Saturday, June 13, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (IX) TRƯỞNG LÃO

Bài 9-10 - Rāhula (Tạp 1, Đại 2,5a)(S.iii, 136)

Chánh văn tiếng Việt:
IX. Ràhula (Tạp 1, Ðại 2,5a) (S.iii, 136)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràhula bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên?
4) -- Phàm sắc gì, này Ràhula, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả pháp cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
5-8) Phàm thọ gì... tưởng gì... các hành gì... Phàm thức gì, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả pháp cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Biết như vậy, này Ràhula, thấy như vậy đối với thân có thức này và đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên.
X. Ràhula
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràhula bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, vượt ngoài kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?
4) -- Phàm sắc gì, này Ràhula, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần; tất cả pháp, sau khi thấy với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", thì sẽ được giải thoát, không có chấp thủ.
5-7) Phàm thọ gì... phàm tưởng gì... phàm các hành gì...
8) Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả pháp, sau khi thấy với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", thì sẽ được giải thoát, không có chấp thủ.
9) Do biết như vậy, này Ràhula, do thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, vượt ngoài kiêu mạn, được giải thoát, không có chấp thủ.

10) Do biết như vậy, này Ràhula, do thấy như vậy đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, vượt ngoài kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát.

Chánh văn Pāḷi:
9. Rāhulasuttaṃ
91. Sāvatthinidānaṃ . Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti?
‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā…pe… sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, rāhula, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti. Navamaṃ.
10. Dutiyarāhulasuttaṃ
92. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhāsamatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti? ‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā…pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti. Yā kāci vedanā… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti. Evaṃ kho, rāhula , jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti. Dasamaṃ.
Theravaggo navamo.
Chú giải Pāḷi:
9-10. Rāhulasuttādivaṇṇanā
91-92. Navamadasamāni rāhulasaṃyutte (saṃ. ni. 2.188) vuttatthāneva. Kevalaṃ hetāni ayaṃ theravaggoti katvā idhāgatānīti. Navamadasamāni.
Theravaggo navamo.

No comments:

Post a Comment