Saturday, June 20, 2015

Tập III - UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (X) HOA

Bài 2- Bông Hoa (Tạp 2, Đại 2,8b)(S.iii, 113)

Chánh văn tiếng Việt:
II. Bông Hoa (hay Tăng trưởng) (Tạp 2, Ðại 2,8b) (Siii,113)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không". Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có".
5) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không"?
6) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".
7-9) Thọ... tưởng... các hành...
10) Người có trí ở đời không chấp nhận thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".
11) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì ở đời người có trí chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không".
12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có"?
13) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
14-16) ... thọ... tưởng... các hành...
17) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
18) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
19) Ở trong đời, này các Tỷ-kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
20) Này các Tỷ-kheo, thế pháp ở trong đời là gì, thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ?
21) Sắc, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
22-24) Thọ... Tưởng... Các hành...
25) Thức, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri. Sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ. Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
26) Ví như, này các Tỷ-kheo, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.

27) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm.  
Chánh văn Pāḷi:
2. Pupphasuttaṃ
94. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Nāhaṃ, bhikkhave, lokena vivadāmi, lokova mayā vivadati. Na, bhikkhave, dhammavādī kenaci lokasmiṃ vivadati. Yaṃ, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi. Yaṃ, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi’’.
‘‘Kiñca, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, yamahaṃ ‘natthī’ti vadāmi? Rūpaṃ , bhikkhave, niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammaṃ natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi. Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammaṃ natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi. Idaṃ kho, bhikkhave, natthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘natthī’ti vadāmi’’.
‘‘Kiñca, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ, yamahaṃ ‘atthī’ti vadāmi? Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi. Vedanā aniccā…pe… viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi. Idaṃ kho, bhikkhave, atthisammataṃ loke paṇḍitānaṃ; ahampi taṃ ‘atthī’ti vadāmi’’.
‘‘Atthi, bhikkhave, loke lokadhammo, taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti; abhisambujjhitvā abhisametvā taṃ ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
‘‘Kiñca , bhikkhave, loke lokadhammo, taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti, abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti? Rūpaṃ, bhikkhave, loke lokadhammo taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvāabhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
‘‘Yo, bhikkhave, tathāgatena evaṃ ācikkhiyamāne desiyamāne paññapiyamāne paṭṭhapiyamāne vivariyamāne vibhajiyamāne uttānīkariyamāne na jānāti na passati tamahaṃ, bhikkhave, bālaṃ puthujjanaṃ andhaṃ acakkhukaṃ ajānantaṃ apassantaṃ kinti karomi! Vedanā, bhikkhave, loke lokadhammo…pe… saññā, bhikkhave… saṅkhārā, bhikkhave… viññāṇaṃ, bhikkhave, loke lokadhammo taṃ tathāgato abhisambujjhati abhisameti. Abhisambujjhitvā abhisametvā ācikkhati deseti paññapeti paṭṭhapeti vivarati vibhajati uttānīkaroti.
‘‘Yo, bhikkhave, tathāgatena evaṃ ācikkhiyamāne desiyamāne paññapiyamāne paṭṭhapiyamāne vivariyamāne vibhajiyamāne uttānīkariyamāne najānāti na passati tamahaṃ, bhikkhave, bālaṃ puthujjanaṃ andhaṃ acakkhukaṃ ajānantaṃ apassantaṃ kinti karomi!
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, uppalaṃ vā padumaṃ vā puṇḍarīkaṃ vā udake jātaṃ udake saṃvaḍḍhaṃ udakā accuggamma ṭhāti [tiṭṭhantaṃ (ka.)]anupalittaṃ udakena; evameva kho, bhikkhave, tathāgato loke jāto loke saṃvaḍḍho lokaṃ abhibhuyya viharati anupalitto lokenā’’ti. Dutiyaṃ.
Chú giải Pāḷi:
2. Pupphasuttavaṇṇanā
94. Dutiye vivadatīti ‘‘aniccaṃ dukkhaṃ anattā asubha’’nti yathāsabhāvena vadantena saddhiṃ ‘‘niccaṃ sukhaṃ attā subha’’nti vadanto vivadati. Lokadhammoti khandhapañcakaṃ. Tañhi lujjanasabhāvattā lokadhammoti vuccati. Kinti karomīti kathaṃ karomi? Mayhañhi paṭipattikathanameva bhāro, paṭipattipūraṇaṃ pana kulaputtānaṃ bhāroti dasseti. Imasmiṃ sutte tayo lokā kathitā. ‘‘Nāhaṃ, bhikkhave, lokenā’’ti ettha hi sattaloko kathito, ‘‘atthi, bhikkhave, loke lokadhammo’’ti ettha saṅkhāraloko, ‘‘tathāgato loke jāto loke saṃvaḍḍho’’ti ettha okāsaloko kathito. Dutiyaṃ.

No comments:

Post a Comment