Bài 7- Chấp Thủ (S.iv, 89)
Bài 8,9- Tuệ Tri (S.iv, 90)
Bài 10- Nghe Trộm (S.iv, 90)
Bài giảng:
https://youtu.be/hMJSIyhu7b4
Chánh văn tiếng Việt:
I. Phẩm An Ổn, Khỏi Các Khổ Ách
109. VI. Kiết Sử (S.iv,89)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị kiết sử và kiết sử. Hãy lắng nghe. Thế nào là kiết sử?
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị kiết sử và... kiết sử?
4-9) Này các Tỷ-kheo, mắt là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử... Ý là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử.
10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị kiết sử và kiết sử.
110. VII. Chấp Thủ (S.iv,89)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về các pháp bị chấp thủ và chấp thủ. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ, và thế nào là chấp thủ?
4-9) Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ... Ý là pháp bị chấp thủ. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là chấp thủ.
10) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là những pháp bị chấp thủ, và chấp thủ.
111. VIII. Tuệ Tri (Pajànàti) (S.iv,89)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt nên không thể đoạn tận khổ đau... tai... mũi... lưỡi... thân... Do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ý nên không thể đoạn tận khổ đau.
8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ mắt nên có thể đoạn tận khổ đau... tai... mũi... lưỡi... thân... Do thắng tri, liễu tri, ly tham và từ bỏ ý nên có thể đoạn tận khổ đau.
112. IX. Tuệ Tri (S.iv,90)
1) ...
2-7) -- Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc nên không thể đoạn tận khổ đau... các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các pháp nên không thể đoạn tận khổ đau.
8-13) Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các sắc, nên có thể đoạn tận khổ đau... các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ các pháp nên có thể đoạn tận khổ đau.
113. X. Nghe Trộm (upassuti) (S.iv,90)
1) Một thời Thế Tôn trú tại Nàtika, trong ngôi nhà bằng gạch.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, nói lên lời pháp giáo này (dhammapariyàyam):
3) -- Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
4-7) Do duyên tai... Do duyên mũi... Do duyên lưỡi... Do duyên thân...
8) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được tập khởi.
9) Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.
10-13) Do duyên tai... Do duyên mũi... Do duyên lưỡi... Do duyên thân...
14) Do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này họp lại nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này được đoạn diệt.
15) Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo đứng nghe trộm Thế Tôn.
16) Thế Tôn thấy Tỷ-kheo ấy đứng nghe trộm.
17) Thấy vậy, Thế Tôn liền nói với Tỷ-kheo ấy:
-- Này Tỷ-kheo, Ông có nghe pháp giáo này không?
-- Thưa có nghe, bạch Thế Tôn.
-- Này Tỷ-kheo, hãy học pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy học thuộc lòng pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì pháp giáo này. Này Tỷ-kheo, pháp giáo này liên hệ đến mục đích, là cứu cánh Phạm hạnh.
Chánh văn Pāḷi:
11. Yogakkhemivaggo
6. Saṃyojaniyasuttaṃ
109. ‘‘Saṃyojaniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi saṃyojanañca. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, katamañca saṃyojanaṃ? Cakkhuṃ, bhikkhave, saṃyojaniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ…pe… jivhā saṃyojaniyo dhammo…pe… mano saṃyojaniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ. Ime vuccanti, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, idaṃ saṃyojana’’nti. Chaṭṭhaṃ.
7. Upādāniyasuttaṃ
110. ‘‘Upādāniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi upādānañca. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, upādāniyā dhammā, katamañca upādānaṃ ? Cakkhuṃ, bhikkhave, upādāniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ…pe… jivhā upādāniyo dhammo…pe… mano upādāniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ. Ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā, idaṃ upādāna’’nti. Sattamaṃ.
8. Ajjhattikāyatanaparijānanasuttaṃ
111. ‘‘Cakkhuṃ, bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya. Sotaṃ… ghānaṃ… jivhaṃ… kāyaṃ… manaṃ anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya. Cakkhuñca kho, bhikkhave, abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāya…pe… jivhaṃ… kāyaṃ… manaṃ abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāyā’’ti. Aṭṭhamaṃ.
9. Bāhirāyatanaparijānanasuttaṃ
112. ‘‘Rūpe , bhikkhave, anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya. Sadde… gandhe… rase… phoṭṭhabbe… dhamme anabhijānaṃ aparijānaṃavirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya. Rūpe ca kho, bhikkhave, abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāya. Sadde… gandhe… rase… phoṭṭhabbe… dhamme abhijānaṃ parijānaṃ virājayaṃ pajahaṃ bhabbo dukkhakkhayāyā’’ti. Navamaṃ.
10. Upassutisuttaṃ
113. Ekaṃ samayaṃ bhagavā nātike [ñātike (sī. syā. kaṃ.)] viharati giñjakāvasathe. Atha kho bhagavā rahogato paṭisallīno imaṃ dhammapariyāyaṃ abhāsi – ‘‘cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā; taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Jivhañca paṭicca rase ca uppajjati…pe… manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā; taṇhāpaccayā upādānaṃ; upādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.
‘‘Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti…pe… jivhañca paṭicca rase ca uppajjati…pe… manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho ; upādānanirodhā…pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti.
Tena kho pana samayena aññataro bhikkhu bhagavato upassuti [upassutiṃ (sī. ka.)] ṭhito hoti. Addasā kho bhagavā taṃ bhikkhuṃ upassuti ṭhitaṃ. Disvāna taṃ bhikkhuṃ etadavoca – ‘‘assosi no tvaṃ, bhikkhu, imaṃ dhammapariyāya’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Uggaṇhāhi tvaṃ, bhikkhu, imaṃ dhammapariyāyaṃ. Pariyāpuṇāhi tvaṃ, bhikkhu, imaṃ dhammapariyāyaṃ. Dhārehi tvaṃ, bhikkhu, imaṃ dhammapariyāyaṃ. Atthasaṃhitoyaṃ, bhikkhu, dhammapariyāyo ādibrahmacariyako’’ti. Dasamaṃ.
11. Yogakkhemivaggo
2-10. Upādāyasuttādivaṇṇanā
2-10. Upādāyasuttādivaṇṇanā
No comments:
Post a Comment