Bài giảng ngày 10-11-2015
https://youtu.be/UYlRHNAJ-VA
https://youtu.be/eldhNpdxsJY https://mfi.re/listen/m0bo9e2rfpbbya2/402_TUK4PhamChanna_tt_Bahiya_AiNhiem_TkGN_101115.mp3 http://www.mediafire.com/view/qyhd18t5nkeenok/txt_2015-11-10_TUK4_Ch1_Pham_CHANNA_Bai_6--10.rtf
Bài giảng ngày 09-11-2015
https://youtu.be/p6zuf-snnck
https://mfi.re/listen/8sl7st74j2ctk3s/401_TUK4_TheGioi_Phagguna_PhamChanna_1_5_BienHoai_TrongKhong_VanTat_Channa_Punna_091115_TkTK.mp3
http://www.mediafire.com/view/9dcnzks6k9lnc5g/txt_2015-11-09_TUK4_Ch1_PhamCHANNA_Bai_1--5.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
IV. Phẩm Channa
84. I. Biến Hoại (Paloka) (S.iv,53)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- "Thế giới, thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho
đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là thế giới?
4) -- Cái gì chịu sự biến hoại (palokadhamma), này Ananda, đây gọi
là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này Ananda, cái gì chịu sự biến
hoại?
5-7) Mắt, này Ananda, chịu sự biến hoại. Các sắc chịu sự biến
hoại. Nhãn thức chịu sự biến hoại. Nhãn xúc chịu sự biến hoại. Do duyên nhãn xúc
khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến
hoại... Tai... Mũi...
8-9)... Lưỡi... Thân...
10) Ý chịu sự biến hoại. Các pháp chịu sự biến hoại. Ý thức chịu
sự biến hoại. Ý xúc chịu sự biến hoại. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc,
khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến hoại.
11) Cái gì chịu sự biến hoại, này Ananda, cái ấy gọi là thế giới
trong giới luật của bậc Thánh.
85. II. Trống Không (S.iv,54)
1) ...
2-3) Rồi Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:
-- "Trống không là thế giới, trống không là thế giới", bạch Thế
Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống
không là thế giới?
4) -- Vì rằng, này Ananda, thế giới là không tự ngã, và không
thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là trống không. Và cái gì, này Ananda, là
không tự ngã và không thuộc tự ngã?
5-6) Mắt, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã. Các
sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn thức là không tự ngã, hay
không thuộc tự ngã. Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã... Do duyên
ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự
ngã hay không thuộc tự ngã.
11) Và vì rằng, này Ananda, không có tự ngã, hay không thuộc tự
ngã nên được gọi trống không là thế giới này.
86. III. Vắn Tắt (S.iv,54)
1-2) ...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho
con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4-6) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, mắt là thường hay vô
thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu
quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- ... Nhãn thức... Nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ
gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi
quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn... Tai... Mũi...
7-9) ... Lưỡi... Thân... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc,
khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu
quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này Ananda, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối
với mắt... nhàm chán đối với nhãn xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì,
lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly
tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết
rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành,
những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
87. IV. Channa (S.iv,55)
1) Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc
Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Mahà Cunda và Tôn giả
Channa trú ở núi Gijjhakù.
3) Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh.
4) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy,
đi đến Tôn giả Mahà Cunda; sau khi đến nói với Tôn giả Mahà Cunda:
-- Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi
thăm về bệnh hoạn.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Mahà Cunda vâng đáp Tôn giả Sàriputta.
5) Rồi Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Cunda đi đến Tôn giả
Channa, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
6-7) Sau khi ngồi, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Channa:
-- Này Hiền giả Channa, Hiền giả có kham nhẫn được chăng? Có chịu
đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có
triệu chứng giảm thiểu, không phải tăng trưởng?
-- Thưa Hiền giả Sàriputta tôi không có thể kham nhẫn, không có
thể chịu đựng. Mãnh liệt là các khổ thọ tôi cảm giác! Chúng tăng trưởng, không
có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không phải giảm thiểu.
8) Này Hiền giả, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác
với một thanh kiếm sắc. Cũng vậy, này Hiền giả, những ngọn gió kinh khủng thổi
lên đau nhói trong đầu tôi. Thưa Hiền giả, tôi không có thể kham nhẫn, không có
thể chịu đựng... không phải giảm thiểu.
9) Này Hiền giả, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da
cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết mạnh. Cũng vậy, này Hiền giả, tôi cảm thấy đau
đầu một cách kinh khủng. Này Hiền giả, tôi không thể kham nhẫn, không có thể
chịu đựng... không phải giảm thiểu.
10) Này Hiền giả, ví như một người đồ tể thiện xảo hay một đệ tử
người đồ tể mổ bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén. Cũng vậy, này Hiền giả,
những ngọn gió kinh khủng cắt mổ bụng của tôi. Thưa Hiền giả, tôi không có thể
kham nhẫn, không có thể chịu đựng... không phải giảm thiểu.
11) Này Hiền giả, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm một người
yếu hơn với những cánh tay của mình, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố
than hừng. Cũng vậy, này Hiền giả, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân
tôi. Này Hiền giả, tôi không có thể kham nhẫn, không có thể chịu đựng. Mãnh liệt
là các khổ thọ tôi cảm giác! Chúng tăng trưởng, không có giảm thiểu. Có triệu
chứng tăng trưởng, không phải giảm thiểu.
12) Thưa Hiền giả Sàriputta, tôi sẽ đem lại con dao. Tôi không
muốn sống nữa.
13) -- Tôn giả Channa, chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa, hãy
chịu đựng! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa chịu đựng. Nếu Tôn giả Channa không có
các món ăn, không có các dược phẩm thích hợp, thời tôi sẽ tìm các dược phẩm
thích hợp cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có người hầu hạ thích
ứng, thời tôi sẽ hầu hạ Tôn giả Channa. Tôn giả Channa chớ có đem lại con dao.
Tôn giả Channa hãy chịu đựng. Chúng tôi muốn Tôn giả Channa chịu đựng.
14) -- Thưa Hiền giả Sàriputta, không phải tôi không có các món ăn
thích hợp, tôi có các món ăn thích hợp. Không phải tôi không có các dược phẩm
thích hợp, tôi có các dược phẩm thích hợp. Không phải tôi không có những người
hầu hạ thích ứng, tôi có những người hầu hạ thích ứng. Ðã lâu ngày tôi hầu hạ
bậc Ðạo Sư với tâm thích thú, không phải không thích thú. Ðây, thưa Hiền giả, là
xứng đáng với người đệ tử. Vì rằng đã hầu hạ bậc Ðạo Sư với tâm thích thú, không
phải không thích thú. Không có phạm tội, nếu Tỷ-kheo Channa đem lại con dao. Này
Hiền giả Sàriputta, Hiền giả hãy thọ trì như vậy.
15) -- Chúng tôi sẽ hỏi Tôn giả Channa một câu, nếu Tôn giả Channa
kham nhẫn được hỏi và trả lời.
-- Hãy hỏi đi, Hiền giả Sàriputta, sau khi nghe, chúng ta sẽ
biết.
16) -- Này Hiền giả Channa, mắt, nhãn thức, những pháp do nhãn
thức nhận biết, Hiền giả có quán: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này
là tự ngã của tôi"?... Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Này Hiền giả Channa, ý, ý
thức, các pháp do ý thức nhận biết, Hiền giả có quán: "Cái này là của tôi, cái
này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
17) -- Này Hiền giả Sàriputta, mắt, nhãn thức, các pháp do nhãn
thức nhận biết, tôi quán: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là
tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
18) -- Này Hiền giả Channa, trong mắt, trong nhãn thức, trong các
pháp do nhãn thức nhận biết, do thấy gì, do thắng tri gì mà Hiền giả quán: "Cái
này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi"?
19) -- Thưa Hiền giả Sàriputta, trong mắt, trong nhãn thức, trong
các pháp do nhãn thức nhận biết, sau khi thấy đoạn diệt, sau khi thắng tri đoạn
diệt, tôi quán: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này
không phải tự ngã của tôi". Trong tai... Trong mũi... Trong lưỡi... Trong thân..
Thưa Hiền giả... Trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý thức nhận biết, sau
khi thấy đoạn diệt, sau khi thắng tri đoạn diệt, tôi quán: "Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20) Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahà Cunda nói với Tôn giả
Channa:
-- Hiền giả Channa, Hiền giả cần phải luôn luôn chú ý đến lời dạy
này của Thế Tôn: "Ai còn tham luyến, thời có dao động; ai không tham luyến, thời
không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an, thời
không thiên chấp. Ai không thiên chấp (nati), thời không có đến và đi. Ai không
có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không
có đời này, đời sau, không có giữa hai đời. Ðây là sự đoạn tận đau khổ".
21) Rồi Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Cunda, sau khi giáo giới
Tôn giả Channa với lời giáo giới này, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi.
22) Tôn giả Channa, sau khi hai vị Tôn giả ấy đi không bao lâu,
liền đem lại con dao.
23) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế
Tôn rồi ngồi xuống một bên.
24) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đã đem lại con dao. Sanh thú của
vị ấy là gì? Ðời sau vị ấy sẽ như thế nào?
-- Có phải trước mặt Ông, này Sàriputta, Tỷ-kheo Channa đã tuyên
bố là không phạm tội?
25) -- Thưa có, bạch Thế Tôn. Có một làng của dân tộc Vajji tên là
Pubbavijjhamam; tại đấy, có những gia đình thân hữu, có những gia đình thân
thích với Tôn giả Channa, chính những gia đình ấy mới có lỗi.
26) -- Này Sàriputta, những gia đình thân hữu và những gia đình
thân thích ấy của Tôn giả Channa là những gia đình có lỗi. Tuy vậy, này
Sàriputta, với sự việc như vậy, Ta không nói Channa là có lỗi. Này Sàriputta, ai
bỏ thân này và chấp thủ thân khác; người ấy, Ta nói là có lỗi. Nhưng Tỷ-kheo
Channa thời không vậy. Tỷ-kheo Channa không có tội lỗi khi đem lại con dao. Này
Sàriputtra, Ông cần phải thọ trì như vậy.
88. V. Punna (S.iv,60)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Punna đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho
con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ,
khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương,
an trú luyến trước; do vị ấy hoan hỷ sắc ấy, tán dương, an trú luyến trước, hỷ
(nandì) sanh. Này Punna, Ta nói rằng: "Do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi". Này
Punna, có những tiếng do tai nhận thức... Có những hương do mũi nhận thức... Có
những vị do lưỡi nhận thức.. Có những xúc do thân nhận thức... Này Punna, có
những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp
dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, an trú luyến trước; do vị ấy hoan
hỷ pháp ấy, tán dương, an trú luyến trước nên hỷ sanh. Này Punna, Ta nói rằng:
"Do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi".
5) Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả
ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ sắc ấy, không tán
dương, không an trú luyến trước; do vị ấy không hoan hỷ sắc ấy, không tán dương,
không an trú luyến trước nên hỷ đoạn diệt. Này Punna, Ta nói rằng: "Do hỷ đoạn
diệt nên khổ đoạn diệt"... Này Punna, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy,
không tán dương, không an trú luyến trước; do vị ấy không hoan hỷ pháp ấy, không
tán dương, không an trú luyến trước nên hỷ đoạn diệt. Này Punna, Ta nói rằng:
"Do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt".
6) Này Punna, sau khi được nghe giáo giới với lời giáo giới vắn
tắt này của Ta, Ông sẽ trú tại quốc độ nào?
-- Bạch Thế Tôn, có một quốc độ tên là Sunàparanta, tại đấy con sẽ
ở.
7) -- Thô bạo, này Punna, là người xứ Sunàparanta. Ðộc ác, này
Punna, là người xứ Sunàparanta. Nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, chửi bới,
nhiếc mắng Ông, thời này Punna, ở đây, Ông nghĩ thế nào?
-- Nếu người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, chửi bới, nhiếc mắng
con, ở đây, con sẽ nghĩ: "Thật là hiền thiện, người xứ Sunàparanta này! Thật là
khéo hiền thiện, người xứ Sunàparanta này! Vì những người này không lấy tay đánh
đập ta". Như vậy, ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Như vậy, ở đây, bạch
Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
8) -- Nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đánh đập Ông bằng
tay, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ thế nào?
-- Nếu người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con bằng tay,
thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: "Thật là hiền thiện, những người xứ Sunàparanta
này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì những người này
không đánh đập ta bằng cục đất". Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như vậy. Ở
đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
9) -- Nhưng nếu người xứ Sunàparanta, này Punna, đánh đập Ông bằng
cục đất, thời ở đây, này Punna, Ông nghĩ thế nào?
-- Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con bằng
cục đất, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: "Thật là hiền thiện, những người xứ
Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì
những người này không đánh đập ta bằng gậy". Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ
như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
10) -- Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đánh
đập Ông với gậy, thời ở đây, này Punna, Ông nghĩ thế nào?
-- Nếu những người xứ Sunàparanta này, bạch Thế Tôn, sẽ đánh đập
con với gậy, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: "Thật là hiền thiện, những người xứ
Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì
những người này không đánh đập ta bằng kiếm". Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ
như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
11) -- Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, lại đánh
đập Ông bằng kiếm, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ thế nào?
-- Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, đánh đập con với
cây kiếm, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: "Thật là hiền thiện, những người xứ
Sunàparanta này! Thật là khéo hiền thiện, những người xứ Sunàparanta này! Vì
những người này không đoạn mạng ta với cây kiếm sắc bén". Ở đây, bạch Thế Tôn,
con sẽ nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
12) -- Nhưng nếu những người xứ Sunàparanta, này Punna, sẽ đoạn
mạng Ông với lưỡi kiếm sắc bén, thời ở đây, này Punna, Ông sẽ nghĩ như thế
nào?
-- Nếu những người xứ Sunàparanta, bạch Thế Tôn, sẽ đoạn mạng con
với lưỡi kiếm sắc bén, thời ở đây, con sẽ suy nghĩ: "Có những đệ tử của Thế Tôn,
khi phiền não, tủi hổ và ghê tởm bởi thân và sinh mạng đã sử dụng đến con dao.
Nay dầu không tìm đến ta vẫn được sử dụng con dao". Ở đây, bạch Thế Tôn, con sẽ
nghĩ như vậy. Ở đây, bạch Thiện Thệ, con sẽ nghĩ như vậy.
13) -- Lành thay, lành thay, này Punna! Ðầy đủ với sự an tịnh tự
điều này, Ông có thể sống tại quốc độ Sunàparanta. Này Punna, nay Ông hãy làm
những gì Ông nghĩ là hợp thời.
14) Rồi Tôn giả Punna hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ
ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa,
cầm y bát, rồi bộ hành đi đến xứ Sunàparanta. Ngài tuần tự bộ hành và đến xứ
Sunàparanta. Tại đây, Tôn giả Punna trú tại xứ Sunàparanta.
15) Và trong mùa mưa ấy, Tôn giả Punna độ cho khoảng 500 cư sĩ.
Cũng trong mùa mưa ấy, Tôn giả chứng được ba minh. Và cũng trong mùa mưa ấy Tôn
giả Punna viên tịch.
16) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
17) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, thiện gia nam tử Punna, sau khi được Thế Tôn giáo
giới một cách vắn tắt, đã mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là gì? Ðời sau của vị
ấy thế nào?
-- Bậc Hiền trí, này các Tỷ-kheo, là thiện nam tử Punna. Sở hành
là đúng pháp và thuận pháp. Vị ấy không làm phiền não Ta với những kiện tụng về
pháp. Hoàn toàn tịch diệt, này các Tỷ-kheo, là thiện nam tử Punna.
89. VI. Bàhiya (S.iv, 63)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Bàhiya đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bàhiya bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho
con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4-8) -- Ông nghĩ thế nào, này Bàhiya, mắt là thường hay vô
thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu
quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Nhãn thức... Nhãn xúc....
9)... Do duyên ý xúc này khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ
bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu
quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này Bàhiya, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối
với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với
nhãn xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị
ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy
giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã được giải
thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã
làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Và Tôn giả Bàhiya trở thành một vị A-la-hán nữa.
90. VII. Ái Nhiễm (Ejà) (S.iv,64)
1) ...
2) -- Ái nhiễm, này các Tỷ-kheo, là bệnh tật; ái nhiễm là mụt
nhọt; ái nhiễm là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống không ái nhiễm,
không bị mũi tên làm bị thương.
3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước vọng gì, hãy ước
sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.
4) Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ đến
từ mắt, chớ có nghĩ đến: "Mắt là của tôi". Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có nghĩ
đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: "Các sắc là của
tôi". Chớ có nghĩ đến nhãn thức, chớ có nghĩ đến trong nhãn thức, chớ có nghĩ
đến từ nhãn thức, chớ có nghĩ đến: "Nhãn thức là của tôi". Chớ có nghĩ đến nhãn
xúc, chớ có nghĩ đến trong nhãn xúc, chớ có nghĩ đến từ nhãn xúc, chớ có nghĩ
đến: "Nhãn xúc là của tôi". Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay
bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy,
chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: "Cảm thọ ấy là tôi".
5-6) Chớ có nghĩ đến tai... Chớ có nghĩ đến mũi...
7-8) Chớ có nghĩ đến lưỡi... Chớ có nghĩ đến thân...
9) Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ
ý, chớ có nghĩ đến: "Ý là của tôi". Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến
trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: "Các pháp là của
tôi". Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý
thức, chớ có nghĩ đến: "Ý thức là của tôi". Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ
đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: "Ý xúc là của tôi".
Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ
đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy,
chớ có nghĩ đến: "Cảm thọ ấy là của tôi".
10) Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có
nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: "Tất cả là của tôi".
11) Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời.
Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động (paritassati). Do không dao động, vị
ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này
nữa".
91. VIII. Ái Nhiễm (S.iv,66)
1) ...
2) -- Ái nhiễm, này các Tỷ-kheo, là bệnh tật, ái nhiễm là mụt
nhọt, ái nhiễm là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống không ái nhiễm,
không bị mũi tên bắn.
3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có mong ước, hãy mong ước không ái
nhiễm, không bị mũi tên bắn.
4-6) Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ
đến từ mắt, chớ có nghĩ đến: "Mắt là của ta". Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có
nghĩ đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: "Các sắc là
của ta". Chớ có nghĩ đến nhãn thức... Chớ có nghĩ đến nhãn xúc... Do duyên nhãn
xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ
ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ
đến: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, nghĩ đến cái gì, nghĩ đến trong
cái gì, nghĩ đến từ cái gì, nghĩ đến: "Cái gì là của ta", từ đấy cái ấy đổi
khác. Vì rằng bị đổi khác, vì chấp trước tái sanh (Bhavasatto), nên thế giới
hoan hỷ tái sanh... tai... mũi...
7-8) ... lưỡi... thân...
9) Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ
ý, chớ có nghĩ đến: "Ý là của ta". Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến
trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: "Các pháp là của
ta". Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý
thức, chớ có nghĩ đến: "Ý thức là của ta". Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ
đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: "Ý xúc là của ta".
Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ
đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy,
chớ có nghĩ đến: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, nghĩ đến cái gì, nghĩ
đến trong cái gì, nghĩ đến từ cái gì, nghĩ đến: "Cái gì là của ta", từ đấy cái
ấy đổi khác. Vì rằng bị đổi khác, vì chấp trước tái sanh, nên thế giới hoan hỷ
tái sanh.
Này các Tỷ-kheo, cho đến uẩn, giới, xứ... chớ có nghĩ đến cái ấy,
chớ có nghĩ đến trong cái ấy, chớ có nghĩ đến từ cái ấy, chớ có nghĩ đến: "Cái
ấy là của ta". Vị ấy không nghĩ đến như vậy nên không chấp thủ một cái gì trong
đời. Do không chấp thủ nên không có dao động. Do không có dao động, vị ấy tự
mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã
thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
92. IX. Cả Hai (S.iv,67)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về cả hai. Hãy lắng
nghe. Này các Tỷ-kheo, thế nào là cả hai?
3) Mắt và các sắc, tai và các tiếng, mũi và các hương, lưỡi và các
vị, thân và các xúc, ý và các pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là cả hai.
4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi đoạn tận hai cái này,
tôi sẽ trình bày hai cái khác"; thời người ấy chỉ nói suông, nếu hỏi, người ấy
không có thể chứng minh, còn có thể rơi vào ách nạn.
5) Vì sao? Vì rằng vấn đề ấy vượt ngoài phạm vi của người
ấy.
93. X. Cả Hai (S.iv,67)
1) ...
2) -- Do duyên cả hai, này các Tỷ-kheo, thức hiện hữu. Này các
Tỷ-kheo, thế nào là do duyên cả hai, thức hiện hữu?
3) Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Mắt là vô thường,
biến hoại, tự tánh đổi khác. Các sắc là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác.
Như vậy, cả hai này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi
khác. Nhãn thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên
nào, nhãn thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi
khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn thức này khởi lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ
thành thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp
này, này các Tỷ-kheo, đây gọi là nhãn xúc. Nhãn xúc cũng vô thường, biến hoại,
tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên nào, nhãn xúc khởi lên; nhân ấy, duyên
ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn xúc này khởi
lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ trở thành thường còn được? Do xúc nên có
cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là
biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác.
4) Và do duyên tai và các tiếng khởi lên nhĩ thức...
5) Và do duyên mũi và các hương khởi lên tỷ thức...
6) Và do duyên lưỡi và các vị khởi lên thiệt thức...
7) Và do duyên thân và các xúc khởi lên thân thức...
8) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Ý là vô thường, biến
hoại, tự tánh đổi khác. Các pháp là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Ở
đây, cả hai cái này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi
khác. Ý thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Cái gì là nhân, cái gì
là duyên cho ý thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh
đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý thức khởi lên do duyên vô thường, thời từ đâu sẽ
thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp này,
này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý xúc. Ý xúc cũng vô thường, biến hoại, tự tánh là
đổi khác. Do nhân gì, duyên gì khiến ý xúc sanh khởi; nhân ấy, duyên ấy là vô
thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý xúc khởi lên do duyên vô
thường, từ đâu sẽ là thường còn được? Này các Tỷ-kheo, do xúc nên có cảm thọ, do
xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động,
tiêu tan, vô thường biến hoại, tự tánh đổi khác.
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên cả hai, thức hiện hữu.
9. Channavaggo
1. Palokadhammasuttaṃ
84. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘‘Loko, loko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, lokoti vuccatī’’ti? ‘‘Yaṃ kho, ānanda, palokadhammaṃ, ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko. Kiñca, ānanda, palokadhammaṃ? Cakkhu kho, ānanda, palokadhammaṃ, rūpā palokadhammā, cakkhuviññāṇaṃ palokadhammaṃ, cakkhusamphasso palokadhammo, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā…pe… tampi palokadhammaṃ…pe… jivhā palokadhammā, rasā palokadhammā, jivhāviññāṇaṃ palokadhammaṃ, jivhāsamphasso palokadhammo, yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā…pe… tampi palokadhammaṃ…pe… mano palokadhammo, dhammā palokadhammā, manoviññāṇaṃ palokadhammaṃ, manosamphasso palokadhammo, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi palokadhammaṃ. Yaṃ kho, ānanda, palokadhammaṃ, ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko’’ti. Paṭhamaṃ.
2. Suññatalokasuttaṃ
85. Atha kho āyasmā ānando…pe… bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘suñño loko, suñño loko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, suñño lokoti vuccatī’’ti? ‘‘Yasmā ca kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā tasmā suñño lokoti vuccati. Kiñca, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā? Cakkhu kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā. Rūpā suññā attena vā attaniyena vā, cakkhuviññāṇaṃ suññaṃ attena vā attaniyena vā, cakkhusamphasso suñño attena vā attaniyena vā…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi suññaṃ attena vā attaniyena vā. Yasmā ca kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā, tasmā suñño lokoti vuccatī’’ti. Dutiyaṃ.
3. Saṃkhittadhammasuttaṃ
86. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, ānanda, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Rūpā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Cakkhuviññāṇaṃ…pe… yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Jivhā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe….
‘‘Jivhāviññāṇaṃ… jivhāsamphasso…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’…pe….
‘‘Evaṃ passaṃ, ānanda, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati…pe… cakkhusamphassepi nibbindati…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Tatiyaṃ.
4. Channasuttaṃ
87. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmā ca channo gijjhakūṭe pabbate viharanti. Tena kho pana samayena yena āyasmā channo ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno . Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahācundo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahācundaṃ etadavoca – ‘‘āyāmāvuso cunda, yenāyasmā channo tenupasaṅkamissāma gilānapucchakā’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā mahācundo āyasmato sāriputtassa paccassosi.
Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo yenāyasmā channo tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdiṃsu. Nisajja kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ channaṃ etadavoca – ‘‘kacci te, āvuso channa, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti no abhikkamanti, paṭikkamosānaṃ paññāyati no abhikkamo’’ti?
‘‘Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ, bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti no paṭikkamanti, abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso, balavā puriso tiṇhena sikharena [khaggena (ka.)] muddhani [muddhānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] abhimattheyya [abhimantheyya (sī.)]; evameva kho, āvuso, adhimattā vātā muddhani [muddhānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] ūhananti [upahananti (sī. syā. kaṃ. pī. ka.), uhananti (ka.)]. Na me, āvuso, khamanīyaṃ, na yāpanīyaṃ…pe… no paṭikkamo. Seyyathāpi , āvuso, balavā puriso daḷhena varattakkhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṃ dadeyya; evameva kho, āvuso, adhimattā sīse sīsavedanā. Na me, āvuso, khamanīyaṃ , na yāpanīyaṃ…pe… no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṃ parikanteyya; evameva kho adhimattā vātā kucchiṃ parikantanti. Na me, āvuso, khamanīyaṃ, na yāpanīyaṃ…pe… no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso, dve balavanto purisā dubbalataraṃ purisaṃ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṃ samparitāpeyyuṃ; evameva kho, āvuso, adhimatto kāyasmiṃ ḍāho. Na me, āvuso, khamanīyaṃ, na yāpanīyaṃ, bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti no paṭikkamanti, abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo. Satthaṃ, āvuso sāriputta, āharissāmi, nāvakaṅkhāmi [nāpi kaṅkhāmi (ka.)] jīvita’’nti.
‘‘Mā āyasmā channo satthaṃ āharesi. Yāpetāyasmā channo, yāpentaṃ mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ icchāma. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhojanāni, ahaṃ āyasmato channassa sappāyāni bhojanāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhesajjāni, ahaṃ āyasmato channassa sappāyāni bhesajjāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi patirūpā upaṭṭhākā, ahaṃ āyasmantaṃ channaṃ upaṭṭhahissāmi. Mā āyasmā channo satthaṃ āharesi. Yāpetāyasmā channo, yāpentaṃ mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ icchāmā’’ti.
‘‘Na me, āvuso sāriputta, natthi sappāyāni bhojanāni; atthi me sappāyāni bhojanāni. Napi me natthi sappāyāni bhesajjāni; atthi me sappāyāni bhesajjāni. Napi me natthi patirūpā upaṭṭhākā; atthi me patirūpā upaṭṭhākā. Api ca me, āvuso, satthā pariciṇṇo dīgharattaṃ manāpeneva, no amanāpena. Etañhi, āvuso, sāvakassa patirūpaṃ yaṃ satthāraṃ paricareyya manāpeneva, no amanāpena. ‘Anupavajjaṃ [taṃ anupavajjaṃ (bahūsu)] channo bhikkhu satthaṃ āharissatī’ti – evametaṃ, āvuso sāriputta, dhārehī’’ti.
‘‘Puccheyyāma mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ kañcideva [kiñcideva (syā. kaṃ. pī. ka.)] desaṃ, sace āyasmā channo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā’’ti. ‘‘Pucchāvuso sāriputta, sutvā vedissāmā’’ti.
‘‘Cakkhuṃ, āvuso channa, cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasi…pe… jivhaṃ, āvuso channa, jivhāviññāṇaṃ jivhāviññāṇaviññātabbe dhamme ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasi…pe… manaṃ, āvuso channa, manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘Cakkhuṃ, āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi…pe… jivhaṃ, āvuso sāriputta, jivhāviññāṇaṃ jivhāviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi…pe… manaṃ, āvuso sāriputta, manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmī’’ti.
‘‘Cakkhusmiṃ, āvuso channa, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṃ disvā kiṃ abhiññāya cakkhuṃ cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasi… jivhāya, āvuso channa, jivhāviññāṇe jivhāviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṃ disvā kiṃ abhiññāya jivhaṃ jivhāviññāṇaṃ jivhāviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasi… manasmiṃ, āvuso channa, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṃ disvā kiṃ abhiññāya manaṃ manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassasī’’ti?
‘‘Cakkhusmiṃ , āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṃ disvā nirodhaṃ abhiññāya cakkhuṃ cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi…pe… jivhāya, āvuso sāriputta, jivhāviññāṇe jivhāviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṃ disvā nirodhaṃ abhiññāya jivhaṃ jivhāviññāṇaṃ jivhāviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmi…pe… manasmiṃ, āvuso sāriputta, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṃ disvā nirodhaṃ abhiññāya manaṃ manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassāmī’’ti.
Evaṃ vutte, āyasmā mahācundo āyasmantaṃ channaṃ etadavoca – ‘‘tasmātiha, āvuso channa, idampi tassa bhagavato sāsanaṃ niccakappaṃ sādhukaṃ manasi kātabbaṃ – ‘nissitassa calitaṃ, anissitassa calitaṃ natthi. Calite asati passaddhi hoti. Passaddhiyā sati nati na hoti. Natiyā asati āgatigati na hoti. Āgatigatiyā asati cutūpapāto na hoti. Cutūpapāte asati nevidha na huraṃ na ubhayamantarena. Esevanto dukkhassā’’’ti.
Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmantaṃ channaṃ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu. Atha kho āyasmā channo acirapakkantesu tesu āyasmantesu satthaṃ āharesi.
Atha kho āyasmā sāriputto yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘āyasmatā, bhante, channena satthaṃ āharitaṃ. Tassa kā gati ko abhisamparāyo’’ti? ‘‘Nanu te, sāriputta, channena bhikkhunā sammukhāyeva anupavajjatā byākatā’’ti ? ‘‘Atthi, bhante, pubbavijjanaṃ [pubbaviciraṃ (sī.), pubbavijjhanaṃ (pī.), pubbajiraṃ (ma. ni. 3.394] nāma vajjigāmo. Tatthāyasmato channassa mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulānī’’ti. ‘‘Honti hete, sāriputta, channassa bhikkhuno mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulāni. Na kho panāhaṃ, sāriputta , ettāvatā saupavajjoti vadāmi. Yo kho, sāriputta, tañca kāyaṃ nikkhipati, aññañca kāyaṃ upādiyati, tamahaṃ saupavajjoti vadāmi. Taṃ channassa bhikkhuno natthi. ‘Anupavajjaṃ channena bhikkhunā satthaṃ āharita’nti – evametaṃ, sāriputta, dhārehī’’ti. Catutthaṃ.
5. Puṇṇasuttaṃ
88. Atha [sāvatthinidānaṃ. atha (?) ma. ni. 3.395 passitabbaṃ] kho āyasmā puṇṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā puṇṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.
‘‘Santi kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. ‘Nandisamudayā dukkhasamudayo, puṇṇā’ti vadāmi…pe… santi kho, puṇṇa, jivhāviññeyyā rasā…pe… santi kho, puṇṇa, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. ‘Nandisamudayā dukkhasamudayo, puṇṇā’ti vadāmi.
‘‘Santi kho, puṇṇa, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati, tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nirujjhati nandī. ‘Nandinirodhā dukkhanirodho, puṇṇā’ti vadāmi…pe… santi kho, puṇṇa, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati, tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nirujjhati nandī. ‘Nandinirodhā dukkhanirodho, puṇṇā’ti vadāmi.
‘‘Iminā tvaṃ [iminā ca tvaṃ], puṇṇa, mayā saṃkhittena ovādena ovadito katamasmiṃ [katarasmiṃ (ma. ni. 3.395)] janapade viharissasī’’ti? ‘‘Atthi, bhante, sunāparanto nāma janapado, tatthāhaṃ viharissāmī’’ti.
‘‘Caṇḍā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā; pharusā kho, puṇṇa, sunāparantakā manussā. Sace taṃ, puṇṇa, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tatra te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace maṃ, bhante, sunāparantakā manussā akkosissanti paribhāsissanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me [maṃ (sabbattha)] nayime pāṇinā pahāraṃ dentī’ti. Evamettha [evammettha (?)], bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṃ dassanti, tatra pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace me, bhante, sunāparantakā manussā pāṇinā pahāraṃ dassanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me [evammettha (?)] nayime leḍḍunā pahāraṃ dentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā leḍḍunā pahāraṃ dassanti, tatra pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace me, bhante, sunāparantakā manussā leḍḍunā pahāraṃ dassanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime daṇḍena pahāraṃ dentī’ti . Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sace pana puṇṇa, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṃ dassanti, tatra pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace me, bhante, sunāparantakā manussā daṇḍena pahāraṃ dassanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ me nayime satthena pahāraṃ dentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sace pana te, puṇṇa, sunāparantakā manussā satthena pahāraṃ dassanti, tatra pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace me, bhante, sunāparantakā manussā satthena pahāraṃ dassanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘bhaddakā vatime sunāparantakā manussā, subhaddakā vatime sunāparantakā manussā, yaṃ maṃ nayime tiṇhena satthena jīvitā voropentī’ti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sace pana taṃ, puṇṇa, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tatra pana te, puṇṇa, kinti bhavissatī’’ti?
‘‘Sace maṃ, bhante, sunāparantakā manussā tiṇhena satthena jīvitā voropessanti, tatra me evaṃ bhavissati – ‘santi kho tassa bhagavato sāvakā kāyena ca jīvitena ca aṭṭīyamānā harāyamānā jigucchamānā satthahārakaṃ pariyesanti, taṃ me idaṃ apariyiṭṭhaññeva satthahārakaṃ laddha’nti. Evamettha, bhagavā, bhavissati; evamettha, sugata, bhavissatī’’ti.
‘‘Sādhu sādhu, puṇṇa! Sakkhissasi kho tvaṃ, puṇṇa, iminā damūpasamena samannāgato sunāparantasmiṃ janapade vatthuṃ. Yassa dāni tvaṃ, puṇṇa, kālaṃ maññasī’’ti.
Atha kho āyasmā puṇṇo bhagavato vacanaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya yena sunāparanto janapado tena cārikaṃ pakkāmi. Anupubbena cārikaṃ caramāno yena sunāparanto janapado tadavasari. Tatra sudaṃ āyasmā puṇṇo sunāparantasmiṃ janapade viharati. Atha kho āyasmā puṇṇo tenevantaravassena pañcamattāni upāsakasatāni paṭivedesi [paṭipādesi (sī. pī.), paṭidesesi (syā. kaṃ.)]. Tenevantaravassena pañcamattāni upāsikāsatāni paṭivedesi. Tenevantaravassena tisso vijjā sacchākāsi. Tenevantaravassena parinibbāyi.
Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu…pe… ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘yo so, bhante, puṇṇo nāma kulaputto bhagavatā saṃkhittena ovādena ovadito, so kālaṅkato. Tassa kā gati ko abhisamparāyo’’ti?
‘‘Paṇḍito, bhikkhave, puṇṇo kulaputto [kulaputto ahosi (sabbattha)], paccapādi [saccavādī (syā. kaṃ. ka.)] dhammassānudhammaṃ, na ca maṃ dhammādhikaraṇaṃ vihesesi [viheṭhesi (sī. syā. kaṃ.)]. Parinibbuto, bhikkhave, puṇṇo kulaputto’’ti. Pañcamaṃ.
6. Bāhiyasuttaṃ
89. Atha kho āyasmā bāhiyo yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā bāhiyo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, bāhiya, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘Rūpā niccā vā aniccā vā’’ti?
‘‘Aniccā, bhante’’…pe… cakkhuviññāṇaṃ…pe… cakkhusamphasso…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti?
‘‘Aniccaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti?
‘‘Dukkhaṃ, bhante’’.
‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti?
‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Evaṃ passaṃ, bāhiya, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti.
Atha kho āyasmā bāhiyo bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi. Atha kho āyasmā bāhiyo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ , nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā bāhiyo arahataṃ ahosīti. Chaṭṭhaṃ.
7. Paṭhamaejāsuttaṃ
90. ‘‘Ejā , bhikkhave, rogo, ejā gaṇḍo, ejā sallaṃ. Tasmātiha, bhikkhave, tathāgato anejo viharati vītasallo. Tasmātiha , bhikkhave, bhikkhu cepi ākaṅkheyya ‘anejo vihareyyaṃ[vihareyya (sī. pī. ka.)] vītasallo’ti, cakkhuṃ na maññeyya, cakkhusmiṃ na maññeyya, cakkhuto na maññeyya, cakkhu meti na maññeyya; rūpe na maññeyya, rūpesu na maññeyya, rūpato na maññeyya, rūpā meti na maññeyya; cakkhuviññāṇaṃ na maññeyya, cakkhuviññāṇasmiṃ na maññeyya, cakkhuviññāṇato na maññeyya, cakkhuviññāṇaṃ meti na maññeyya; cakkhusamphassaṃ na maññeyya, cakkhusamphassasmiṃ na maññeyya, cakkhusamphassato na maññeyya, cakkhusamphasso meti na maññeyya. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya.
‘‘Sotaṃ na maññeyya…pe… ghānaṃ na maññeyya…pe… jivhaṃ na maññeyya, jivhāya na maññeyya, jivhāto na maññeyya, jivhā meti na maññeyya; rase na maññeyya…pe… jivhāviññāṇaṃ na maññeyya…pe… jivhāsamphassaṃ na maññeyya…pe… yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya.
‘‘Kāyaṃ na maññeyya…pe… manaṃ na maññeyya, manasmiṃ na maññeyya, manato na maññeyya, mano meti na maññeyya; dhamme na maññeyya…pe… mano viññāṇaṃ…pe… manosamphassaṃ…pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya; sabbaṃ na maññeyya, sabbasmiṃ na maññeyya, sabbato na maññeyya, sabbaṃ meti na maññeyya.
‘‘So evaṃ amaññamāno na kiñcipi loke upādiyati. Anupādiyaṃ na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati . ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Sattamaṃ.
8. Dutiyaejāsuttaṃ
91. ‘‘Ejā , bhikkhave, rogo, ejā gaṇḍo, ejā sallaṃ. Tasmātiha, bhikkhave, tathāgato anejo viharati vītasallo. Tasmātiha, bhikkhave, bhikkhu cepi ākaṅkheyya ‘anejo vihareyyaṃ vītasallo’ti, cakkhuṃ na maññeyya, cakkhusmiṃ na maññeyya, cakkhuto na maññeyya, cakkhu meti na maññeyya; rūpe na maññeyya… cakkhuviññāṇaṃ… cakkhusamphassaṃ… yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya. Yañhi, bhikkhave, maññati, yasmiṃ maññati, yato maññati, yaṃ meti maññati, tato taṃ hoti aññathā. Aññathābhāvī bhavasatto loko bhavameva abhinandati…pe….
‘‘Jivhaṃ na maññeyya, jivhāya na maññeyya, jivhāto na maññeyya, jivhā meti na maññeyya; rase na maññeyya… jivhāviññāṇaṃ… jivhāsamphassaṃ… yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya. Yañhi, bhikkhave, maññati, yasmiṃ maññati, yato maññati, yaṃ meti maññati, tato taṃ hoti aññathā. Aññathābhāvī bhavasatto loko bhavameva abhinandati…pe….
‘‘Manaṃ na maññeyya, manasmiṃ na maññeyya, manato na maññeyya, mano meti na maññeyya… manoviññāṇaṃ… manosamphassaṃ… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya. Yañhi, bhikkhave, maññati, yasmiṃ maññati , yato maññati, yaṃ meti maññati, tato taṃ hoti aññathā. Aññathābhāvī bhavasatto loko bhavameva abhinandati.
‘‘Yāvatā, bhikkhave, khandhadhātuāyatanā tampi na maññeyya, tasmimpi na maññeyya, tatopi na maññeyya, taṃ meti na maññeyya. So evaṃ amaññamāno na kiñci loke upādiyati. Anupādiyaṃ na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Aṭṭhamaṃ.
9. Paṭhamadvayasuttaṃ
92. ‘‘Dvayaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha. Kiñca, bhikkhave, dvayaṃ? Cakkhuñceva rūpā ca, sotañceva saddā ca, ghānañceva gandhā ca, jivhā ceva rasā ca, kāyo ceva phoṭṭhabbā ca , mano ceva dhammā ca – idaṃ vuccati, bhikkhave, dvayaṃ.
‘‘Yo, bhikkhave, evaṃ vadeyya – ‘ahametaṃ dvayaṃ paccakkhāya aññaṃ dvayaṃ paññapessāmī’ti, tassa vācāvatthukamevassa. Puṭṭho ca na sampāyeyya. Uttariñca vighātaṃ āpajjeyya. Taṃ kissa hetu? Yathā taṃ, bhikkhave, avisayasmi’’nti. Navamaṃ.
10. Dutiyadvayasuttaṃ
93. ‘‘Dvayaṃ, bhikkhave, paṭicca viññāṇaṃ sambhoti. Kathañca, bhikkhave, dvayaṃ paṭicca viññāṇaṃ sambhoti? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Cakkhu aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Rūpā aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Itthetaṃ dvayaṃ calañceva byathañca aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Cakkhuviññāṇaṃ aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Yopi hetu yopi paccayo cakkhuviññāṇassa uppādāya, sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppannaṃ cakkhuviññāṇaṃ kuto niccaṃ bhavissati! Yā kho, bhikkhave, imesaṃ tiṇṇaṃ dhammānaṃ saṅgati sannipāto samavāyo, ayaṃ vuccati cakkhusamphasso. Cakkhusamphassopi aniccovipariṇāmī aññathābhāvī. Yopi hetu yopi paccayo cakkhusamphassassa uppādāya, sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppanno cakkhusamphasso kuto nicco bhavissati! Phuṭṭho , bhikkhave, vedeti, phuṭṭho ceteti, phuṭṭho sañjānāti. Itthetepi dhammā calā ceva byathā ca aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Sotaṃ…pe….
‘‘Jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ. Jivhā aniccā vipariṇāmī aññathābhāvī [vipariṇāminī aññathābhāvinī (?)]. Rasā aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Itthetaṃ dvayaṃ calañceva byathañca aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Jivhāviññāṇaṃ aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Yopi hetu yopi paccayo jivhāviññāṇassa uppādāya , sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppannaṃ jivhāviññāṇaṃ, kuto niccaṃ bhavissati! Yā kho, bhikkhave, imesaṃ tiṇṇaṃ dhammānaṃ saṅgati sannipāto samavāyo, ayaṃ vuccati jivhāsamphasso. Jivhāsamphassopi anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Yopi hetu yopi paccayo jivhāsamphassassa uppādāya, sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppanno jivhāsamphasso, kuto nicco bhavissati! Phuṭṭho, bhikkhave, vedeti, phuṭṭho ceteti, phuṭṭho sañjānāti. Itthetepi dhammā calā ceva byathā ca aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Kāyaṃ…pe….
‘‘Manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Mano anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Dhammā aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Itthetaṃ dvayaṃ calañceva byathañca aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Manoviññāṇaṃ aniccaṃ vipariṇāmi aññathābhāvi. Yopi hetu yopi paccayo manoviññāṇassa uppādāya, sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppannaṃ manoviññāṇaṃ, kuto niccaṃ bhavissati! Yā kho, bhikkhave, imesaṃ tiṇṇaṃ dhammānaṃ saṅgati sannipāto samavāyo, ayaṃ vuccati manosamphasso. Manosamphassopi anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Yopi hetu yopi paccayo manosamphassassa uppādāya, sopi hetu sopi paccayo anicco vipariṇāmī aññathābhāvī. Aniccaṃ kho pana, bhikkhave, paccayaṃ paṭicca uppanno manosamphasso, kuto nicco bhavissati! Phuṭṭho, bhikkhave, vedeti, phuṭṭho ceteti, phuṭṭho sañjānāti. Itthetepi dhammā calā ceva byathā ca aniccā vipariṇāmino aññathābhāvino. Evaṃ kho, bhikkhave, dvayaṃ paṭicca viññāṇaṃ sambhotī’’ti. Dasamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
9. Channavaggo
1. Palokadhammasuttavaṇṇanā
84. Channavaggassa paṭhame palokadhammanti bhijjanakasabhāvaṃ. Evamettha aniccalakkhaṇameva kathitaṃ.
2. Suññatalokasuttavaṇṇanā
3. Saṃkhittadhammasuttavaṇṇanā
4. Channasuttavaṇṇanā
87. Catutthe channoti evaṃnāmako thero, na abhinikkhamanaṃ nikkhantathero. Paṭisallānāti phalasamāpattito. Gilānapucchakāti gilānupaṭṭhākā. Gilānupaṭṭhānaṃ nāma buddhapasatthaṃ buddhavaṇṇitaṃ, tasmā evamāha. Sīsaveṭhaṃ dadeyyāti sīse veṭhanaṃ sīsaveṭhaṃ, tañca dadeyya. Satthanti jīvitahārakasatthaṃ. Nāvakaṅkhāmīti na icchāmi.Pariciṇṇoti paricarito. Manāpenāti manavaḍḍhanakena kāyakammādinā. Ettha ca satta sekhā paricaranti nāma, arahā paricārī nāma, bhagavā pariciṇṇo nāma.
Etañhi, āvuso, sāvakassa patirūpanti, āvuso, sāvakassa nāma etaṃ anucchavikaṃ. Anupavajjanti appavattikaṃ appaṭisandhikaṃ. Pucchāvuso sāriputta, sutvā vedissāmāti ayaṃ sāvakapavāraṇā nāma. Etaṃmamātiādīni taṇhāmānadiṭṭhiggāhavasena vuttāni. Nirodhaṃ disvāti khayavayaṃ ñatvā. Netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassāmīti aniccaṃ dukkhaṃ anattāti samanupassāmi. Ettakesu ṭhānesu channatthero sāriputtattherena pucchitaṃ pañhaṃ arahatte pakkhipitvā kathesi. Sāriputtatthero pana tassa puthujjanabhāvaṃ ñatvāpi taṃ ‘‘puthujjano’’ti vā ‘‘khīṇāsavo’’ti vā avatvā tuṇhīyeva ahosi. Cundatthero panassa puthujjanabhāvaṃ saññāpessāmīti cintetvā ovādaṃ adāsi.
Tattha tasmāti yasmā māraṇantikaṃ vedanaṃ adhivāsetuṃ asakkonto satthaṃ āharāmīti vadati, tasmā puthujjano āyasmā, tena idampi manasikarohīti dīpeti. Yasmā vā channaṃ āyatanānaṃ nirodhaṃ disvā cakkhādīni tiṇṇaṃ gāhānaṃ vasena na samanupassāmīti vadasi. Tasmā idampi tassa bhagavato sāsanaṃ āyasmatā manasikātabbantipi puthujjanabhāvameva dīpento vadati. Niccakappanti niccakālaṃ. Nissitassāti taṇhāmānadiṭṭhīhi nissitassa. Calitanti vipphanditaṃ hoti. Yathayidaṃ āyasmato uppannaṃ vedanaṃ adhivāsetuṃ asakkontassa ‘‘ahaṃ vedayāmi, mama vedanā’’ti appahīnaggāhassa idāni vipphanditaṃ hoti, imināpi naṃ ‘‘puthujjanova tva’’nti vadati.
Passaddhīti kāyacittapassaddhi, kilesapassaddhi nāma hotīti attho. Natiyāti taṇhānatiyā. Asatīti bhavatthāya ālayanikantipariyuṭṭhāne asati. Āgatigati na hotīti paṭisandhivasena āgati nāma, cutivasena gamanaṃ nāma na hoti. Cutūpapātoti cavanavasena cuti, upapajjanavasena upapāto. Nevidha na huraṃ na ubhayamantarenāti na idhaloke na paraloke na ubhayattha hoti. Esevanto dukkhassāti vaṭṭadukkhakilesadukkhassa ayameva anto ayaṃ paricchedo parivaṭumabhāvo hoti. Ayameva hi ettha attho. Ye pana ‘‘ubhayamantarenā’’ti vacanaṃ gahetvā antarābhavaṃ icchanti, tesaṃ vacanaṃ niratthakaṃ. Antarābhavassa hi bhāvo abhidhamme paṭikkhittoyeva. ‘‘Antarenā’’ti vacanaṃ pana vikappantaradīpanaṃ. Tasmā ayamettha attho – neva idha na huraṃ, aparo vikappo na ubhayanti.
Satthaṃ āharesīti jīvitahārakasatthaṃ āhari, āharitvā kaṇṭhanāḷaṃ chindi. Athassa tasmiṃ khaṇe maraṇabhayaṃ okkami, gatinimittaṃ upaṭṭhāsi. So attano puthujjanabhāvaṃ ñatvā, saṃviggacitto vipassanaṃ paṭṭhapetvā, saṅkhāre pariggaṇhanto arahattaṃ patvā, samasīsī hutvā parinibbuto. Sammukhāyeva anupavajjatā byākatāti kiñcāpi idaṃ therassa puthujjanakāle byākaraṇaṃ hoti; etena pana byākaraṇena anantarāyamassa parinibbānaṃ ahosi. Tasmā bhagavā tadeva byākaraṇaṃ gahetvā kathesi.
Upavajjakulānīti upasaṅkamitabbakulāni. Iminā thero, ‘‘bhante, evaṃ upaṭṭhākesu ca upaṭṭhāyikāsu ca vijjamānāsu so bhikkhu tumhākaṃ sāsane parinibbāyissatī’’ti pubbabhāgapaṭipattiyaṃ kulasaṃsaggadosaṃ dassento pucchati. Athassa bhagavā kulesu saṃsaggābhāvaṃ dīpento honti hete sāriputtātiādimāha. Imasmiṃ kira ṭhāne therassa kulesu asaṃsaṭṭhabhāvo pākaṭo ahosi. Sesaṃ sabbattha uttānameva.
5-6. Puṇṇasuttādivaṇṇanā
88-89. Pañcame tañceti taṃ cakkhuñceva rūpañca. Nandisamudayā dukkhasamudayoti taṇhāya samodhānena pañcakkhandhadukkhassa samodhānaṃ hoti. Iti chasu dvāresu ‘‘nandisamudayā dukkhasamudayo’’ti iminā dvinnaṃ saccānaṃ vasena vaṭṭaṃ matthakaṃ pāpetvā dassesi. Dutiyanaye nirodho maggoti dvinnaṃ saccānaṃ vasena vivaṭṭaṃ matthakaṃ pāpetvā dassesi. Iminā tvaṃ puṇṇāti pāṭiyekko anusandhi. Evaṃ tāva vaṭṭavivaṭṭavasena desanaṃ arahatte pakkhipitvā idāni puṇṇattheraṃ sattasu ṭhānesu sīhanādaṃ nadāpetuṃ iminā tvantiādimāha.
Caṇḍāti duṭṭhā kibbisā. Pharusāti kakkhaḷā akkosissantīti dasahi akkosavatthūhi akkosissanti. Paribhāsissantīti ‘‘kiṃ samaṇo nāma tvaṃ, idañcidañca te karissāmā’’ti tajjessanti.Evametthāti evaṃ mayhaṃ ettha bhavissati. Daṇḍenāti catuhatthadaṇḍena vā khadiradaṇḍena vā ghaṭikamuggarena vā. Satthenāti ekatodhārādinā satthena. Satthahārakaṃ pariyesantīti jīvitahārakasatthaṃ pariyesanti. Idaṃ thero tatiyapārājikavatthusmiṃ asubhakathaṃ sutvā attabhāvena jigucchantānaṃ bhikkhūnaṃ satthahārakapariyesanaṃ sandhāyāha.Damūpasamenāti ettha damoti indriyasaṃvarādīnaṃ etaṃ nāmaṃ.
Vedantagū vusitabrahmacariyo’’ti. (saṃ. ni. 1.195; su. ni. 467) –
Ettha hi indriyasaṃvaro damoti vutto. ‘‘Yadi saccā damā cāgā, khantyā bhiyyodha vijjatī’’ti (su. ni. 191; saṃ. ni. 1.246) ettha paññā damoti vuttā. ‘‘Dānena damena saṃyamena saccavajjenā’’ti (dī. ni. 1.165; ma. ni. 2.226) ettha uposathakammaṃ damoti vuttaṃ. Imasmiṃ pana sutte khanti damoti veditabbo. Upasamoti tasseva vevacanaṃ.
Atha kho āyasmā puṇṇoti ko panesa puṇṇo, kasmā ca panettha gantukāmo ahosīti? Sunāparantavāsiko eva esa, sāvatthiyaṃ pana asappāyavihāraṃ sallakkhetvā tattha gantukāmo ahosi.
Tatrāyaṃ anuppubbikathā – sunāparantaraṭṭhe kira ekasmiṃ vāṇijagāme ete dve bhātaro. Tesu kadāci jeṭṭho pañca sakaṭasatāni gahetvā janapadaṃ gantvā bhaṇḍaṃ āharati, kadāci kaniṭṭho. Imasmiṃ pana samaye kaniṭṭhaṃ ghare ṭhapetvā, jeṭṭhabhātiko pañca sakaṭasatāni gahetvā, janapadacārikaṃ caranto anupubbena sāvatthiṃ patvā, jetavanassa nātidūre sakaṭasatthaṃ nivesetvā bhuttapātarāso parijanaparivuto phāsukaṭṭhāne nisīdi.
Tena ca samayena sāvatthivāsino bhuttapātarāsā uposathaṅgāni adhiṭṭhāya suddhuttarāsaṅgā gandhapupphādihatthā yena buddho, yena dhammo, yena saṅgho, tanninnā tappoṇā tappabbhārā hutvā, dakkhiṇadvārena nikkhamitvā jetavanaṃ gacchanti. So te disvā ‘‘kahaṃ ime gacchantī’’ti ekaṃ manussaṃ pucchi. Kiṃ tvaṃ, ayyo, na jānāsi? Loke buddhadhammasaṅgharatanāni nāma uppannāni, icceso mahājano satthu santikaṃ dhammakathaṃ sotuṃ gacchatīti. Tassa ‘‘buddho’’ti vacanaṃ chavicammādīni chinditvā aṭṭhimiñjaṃ āhacca aṭṭhāsi. So attano parijanaparivuto tāya parisāya saddhiṃ vihāraṃ gantvā, satthu madhurassarena dhammaṃ desentassa parisapariyante ṭhito, dhammaṃ sutvā pabbajjāya cittaṃ uppādesi. Atha tathāgatena kālaṃ viditvā parisāya uyyojitāya satthāraṃ upasaṅkamitvā, vanditvā, svātanāya nimantetvā, dutiyadivase maṇḍapaṃ kāretvā, āsanāni paññāpetvā, buddhappamukhassa saṅghassa mahādānaṃ datvā, bhuttapātarāso uposathaṅgāni adhiṭṭhāya bhaṇḍāgārikaṃ pakkosāpetvā, ‘‘ettakaṃ dhanaṃ vissajjitaṃ, ettakaṃ dhanaṃ na vissajjita’’nti sabbaṃ ācikkhitvā, ‘‘imaṃ sāpateyyaṃ mayhaṃ kaniṭṭhassa dehī’’ti sabbaṃ niyyātetvā, satthu santike pabbajitvā, kammaṭṭhānaparāyaṇo ahosi.
Athassa kammaṭṭhānaṃ manasikarontassa kammaṭṭhānaṃ na upaṭṭhāti. Tato cintesi – ‘‘ayaṃ janapado mayhaṃ asappāyo, yaṃnūnāhaṃ satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā sakaraṭṭhameva gaccheyya’’nti. Atha pubbaṇhasamaye piṇḍāya caritvā, sāyanhe paṭisallānā vuṭṭhahitvā, bhagavantaṃ upasaṅkamitvā, kammaṭṭhānaṃ kathāpetvā, satta sīhanāde naditvā, pakkāmi. Tena vuttaṃ, ‘‘atha kho āyasmā puṇṇo…pe… viharatī’’ti.
Kattha panāyaṃ vihāsīti? Catūsu ṭhānesu vihāsi. Sunāparantaraṭṭhaṃ tāva pavisitvā ca abbuhatthapabbataṃ nāma patvā vāṇijagāmaṃ piṇḍāya pāvisi. Atha naṃ kaniṭṭhabhātā sañjānitvā bhikkhaṃ datvā, ‘‘bhante, aññattha agantvā idheva vasathā’’ti paṭiññaṃ kāretvā tattheva vasāpesi.
Tato samuddagirivihāraṃ nāma agamāsi. Tattha ayakantapāsāṇehi paricchinditvā katacaṅkamo atthi, koci taṃ caṅkamituṃ samattho nāma natthi. Tattha samuddavīciyo āgantvā ayakantapāsāṇesu paharitvā mahāsaddaṃ karonti. Thero ‘‘kammaṭṭhānaṃ manasikarontānaṃ phāsuvihāro hotū’’ti samuddaṃ nissaddaṃ katvā adhiṭṭhāsi.
Tato mātulagiriṃ nāma agamāsi. Tatthapi sakuṇasaṅgho ussanno rattiñca divā ca saddo ekābaddhova ahosi. Thero ‘‘idaṃ ṭhānaṃ na phāsuka’’nti tato makulakārāmavihāraṃ nāma gato. So vāṇijagāmassa nātidūro naccāsanno gamanāgamanasampanno vivitto appasaddo. Thero ‘‘imaṃ ṭhānaṃ phāsuka’’nti tattha rattiṭṭhānadivāṭṭhānacaṅkamanādīni kāretvā vassaṃ upagacchi. Evaṃ catūsu ṭhānesu vihāsi.
Athekadivasaṃ tasmiṃyeva antovasse pañca vāṇijasatāni ‘‘parasamuddaṃ gacchāmā’’ti nāvāya bhaṇḍaṃ pakkhipiṃsu. Nāvārohanadivase therassa kaniṭṭhabhātā theraṃ bhojetvā, therassa santike sikkhāpadāni gahetvā, vanditvā, ‘‘bhante, samuddo nāma asaddheyyo anekantarāyo, amhe āvajjeyyāthā’’ti vatvā nāvaṃ āruhi. Nāvā uttamajavena gacchamānā aññataraṃ dīpakaṃ pāpuṇi. Manussā ‘‘pātarāsaṃ karissāmā’’ti dīpake uttiṇṇā. Tasmiṃ pana dīpake aññaṃ kiñci natthi, candanavanameva ahosi.
Atheko vāsiyā rukkhaṃ ākoṭetvā lohitacandanabhāvaṃ ñatvā āha – ‘‘bho, mayaṃ lābhatthāya parasamuddaṃ gacchāma, ito ca uttari lābho nāma natthi, caturaṅgulamattā ghaṭikā satasahassaṃ agghati. Hāretabbayuttakaṃ bhaṇḍaṃ hāretvā candanassa pūressāmā’’ti te tathā kariṃsu . Candanavane adhivatthā amanussā kujjhitvā, ‘‘imehi amhākaṃ candanavanaṃ nāsitaṃ ghātessāma ne’’ti cintetvā – ‘‘idheva ghātitesu sabbaṃ ekakuṇapaṃ bhavissati, samuddamajjhe nesaṃ nāvaṃ osīdessāmā’’ti āhaṃsu. Atha nesaṃ nāvaṃ āruyha muhuttaṃ gatakāleyeva uppātikaṃ uṭṭhapetvā sayampi te amanussā bhayānakāni rūpāni dassayiṃsu. Bhītā manussā attano attano devatānaṃ namassanti. Therassa kaniṭṭho cūḷapuṇṇakuṭumbiko ‘‘mayhaṃ bhātā avassayo hotū’’ti therassa namassamāno aṭṭhāsi.
Theropi kira tasmiṃyeva khaṇe āvajjetvā, tesaṃ byasanuppattiṃ ñatvā, vehāsaṃ uppatitvā, abhimukho aṭṭhāsi. Amanussā theraṃ disvāva ‘‘ayyo puṇṇatthero etī’’ti apakkamiṃsu, uppātikaṃ sannisīdi. Thero ‘‘mā bhāyathā’’ti te assāsetvā ‘‘kahaṃ gantukāmatthā’’ti pucchi. Bhante, amhākaṃ sakaṭṭhānameva gacchāmāti. Thero nāvaṅgaṇe akkamitvā ‘‘etesaṃ icchitaṭṭhānaṃ gacchatū’’ti adhiṭṭhāsi. Vāṇijā sakaṭṭhānaṃ gantvā, taṃ pavattiṃ puttadārassa ārocetvā, ‘‘etha theraṃ saraṇaṃ gacchāmā’’ti pañcasatāpi attano pañcahi mātugāmasatehi saddhiṃ tīsu saraṇesu patiṭṭhāya upāsakattaṃ paṭivedesuṃ. Tato nāvāya bhaṇḍaṃ otāretvā therassa ekaṃ koṭṭhāsaṃ katvā, ‘‘ayaṃ, bhante, tumhākaṃ koṭṭhāso’’ti āhaṃsu. Thero mayhaṃ visuṃ koṭṭhāsakiccaṃ natthi. Satthā pana tumhehi diṭṭhapubboti. Na diṭṭhapubbo, bhanteti. Tena hi iminā satthu maṇḍalamāḷaṃ karotha. Evaṃ satthāraṃ passissathāti. Te sādhu, bhanteti. Tena ca koṭṭhāsena attano ca koṭṭhāsehi maṇḍalamāḷaṃ kātuṃ ārabhiṃsu.
Satthāpi kira taṃ āraddhakālato paṭṭhāya paribhogaṃ akāsi. Ārakkhamanussā rattiṃ obhāsaṃ disvā, ‘‘mahesakkhā devatā atthī’’ti saññaṃ kariṃsu. Upāsakā maṇḍalamāḷañca bhikkhusaṅghassa ca senāsanāni niṭṭhāpetvā dānasambhāraṃ sajjetvā, ‘‘kataṃ, bhante, amhehi attano kiccaṃ, satthāraṃ pakkosathā’’ti therassa ārocesuṃ. Thero sāyanhasamaye iddhiyā sāvatthiṃ gantvā, ‘‘bhante, vāṇijagāmavāsino tumhe daṭṭhukāmā , tesaṃ anukampaṃ karothā’’ti bhagavantaṃ yāci. Bhagavā adhivāsesi. Thero sakaṭṭhānameva paccāgato.
Bhagavāpi ānandattheraṃ āmantesi, ‘‘ānanda, sve sunāparante vāṇijagāme piṇḍāya carissāma, tvaṃ ekūnapañcasatānaṃ bhikkhūnaṃ salākaṃ dehī’’ti. Thero ‘‘sādhu, bhante’’ti bhikkhusaṅghassa tamatthaṃ ārocetvā, ‘‘ākāsacārī bhikkhū salākaṃ gaṇhantū’’ti āha. Taṃdivasaṃ kuṇḍadhānatthero paṭhamaṃ salākaṃ aggahesi. Vāṇijagāmavāsinopi ‘‘sve kira satthā āgamissatī’’ti gāmamajjhe maṇḍapaṃ katvā dānaggaṃ sajjayiṃsu. Bhagavā pātova sarīrapaṭijagganaṃ katvā, gandhakuṭiṃ pavisitvā, phalasamāpattiṃ appetvā, nisīdi. Sakkassa paṇḍukambalasilāsanaṃ uṇhaṃ ahosi. So ‘‘kiṃ ida’’nti āvajjetvā satthu sunāparantagamanaṃ disvā, vissakammaṃ āmantesi, ‘‘tāta, ajja bhagavā tiṃsamattāni yojanasatāni piṇḍacāraṃ gamissati. Pañca kūṭāgārasatāni māpetvā jetavanadvārakoṭṭhakamatthake gamanasajjāni katvā ṭhapehī’’ti. So tathā akāsi. Bhagavato kūṭāgāraṃ catumukhaṃ ahosi, dvinnaṃ aggasāvakānaṃ dvimukhāni, sesāni ekamukhāni, satthā gandhakuṭito nikkhamitvā paṭipāṭiyā ṭhapitakūṭāgāresu dhurakūṭāgāraṃ pāvisi. Dve aggasāvake ādiṃ katvā ekūnapañcabhikkhusatānipi kūṭāgāragatāni ahesuṃ. Ekaṃ tucchaṃ kūṭāgāraṃ ahosi, pañcapi kūṭāgārasatāni ākāse uppattiṃsu.
Satthā saccabandhapabbataṃ nāma patvā kūṭāgāraṃ ākāse ṭhapesi. Tasmiṃ pabbate saccabandho nāma micchādiṭṭhikatāpaso mahājanaṃ micchādiṭṭhiṃ uggaṇhāpento lābhaggayasaggappatto hutvā vasati, abbhantare cassa antocāṭiyaṃ padīpo viya arahattaphalassa upanissayo jalati. Taṃ disvā ‘‘dhammamassa kathessāmī’’ti gantvā dhammaṃ desesi. Tāpaso desanāpariyosāne arahattaṃ pāpuṇi. Maggenevassa abhiññā āgatā. So ehibhikkhu hutvā iddhimayapattacīvaradharo tucchakūṭāgāraṃ pāvisi.
Bhagavā kūṭāgāragatehi pañcahi bhikkhusatehi saddhiṃ vāṇijagāmaṃ gantvā, kūṭāgārāni adissamānakāni katvā, vāṇijagāmaṃ pāvisi. Vāṇijā buddhappamukhassa saṅghassa mahādānaṃ datvā satthāraṃ makulakārāmaṃ nayiṃsu. Satthā maṇḍalamāḷaṃ pāvisi. Mahājano yāva satthā bhattadarathaṃ paṭippassambheti, tāva pātarāsaṃ katvā uposathaṅgāni samādāya bahuṃ gandhañca pupphañca ādāya dhammassavanatthāya ārāmaṃ paccāgamāsi. Satthā dhammaṃ desesi. Mahājanassa bandhanamokkho jāto, mahantaṃ buddhakolāhalaṃ ahosi.
Satthā mahājanassa saṅgahatthāya sattāhaṃ tattheva vasi, aruṇaṃ pana mahāgandhakuṭiyaṃyeva uṭṭhapesi. Sattāhampi dhammadesanāpariyosāne caturāsītiyā pāṇasahassānaṃ dhammābhisamayo ahosi. Tattha sattāhaṃ vasitvā, vāṇijagāme piṇḍāya caritvā, ‘‘tvaṃ idheva vasāhī’’ti puṇṇattheraṃ nivattetvā antare nammadānadī nāma atthi, tassā tīraṃ agamāsi. Nammadā nāgarājā satthu paccuggamanaṃ katvā, nāgabhavanaṃ pavesetvā, tiṇṇaṃ ratanānaṃ sakkāraṃ akāsi. Satthā tassa dhammaṃ kathetvā nāgabhavanā nikkhami. So ‘‘mayhaṃ, bhante, paricaritabbaṃ dethā’’ti yāci. Bhagavā nammadānadītīre padacetiyaṃ dassesi. Taṃ vīcīsu āgatāsu pidhīyati, gatāsu vivarīyati. Mahāsakkārapattaṃ ahosi. Satthā tato nikkhamitvā saccabandhapabbataṃ gantvā saccabandhaṃ āha – ‘‘tayā mahājano apāyamagge otārito. Tvaṃ idheva vasitvā, etesaṃ laddhiṃ vissajjāpetvā, nibbānamagge patiṭṭhāpehī’’ti. Sopi paricaritabbaṃ yāci. Satthā ghanapiṭṭhipāsāṇe allamattikapiṇḍamhi lañchanaṃ viya padacetiyaṃ dassesi. Tato jetavanameva gato. Etamatthaṃ sandhāya teneva antaravassenātiādi vuttaṃ.
Parinibbāyīti anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyi. Mahājano therassa satta divasāni sarīrapūjaṃ katvā, bahūni gandhakaṭṭhāni samodhānetvā, sarīraṃ jhāpetvā dhātuyo ādāya cetiyaṃ akāsi. Sambahulā bhikkhūti therassa āḷāhanaṭṭhāne ṭhitabhikkhū. Sesaṃ sabbattha uttānameva. Chaṭṭhaṃ uttānameva.
7-8. Paṭhamaejāsuttādivaṇṇanā
90-91. Sattame ejāti taṇhā. Sā hi calanaṭṭhena ejāti vuccati. Sāva ābādhanaṭṭhena rogo, anto dussanaṭṭhena gaṇḍo, nikantanaṭṭhena sallaṃ. Tasmāti yasmā ejā rogo ceva gaṇḍo ca sallañca, tasmā. Cakkhuṃ na maññeyyātiādi vuttanayameva, idhāpi sabbaṃ heṭṭhā gahitameva saṃkaḍḍhitvā dassitaṃ. Aṭṭhamaṃ vuttanayameva.
9-10. Paṭhamadvayasuttādivaṇṇanā
92-93. Navame dvayanti dve dve koṭṭhāse. Dasame itthetaṃ dvayanti evametaṃ dvayaṃ. Calañceva byathañcāti attano sabhāvena asaṇṭhahanato calati ceva byathati ca. Yopi hetu yopi paccayoti cakkhuviññāṇassa vatthārammaṇaṃ hetu ceva paccayo ca. Kuto niccaṃ bhavissatīti kena kāraṇena niccaṃ bhavissati. Yathā pana dāsassa dāsiyā kucchismiṃ jāto putto parova dāso hoti, evaṃ aniccameva hotīti attho. Saṅgatīti sahagati. Sannipātoti ekato sannipatanaṃ. Samavāyoti ekato samāgamo. Ayaṃ vuccati cakkhusamphassoti iminā saṅgatisannipātasamavāyasaṅkhātena paccayena uppannattā paccayanāmeneva saṅgati sannipāto samavāyoti ayaṃ vuccati cakkhusamphasso.
Sopi hetūti phassassa vatthu ārammaṇaṃ sahajātā tayo khandhāti ayaṃ hetu. Phuṭṭhoti upayogatthe paccattaṃ, phassena phuṭṭhameva gocaraṃ vedanā vedeti, cetanā ceteti, saññā sañjānātīti attho. Phuṭṭhoti vā phassasamaṅgīpuggalo , phassena phuṭṭhārammaṇameva vedanādīhi vedeti ceteti sañjānātītipi vuttaṃ hoti. Iti imasmiṃ sutte samatiṃsakkhandhā kathitā honti. Kathaṃ? Cakkhudvāre tāva vatthu ceva ārammaṇañca rūpakkhandho, phuṭṭho vedetīti vedanākkhandho, cetetīti saṅkhārakkhandho, sañjānātīti saññākkhandho, vijānātīti viññāṇakkhandhoti. Sesadvāresupi eseva nayo. Manodvārepi hi vatthurūpaṃ ekantato rūpakkhandho, rūpe pana ārammaṇe sati ārammaṇampi rūpakkhandhoti cha pañcakātiṃsa honti. Saṅkhepena panete chasupi dvāresu pañceva khandhāti sapaccaye pañcakkhandhe aniccāti vitthāretvā vuccamāne bujjhanakānaṃ ajjhāsayena idaṃ suttaṃ desitanti.https://youtu.be/UYlRHNAJ-VA
No comments:
Post a Comment