Saturday, June 6, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (IX) TRƯỞNG LÃO - Bài 4

Bài 4- Anurradha (Tạp 5, Đại 2,31c )(S.iii,116)

Chánh văn tiếng Việt:
IV. Anuràdha (Tạp 5, Ðại 2,32c) (S.iii,116)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Vesàli, Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường.
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Anuràdha ở một cái chòi trong rừng, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
3) Rồi nhiều ngoại đạo du sĩ đi đến Tôn giả Anuràdha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuràdha những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các ngoại đạo du sĩ ấy nói với Tôn giả Anuràdha:
-- Này Hiền giả Anuràdha, bậc Như Lai ấy là Tối thượng nhân, Tối thắng nhân, đã đạt được Tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố theo bốn trường hợp: "Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
5) Ðược nói vậy, Tôn giả Anuràdha nói với các ngoại đạo du sĩ ấy:
-- Này Chư Hiền, bậc Như Lai, Tối thượng nhân, Tối thắng nhân, bậc đã đạt được Tối thắng quả, bậc Như Lai ấy được xem là đã tuyên bố ra ngoài bốn trường hợp như sau: "Như Lai tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
6) Ðược nghe nói vậy, các ngoại đạo du sĩ nói với Tôn giả Anuràdha như sau:
-- Hoặc là vị Tỷ-kheo này mới tu học, xuất gia không bao lâu. Hay vị này là vị Trưởng lão, nhưng ngu dốt không có học tập.
7) Rồi các ngoại đạo du sĩ ấy sau khi chỉ trích Tôn giả Anuràdha là mới tu học, là ngu si, liền từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
8) Rồi Tôn giả Anuràdha, sau khi các ngoại đạo du sĩ ấy ra đi không bao lâu, liền suy nghĩ như sau: "Nếu ngoại đạo du sĩ ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để khi ta nói với các ngoại đạo du sĩ ấy, ta nói lên quan điểm của Thế Tôn, ta không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật, ta có thể trả lời tùy pháp, thuận với Chánh pháp; và ai là người đồng pháp, nói lên lời thuận với quan điểm của Ngài, sẽ không tìm được lý do để quở trách".
9) Rồi Tôn giả Anuràdha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
10) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Anuràdha bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con ở trong một cái chòi trong rừng không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi bạch Thế Tôn, nhiều ngoại đạo du sĩ đi đến con; sau khi đến... nói với con như sau: "Này Hiền giả Anuràdha, bậc Như Lai ấy là Tối thượng nhân, Tối thắng nhân, đã đạt được Tối thắng quả, bậc Như Lai ấy được xem là đã tuyên bố theo bốn trường hợp: 'Như Lai tồn tại sau khi chết... Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết’".
11) Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với các ngoại đạo du sĩ ấy như sau: "Này chư Hiền. .. không tồn tại sau khi chết".
12) Ðược nghe nói vậy, các ngoại đạo du sĩ nói với con: "Hoặc là Tỷ-kheo này mới học... nhưng ngu dốt, không có học tập".
13) Rồi các ngoại đạo du sĩ ấy sau khi chỉ trích con là mới tu học... liền từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
14) Rồi bạch Thế Tôn, sau khi các ngoại đạo du sĩ ấy ra đi không bao lâu, con liền suy nghĩ như sau: "Nếu các ngoại đạo du sĩ ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để khi ta nói với các ngoại đạo du sĩ ấy, ta nói lên quan điểm của Thế Tôn. Ta không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật, ta có thể trả lời với tùy pháp, thuận với Chánh pháp; và ai là người đồng pháp, nói lên lời thuận với quan điểm của Ngài, sẽ không tìm được lý do để quở trách".
15) Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
16-17) -- Do vậy... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
18) Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán: "Sắc là Như Lai không?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
"-- Thọ... tưởng... các hành... thức là Như Lai không?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
19) Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán: "Như Lai ở trong sắc không?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Ông có quán: "Như Lai ở ngoài sắc không"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Ông có quán: "Như lai ở trong thọ... ở ngoài thọ... ở trong tưởng... ở ngoài tưởng... ở trong các hành... ở ngoài các hành... ở trong thức không"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Ông có quán: "Như Lai ở ngoài thức không"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Như Lai không"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
20) -- Ông nghĩ thế nào, này Anuràdha, Ông có quán: "Cái phi sắc, phi thọ, phi tưởng, phi hành, phi thức là Như Lai không"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
21) -- Và ở đây, này Anuràdha, ngay trong hiện tại không tìm được một Như Lai thường còn, thường trú, thời có hợp lý chăng khi Ông trả lời: "Này chư Hiền, vị Như Lai nào là bậc Tối thượng nhân, Tối thắng nhân, đã đạt được quả Tối thắng, bậc Như Lai ấy được xem là đã tuyên bố ra ngoài bốn trường hợp như sau: 'Như Lai tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết’ "?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

22) -- Lành thay, lành thay, này Anuràdha! Trước kia và nay, này Anuràdha, Ta chỉ tuyên bố khổ và đoạn diệt khổ.

Chánh văn Pāḷi:
4. Anurādhasuttaṃ
86. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tena kho pana samayena āyasmā anurādho bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharati. Atha kho sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yena āyasmā anurādho tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā anurādhena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ – ‘‘yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti – ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā’’ti?
Evaṃ vutte, āyasmā anurādho te aññatitthiye paribbājake etadavoca – ‘‘yo so āvuso tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti – ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā’’ti. Evaṃ vutte, aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ – ‘‘so cāyaṃ bhikkhu navo bhavissati acirapabbajito, thero vā pana bālo abyatto’’ti. Atha kho aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ navavādena ca bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.
Atha kho āyasmato anurādhassa acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi – ‘‘sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’’ti?
Atha kho āyasmā anurādho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā anurādho bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘idhāhaṃ, bhante, bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharāmi. Atha kho, bhante, sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yenāhaṃ tenupasaṅkamiṃsu …pe… maṃ etadavocuṃ – ‘yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti – hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, na hoti… hoti ca na ca hoti, neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’’’ti?
Evaṃ vuttāhaṃ, bhante, te aññatitthiye paribbājake etadavocaṃ – ‘‘yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti – ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā…pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vāti. Evaṃ vutte, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā maṃ etadavocuṃ – ‘so cāyaṃ bhikkhu na vo bhavissati acirapabbajito thero vā pana bālo abyatto’ti. Atha kho maṃ, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā navavādena bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu’’.
‘‘Tassa mayhaṃ, bhante, acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi – ‘sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’’’ti?
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ , bhante’’. ‘‘Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ bhante’’…pe… tasmātiha…pe… evaṃ passaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānāti’’.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpasmiṃ tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Aññatra rūpā tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanāya…pe… aññatra vedanāya…pe… saññāya… aññatra saññāya… saṅkhāresu… aññatra saṅkhārehi… viññāṇasmiṃ… aññatra viññāṇā tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ… vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, ayaṃ so arūpī avedano asaññī asaṅkhāro aviññāṇo tathāgatoti samanupassasī’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Ettha ca te, anurādha, diṭṭheva dhamme saccato thetato tathāgate anupalabbhiyamāne kallaṃ nu te taṃ veyyākaraṇaṃ – ‘yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti – hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā… neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, anurādha! Pubbe cāhaṃ, anurādha, etarahi ca dukkhañceva paññapemi, dukkhassa ca nirodha’’nti. Catutthaṃ.
Chú giải Pāḷi:
4. Anurādhasuttavaṇṇanā
86. Catutthe araññakuṭikāyanti tasseva vihārassa paccante paṇṇasālāyaṃ. Taṃ tathāgatoti tumhākaṃ satthā tathāgato taṃ sattaṃ tathāgataṃ. Aññatra imehīti tassa kira evaṃ ahosi ‘‘ime sāsanassa paṭipakkhā paṭivilomā, yathā ime bhaṇanti, na evaṃ satthā paññāpessati, aññathā paññāpessatī’’ti. Tasmā evamāha. Evaṃ vutte te aññatitthiyāti evaṃ therena attano ca paresañca samayaṃ ajānitvā vutte ekadesena sāsanasamayaṃ jānantā therassa vāde dosaṃ dātukāmā te aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ.
Taṃ kiṃ maññasi anurādhāti satthā tassa kathaṃ sutvā cintesi – ‘‘ayaṃ bhikkhu attano laddhiyaṃ dosaṃ na jānāti, kārako panesa yuttayogo, dhammadesanāya eva naṃ jānāpessāmī’’ti tiparivaṭṭaṃ desanaṃ desetukāmo ‘‘taṃ kiṃ maññasi, anurādhā’’tiādimāha. Athassa tāya desanāya arahattappattassa anuyogavattaṃ āropento taṃ kiṃ maññasi, anurādha? Rūpaṃ tathāgatotiādimāha. Dukkhañceva paññapemi, dukkhassa ca nirodhanti vaṭṭadukkhañceva vaṭṭadukkhassa ca nirodhaṃ nibbānaṃ paññapemi. Dukkhanti vā vacanena dukkhasaccaṃ gahitaṃ. Tasmiṃ gahite samudayasaccaṃ gahitameva hoti, tassa mūlattā. Nirodhanti vacanena nirodhasaccaṃ gahitaṃ. Tasmiṃ gahite maggasaccaṃ gahitameva hoti tassa upāyattā. Iti pubbe cāhaṃ, anurādha, etarahi ca catusaccameva paññapemīti dasseti. Evaṃ imasmiṃ sutte vaṭṭavivaṭṭameva kathitaṃ. Catutthaṃ.

No comments:

Post a Comment