṃ
119. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho pañcasikho gandhabbadevaputto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho pañcasikho gandhabbadevaputto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti? Ko pana, bhante, hetu, ko paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī’’ti? ‘‘Santi kho, pañcasikha, cakkhuviññeyyā rūpā…pe… santi kho, pañcasikha, manoviññeyyā dhammā, iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti tadupādānaṃ. Saupādāno, pañcasikha , bhikkhu no parinibbāyati. Ayaṃ kho, pañcasikha, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme no parinibbāyanti’’.
‘‘Santi ca kho, pañcasikha, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā…pe… santi kho, pañcasikha, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati, tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato na tannissitaṃ viññāṇaṃ hoti, na tadupādānaṃ. Anupādāno, pañcasikha, bhikkhu parinibbāyati. Ayaṃ kho, pañcasikha, hetu, ayaṃ paccayo yena midhekacce sattā diṭṭheva dhamme parinibbāyantī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
7. Sāriputtasaddhivihārikasuttaṃ
120. Ekaṃ samayaṃ āyasmā sāriputto sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme . Atha kho aññataro bhikkhu yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca – ‘‘saddhivihāriko , āvuso sāriputta, bhikkhu sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvatto’’ti.
‘‘Evametaṃ, āvuso, hoti indriyesu aguttadvārassa, bhojane amattaññuno, jāgariyaṃ ananuyuttassa. ‘So vatāvuso, bhikkhu indriyesu aguttadvāro bhojane amattaññū jāgariyaṃananuyutto yāvajīvaṃ paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ santānessatī’ti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. ‘So vatāvuso, bhikkhu indriyesu guttadvāro, bhojane mattaññū, jāgariyaṃ anuyutto yāvajīvaṃ paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ santānessatī’ti ṭhānametaṃ vijjati.
‘‘Kathañcāvuso, indriyesu guttadvāro hoti? Idhāvuso, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati. Sotena saddaṃ sutvā… ghānena gandhaṃ ghāyitvā… jivhāya rasaṃ sāyitvā… kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā… manasā dhammaṃ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṃ, manindriye saṃvaraṃ āpajjati. Evaṃ kho, āvuso, indriyesu guttadvāro hoti.
‘‘Kathañcāvuso, bhojane mattaññū hoti? Idhāvuso, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso āhāraṃ āhāreti – ‘neva davāya, na madāya, na maṇḍanāya, na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya, vihiṃsūparatiyā, brahmacariyānuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi, navañca vedanaṃ na uppādessāmi, yātrā ca me bhavissati , anavajjatā ca phāsuvihāro cā’ti. Evaṃ kho, āvuso, bhojane mattaññū hoti.
‘‘Kathañcāvuso, jāgariyaṃ anuyutto hoti? Idhāvuso, bhikkhu divasaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodheti. Rattiyā paṭhamaṃ yāmaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodheti . Rattiyā majjhimaṃ yāmaṃ dakkhiṇena passena sīhaseyyaṃ kappeti pāde pādaṃ accādhāya sato sampajāno, uṭṭhānasaññaṃ manasi karitvā. Rattiyā pacchimaṃ yāmaṃ paccuṭṭhāya caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodheti. Evaṃ kho, āvuso, jāgariyaṃ anuyutto hoti. Tasmātihāvuso, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘indriyesu guttadvārā bhavissāma, bhojane mattaññuno, jāgariyaṃ anuyuttā’ti. Evañhi vo, āvuso, sikkhitabba’’nti. Sattamaṃ.
8. Rāhulovādasuttaṃ
121. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘paripakkā kho rāhulassa vimuttiparipācaniyā dhammā; yaṃnūnāhaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vineyya’’nti. Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi – ‘‘gaṇhāhi, rāhula, nisīdanaṃ. Yena andhavanaṃ tenupasaṅkamissāma divāvihārāyā’’ti . ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho āyasmā rāhulo bhagavato paṭissutvā nisīdanaṃ ādāya bhagavantaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandhi.
Tena kho pana samayena anekāni devatāsahassāni bhagavantaṃ anubandhāni honti – ‘‘ajja bhagavā āyasmantaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vinessatī’’ti. Atha kho bhagavā andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle paññatte āsane nisīdi. Āyasmāpi kho rāhulo bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ rāhulaṃ bhagavā etadavoca –
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’. ( ) [(taṃ kiṃ maññasi) evamitaresupi (ma. ni. 3.416-417)]
‘‘Rūpā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Cakkhuviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Cakkhusamphasso nicco vā anicco vā’’ti?
‘‘Anicco, bhante’’…pe….
‘‘Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ, saññāgataṃ, saṅkhāragataṃ, viññāṇagataṃ, tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi , eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Jivhā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Jivhāviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Jivhāsamphasso nicco vā anicco vā’’ti?
‘‘Anicco, bhante’’…pe….
‘‘Yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ, saññāgataṃ, saṅkhāragataṃ, viññāṇagataṃ, tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Mano nicco vā anicco vā’’ti?
‘‘Anicco, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Dhammā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Manoviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Manosamphasso nicco vā anicco vā’’ti?
‘‘Anicco, bhante’’…pe….
‘‘Yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ, saññāgataṃ, saṅkhāragataṃ, viññāṇagataṃ, tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Evaṃ passaṃ, rāhula, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tasmimpi nibbindati…pe… jivhāyapi nibbindati, rasesupi nibbindati, jivhāviññāṇepi nibbindati, jivhāsamphassepi nibbindati, yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tasmimpi nibbindati…pe….
‘‘Manasmimpi nibbindati, dhammesupi nibbindati, manoviññāṇepi nibbindati, manosamphassepi nibbindati, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedanāgataṃ saññāgataṃ saṅkhāragataṃ viññāṇagataṃ tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā rāhulo bhagavato bhāsitaṃ abhinandi. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato rāhulassa anupādāya āsavehi cittaṃ vimucci. Anekānañca devatāsahassānaṃ virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi – ‘‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’’nti. Aṭṭhamaṃ.
9. Saṃyojaniyadhammasuttaṃ
122. ‘‘Saṃyojaniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi saṃyojanañca. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, katamañca saṃyojanaṃ? Santi, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Ime vuccanti, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ…pe… santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Ime vuccanti, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā. Yo tattha chandarāgo taṃ tattha saṃyojana’’nti. Navamaṃ.
10. Upādāniyadhammasuttaṃ
123. ‘‘Upādāniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi upādānañca. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, upādāniyā dhammā, katamañca upādānaṃ? Santi, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ…pe… santi, bhikkhave, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā. Yo tattha chandarāgo taṃ tattha upādāna’’nti. Dasamaṃ.
Lokakāmaguṇavaggo dvādasamo.
Chú giải Pāḷi:
12. Lokakāmaguṇavaggo
1-2. Paṭhamamārapāsasuttādivaṇṇanā
114-115. Lokakāmaguṇavaggassa paṭhame āvāsagatoti vasanaṭṭhānaṃ gato. Mārassa vasaṃ gatoti tividhassāpi mārassa vasaṃ gato. Paṭimukka’ssa mārapāsoti assa gīvāya mārapāso paṭimukko pavesito. Dutiyaṃ uttānameva.
3. Lokantagamanasuttavaṇṇanā
116. Tatiye lokassāti cakkavāḷalokassa. Lokassa antanti saṅkhāralokassa antaṃ. Vihāraṃ pāvisīti ‘‘mayi vihāraṃ paviṭṭhe ime bhikkhū, imaṃ uddesaṃ ānandaṃ pucchissanti, so ca tesaṃ mama sabbaññutaññāṇena saṃsanditvā kathessati. Tato naṃ thomessāmi, mama thomanaṃ sutvā bhikkhū ānandaṃ upasaṅkamitabbaṃ, vacanañcassa sotabbaṃ saddhātabbaṃ maññissanti, taṃ nesaṃ bhavissati dīgharattaṃ hitāya sukhāyā’’ti cintetvā saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ avibhajitvāva nisinnāsane antarahito gandhakuṭiyaṃ pāturahosi. Tena vuttaṃ ‘‘uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisī’’ti.
Satthu ceva saṃvaṇṇitoti satthārā ca pasattho. Viññūnanti idampi karaṇatthe sāmivacanaṃ, paṇḍitehi sabrahmacārīhi ca sambhāvitoti attho. Pahotīti sakkoti. Atikkammeva mūlaṃ atikkammeva khandhanti sāro nāma mūle vā khandhe vā bhaveyya, tampi atikkamitvāti attho. Evaṃsampadamidanti evaṃsampattikaṃ, īdisanti attho. Atisitvāti atikkamitvā.Jānaṃ jānātīti jānitabbameva jānāti. Passaṃ passatīti passitabbameva passati. Yathā vā ekacco viparītaṃ gaṇhanto jānantopi na jānāti, passantopi na passati, na evaṃ bhagavā. Bhagavā pana jānanto jānāti, passanto passatiyeva. Svāyaṃ dassanapariṇāyakaṭṭhena cakkhubhūto. Viditakaraṇaṭṭhena ñāṇabhūto. Aviparītasabhāvaṭṭhena pariyattidhammapavattanato vā hadayena cintetvā vācāya nicchāritadhammamayoti dhammabhūto. Seṭṭhaṭṭhena brahmabhūto. Atha vā cakkhu viya bhūtoti cakkhubhūto. Evametesu padesu attho veditabbo. Svāyaṃ dhammassa vattanato vattā. Pavattanato pavattā. Atthaṃ nīharitvā nīharitvā dassanasamatthatāya atthassa ninnetā. Amatādhigamāya paṭipattiṃ desetīti amatassa dātā.
Agaruṃ karitvāti punappunaṃ yācāpentopi hi garuṃ karoti nāma. Attano sekkhapaṭisambhidāñāṇe ṭhatvā sinerupādato vālikaṃ uddharamāno viya dubbiññeyyaṃ katvā kathentopi garuṃ karotiyeva nāma. Evaṃ akatvā amhe punappunaṃ ayācāpetvā suviññeyyampi no katvā kathehīti vuttaṃ hoti.
Yaṃ kho voti yaṃ kho tumhākaṃ. Cakkhunā kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānīti cakkhuñhi loke appahīnadiṭṭhi puthujjano sattalokavasena lokoti sañjānāti ceva maññati ca, tathā cakkavāḷalokavasena. Na hi aññatra cakkhādīhi dvādasāyatanehi tassa sā saññā vā māno vā uppajjati. Tena vuttaṃ, ‘‘cakkhunā kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamānī’’ti. Imassa ca lokassa gamanena anto nāma ñātuṃ vā daṭṭhuṃ vā pattuṃ vā na sakkā. Lujjanaṭṭhena pana tasseva cakkhādibhedassa lokassa nibbānasaṅkhātaṃ antaṃ appatvā vaṭṭadukkhassa antakiriyā nāma natthīti veditabbā.
Evaṃ pañhaṃ vissajjetvā idāni ‘‘sāvakena pañho kathitoti mā nikkaṅkhā ahuvattha, ayaṃ bhagavā sabbaññutaññāṇatulaṃ gahetvā nisinno. Icchamānā tameva upasaṅkamitvā nikkaṅkhā hothā’’ti uyyojento ākaṅkhamānā panātiādimāha.
Imehi ākārehīti imehi kāraṇehi cakkavāḷalokassa antābhāvakāraṇehi ceva saṅkhāralokassa antāpattikāraṇehi ca. Imehi padehīti imehi akkharasampiṇḍanehi. Byañjanehīti pāṭiyekkaakkharehi.
Paṇḍitoti paṇḍiccena samannāgato. Catūhi kāraṇehi paṇḍito dhātukusalo āyatanakusalo paccayākārakusalo kāraṇākāraṇakusaloti. Mahāpaññoti mahante atthe mahante dhamme mahantā niruttiyo mahantāni paṭibhānāni paṭiggaṇhanasamatthatāya mahāpaññāya samannāgato. Yathātaṃ ānandenāti yathā ānandena byākataṃ, taṃ sandhāya vuttaṃ. Yathā ānandena taṃ byākataṃ, ahampi taṃ evameva byākareyyanti attho.
4. Kāmaguṇasuttavaṇṇanā
117. Catutthe ye meti ye mama. Cetaso samphuṭṭhapubbāti cittena anubhūtapubbā. Tatra me cittaṃ bahulaṃ gacchamānaṃ gaccheyyāti tesu pāsādattayatividhanāṭakādibhedasampattivasena anubhūtapubbesu pañcasu kāmaguṇesu bahūsu vāresu uppajjamānaṃ uppajjeyyāti dīpeti. Paccuppannesu vāti idha padhānacariyakāle chabbassāni supupphitavanasaṇḍajātānaṃ dijagaṇādīnaṃ vasena diṭṭhasutādibhedaṃ manoramārammaṇaṃ kāmaguṇaṃ katvā dassento ‘‘evarūpesu paccuppannesu vā bahulaṃ uppajjeyyā’’ti dasseti. Appaṃ vā anāgatesūti anāgate ‘‘metteyyo nāma buddho bhavissati, saṅkho nāma rājā, ketumatī nāma rājadhānī’’tiādivasena (dī. ni. 3.106) parittakameva anāgatesu kāmaguṇesu uppajjeyyāti dasseti. Tatra me attarūpenāti tatra mayā attano hitakāmajātikena. Appamādoti sātaccakiriyā pañcasu kāmaguṇesu cittassa avossaggo. Satīti ārammaṇapariggahitasati. Ārakkhoti ayaṃ appamādo ca sati ca cetaso ārakkho karaṇīyo, evaṃ me ahosīti dasseti, ārakkhatthāya ime dve dhammā kātabbāti vuttaṃ hoti.
Tasmātiha, bhikkhave, se āyatane veditabbeti yasmā cetaso ārakkhatthāya appamādo ca sati ca kātabbā, yasmā tasmiṃ āyatane vidite appamādena vā satiyā vā kātabbaṃ natthi, tasmā se āyatane veditabbe, taṃ kāraṇaṃ jānitabbanti attho. Saḷāyatananirodhanti saḷāyatananirodho vuccati nibbānaṃ, taṃ sandhāya bhāsitanti attho. Nibbānasmiñhi cakkhuādīni ceva nirujjhanti rūpasaññādayo ca nirujjhantīti. Sesaṃ vuttanayameva.
5-6. Sakkapañhasuttādivaṇṇanā
118-119. Pañcame diṭṭheva dhammeti imasmiṃyeva attabhāve. Parinibbāyantīti kilesaparinibbānena parinibbāyanti. Tannissitaṃ viññāṇaṃ hotīti taṇhānissitaṃ kammaviññāṇaṃ hoti Tadupādānanti taṃgahaṇaṃ, taṇhāgahaṇena sahagataṃ viññāṇaṃ hotīti attho. Chaṭṭhaṃ uttānameva.
7. Sāriputtasaddhivihārikasuttavaṇṇanā
120. Sattame santānessatīti ghaṭessati, yogavicchedamassa pāpuṇituṃ na dassati.
8. Rāhulovādasuttavaṇṇanā
121. Aṭṭhame vimuttiparipācaniyāti vimuttiṃ paripācentīti vimuttiparipācaniyā. Dhammāti pannarasa dhammā, te saddhindriyādīnaṃ visuddhikaraṇavasena veditabbā. Vuttañhetaṃ –
‘‘Assaddhe puggale parivajjayato, saddhe puggale sevato bhajato payirupāsato, pasādanīye suttante paccavekkhato, imehi tīhākārehi saddhindriyaṃ visujjhati. Kusīte puggale parivajjayato, āraddhavīriye puggale sevato bhajato payirupāsato, sammappadhāne paccavekkhato, imehi tīhākārehi vīriyindriyaṃ visujjhati. Muṭṭhassatī puggale parivajjayato, upaṭṭhitassatī puggale sevato bhajato payirupāsato , satipaṭṭhāne paccavekkhato, imehi tīhākārehi satindriyaṃ visujjhati. Asamāhite puggale parivajjayato, samāhite puggale sevato bhajato payirupāsato, jhānavimokkhe paccavekkhato, imehi tīhākārehi samādhindriyaṃ visujjhati. Duppaññe puggale parivajjayato, paññavante puggale sevato bhajato payirupāsato, gambhīrañāṇacariyaṃ paccavekkhato, imehi tīhākārehi paññindriyaṃ visujjhati. Iti ime pañca puggale parivajjayato, pañca puggale sevato bhajato payirupāsato , pañca suttante paccavekkhato, imehi pannarasahi ākārehi imāni pañcindriyāni visujjhantī’’ti (paṭi. ma. 1.184).
Aparepi pannarasa dhammā vimuttiparipācaniyā – saddhāpañcamāni indriyāni, aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññāti imā pañca nibbedhabhāgiyā saññā, meghiyattherassa kathitā kalyāṇamittatādayo pañca dhammāti (udā. 31). Kāya pana velāya bhagavato etadahosīti? Paccūsasamaye lokaṃ volokentassa.
Anekāni devatāsahassānīti āyasmatā rāhulena padumuttarassa bhagavato pādamūle pālitanāgarājakāle patthanaṃ paṭṭhapentena saddhiṃ patthanaṃ paṭṭhapitadevatāsu pana kāci bhūmaṭṭhakā devatā, kāci antalikkhaṭṭhakā, kāci cātumahārājikā, kāci devaloke, kāci brahmaloke nibbattā. Imasmiṃ pana divase sabbāpi tā ekaṭṭhāne andhavanasmiṃyeva sannipatitā, tā sandhāyāha – ‘‘anekāni devatāsahassānī’’ti. Dhammacakkhunti imasmiṃ sutte cattāro ca maggā cattāri ca phalāni dhammacakkhunti veditabbāni. Tattha hi kāci devatā sotāpannā ahesuṃ, kāci sakadāgāmī, anāgāmī, khīṇāsavā. Tāsañca pana devatānaṃ ettakāti gaṇanavasena paricchedo natthi. Sesaṃ sabbattha uttānameva.
9-10. Saṃyojaniyadhammasuttādivaṇṇanā
122-123. Navamadasamāni iṭṭhārammaṇavasena kathiyamāne bujjhanakānaṃ vasena vuttānīti.
Lokakāmaguṇavaggo dvādasamo.

No comments:

Post a Comment