Chánh văn tiếng Việt:
VI. Assaji (Tạp 27, Ðại 2,267b) (S.iii,124)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Assaji trú ở vườn Kassapa, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng.
3) Rồi Tôn giả Assaji gọi các người thị giả:
-- Hãy đến, này chư Hiền! Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn: "Tỷ-kheo Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và thưa như sau : 'Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỷ-kheo Assaji!’"
4) -- Thưa vâng, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Assaji, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
5) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Tỷ-kheo Assaji, bạch Thế Tôn, bị bệnh đau đớn, trầm trọng... Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỷ-kheo Assaji! Thế Tôn im lặng nhận lời.
6) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Assaji.
7) Tôn giả Assaji thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền cố gắng từ nơi giường ngồi dậy. Thế Tôn nói với Tôn giả Assaji:
-- Thôi Assaji! Ông chớ có cố gắng từ giường ngồi dậy! Có chỗ ngồi đã soạn sẵn. Tại chỗ ấy, Ta sẽ ngồi.
9) Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Assaji:
10) -- Ông có kham nhẫn được không, này Assaji? Ông có chịu đựng được không?... Có phải có những dấu hiệu thuyên giảm, không có tăng trưởng?
-- Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn!... Có những dấu hiệu tăng trưởng, không có thuyên giảm!
11) -- Này Assaji, Ông có phân vân gì, có hối hận gì không?
-- Chắc chắn, bạch Thế Tôn, con có nhiều phân vân, có nhiều hối hận!
12) -- Này Assaji, Ông có điều gì tự trách mình về giới luật hay không?
-- Bạch Thế Tôn, con không có điều gì tự trách mình về giới luật.
13) -- Này Assaji, nếu Ông không có điều gì tự trách mình về giới luật, Ông có phân vân gì, có hối hận gì không?
-- Trước đây, bạch Thế Tôn, sau khi cố gắng làm cho lắng xuống cơn bịnh, con sống với thân hành, do vậy con không chứng được Thiền định. Dầu cho không chứng được Thiền định, con tự nghĩ: "Ta sẽ không thối thất".
14) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào kiên trì trong Thiền định, tập trung trong Thiền định, nếu họ không chứng đắc Thiền định, họ sẽ nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ không thối thất!"
15-21) -- Này Assaji, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn!... Thức là thường hay vô thường?... do vậy... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
22) Khi cảm giác lạc thọ, vị ấy biết rõ: "Là vô thường"; vị ấy biết rõ: "Là không nên đắm trước"; vị ấy biết rõ: "Là không nên hoan hỷ". Khi cảm giác khổ thọ, vị ấy biết rõ: "Là vô thường"; vị ấy biết rõ: "Là không nên đắm trước"; vị ấy biết rõ: "Là không nên hoan hỷ". Khi cảm giác bất khổ bất lạc khổ, vị ấy biết rõ: "Là vô thường"; vị ấy biết rõ: "Là không nên đắm trước"; vị ấy biết rõ: "Là không nên hoan hỷ".
23) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ không có hệ lụy.
24) Nếu vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận về thân, vị ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân". Nếu vị ấy cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng, vị ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng". Vị ấy biết rõ rằng: "Khi thân hoại mạng chung trên cho đến khi sinh mạng đi đến chỗ cùng tận, ở đây tất cả những gì vị ấy cảm thọ, tất cả những gì vị ấy hoan hỷ, sẽ trở thành thanh lương!"
25) Ví như, này Assaji, do duyên dầu, do duyên tim bấc, một cây đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc của ngọn đèn ấy đoạn tận, không có mang lại nhiên liệu, ngọn đèn ấy sẽ tắt. Cũng vậy, này Assaji, Tỷ-kheo, khi cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân, vị ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về thân". Khi cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng, vị ấy biết rõ: "Ta đang cảm giác một cảm thọ cùng tận về sinh mạng". Sau khi thân hoại mạng chung trên cho đến khi sinh mạng đi đến chỗ cùng tận, ở đây tất cả những gì vị ấy cảm thọ, tất cả những gì vị ấy hoan hỷ, sẽ trở thành thanh lương!
Chánh văn Pāḷi:
6. Assajisuttaṃ
88. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā assaji kassapakārāme viharatiābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā assaji upaṭṭhāke āmantesi – ‘‘etha tumhe, āvuso, yena bhagavā tenupasaṅkamatha; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandatha – ‘assaji, bhante, bhikkhu ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī’ti. Evañca vadetha – ‘sādhu kira, bhante, bhagavā yena assaji bhikkhu tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyā’’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato assajissa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘assaji, bhante, bhikkhu ābādhiko…pe… sādhu kira, bhante, bhagavā yena assaji bhikkhu tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyā’’ti. Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.
Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā assaji tenupasaṅkami. Addasā kho āyasmā assaji bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna mañcake samadhosi. Atha kho bhagavā āyasmantaṃ assajiṃ [āyasmato assajissa (pī. ka.)] etadavoca – ‘‘alaṃ, assaji, mā tvaṃ mañcake samadhosi. Santimāni āsanāni paññattāni, tatthāhaṃ nisīdissāmī’’ti. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṃ assajiṃ etadavoca – ‘‘kacci te, assaji, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ…pe… paṭikkamosānaṃ paññāyati no abhikkamo’’ti?
‘‘Na me, bhante, khamanīyaṃ…pe… abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo’’ti. ‘‘Kacci te, assaji, na kiñci kukkuccaṃ na koci vippaṭisāro’’ti? ‘‘Taggha me, bhante, anappakaṃ kukkuccaṃ anappako vippaṭisāro’’ti. ‘‘Kacci pana taṃ, assaji, attā sīlato na upavadatī’’ti? ‘‘Na kho maṃ, bhante, attā sīlato upavadatī’’ti. ‘‘No ce kira taṃ, assaji, attā sīlato upavadati, atha kiñca te kukkuccaṃ ko ca vippaṭisāro’’ti? ‘‘Pubbe khvāhaṃ, bhante, gelaññe passambhetvā passambhetvā kāyasaṅkhāre viharāmi, sohaṃ samādhiṃ nappaṭilabhāmi. Tassa mayhaṃ, bhante, taṃ samādhiṃ appaṭilabhato evaṃ hoti – ‘no cassāhaṃ parihāyāmī’’’ti. ‘‘Ye te, assaji, samaṇabrāhmaṇā samādhisārakā samādhisāmaññā tesaṃ taṃ samādhiṃ appaṭilabhataṃ evaṃ hoti – ‘no cassu mayaṃ parihāyāmā’’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, assaji, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’…pe… viññāṇaṃ …pe… tasmātiha…pe… evaṃ passaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. So sukhaṃ ce vedanaṃ vedayati [vediyati (sī. pī.)], sā ‘aniccā’ti pajānāti. ‘Anajjhositā’ti pajānāti. ‘Anabhinanditā’ti pajānāti. Dukkhaṃ ce vedanaṃ vedayati, sā ‘aniccā’ti pajānāti. ‘Anajjhositā’ti pajānāti. ‘Anabhinanditā’ti pajānāti. Adukkhamasukhaṃ ce vedanaṃ vedayati, sā ‘aniccā’ti pajānāti…pe… ‘anabhinanditā’ti pajānāti. So sukhaṃ ce vedanaṃ vedayati , visaṃyutto naṃ vedayati; dukkhaṃ ce vedanaṃ vedayati, visaṃyutto naṃ vedayati; adukkhamasukhaṃ ce vedanaṃ vedayati, visaṃyutto naṃ vedayati. So kāyapariyantikaṃ ce vedanaṃ vedayamāno ‘kāyapariyantikaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Jīvitapariyantikaṃ ce vedanaṃ vedayamānāe ‘jīvitapariyantikaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. ‘Kāyassa bhedā uddhaṃ jīvitapariyādānā idheva sabbavedayitāni anabhinanditāni sītībhavissantī’ti pajānāti.
‘‘Seyyathāpi , assaji, telañca paṭicca, vaṭṭiñca paṭicca, telappadīpo jhāyeyya; tasseva telassa ca vaṭṭiyā ca pariyādānā anāhāro nibbāyeyya. Evameva kho, assaji, bhikkhu kāyapariyantikaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘kāyapariyantikaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. Jīvitapariyantikaṃ vedanaṃ vedayamāno ‘jīvitapariyantikaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti. ‘Kāyassa bhedā uddhaṃ jīvitapariyādānā idheva sabbavedayitāni anabhinanditāni sītībhavissantī’ti pajānātī’’ti. Chaṭṭhaṃ.
Chú giải Pāḷi:
6. Assajisuttavaṇṇanā
88. Chaṭṭhe kassapakārāmeti kassapaseṭṭhinā kārite ārāme. Kāyasaṅkhāreti assāsapassāse . So hi te catutthajjhānena passambhitvā passambhitvā vihāsi. Evaṃ hotīti idāni taṃ samādhiṃ appaṭilabhantassa evaṃ hoti. No cassāhaṃ parihāyāmīti kacci nu kho ahaṃ sāsanato na parihāyāmi? Tassa kira ābādhadosena appitappitā samāpatti parihāyi, tasmā evaṃ cintesi. Samādhisārakā samādhisāmaññāti samādhiṃyeva sārañca sāmaññañca maññanti. Mayhaṃ pana sāsane na etaṃ sāraṃ, vipassanāmaggaphalāni sāraṃ. So tvaṃ samādhito parihāyanto kasmā cintesi ‘‘sāsanato parihāyāmī’’ti. Evaṃ theraṃ assāsetvā idānissa tiparivaṭṭaṃ dhammadesanaṃ ārabhanto taṃ kiṃ maññasītiādimāha. Athassa tiparivaṭṭadesanāvasāne arahattaṃ pattassa satatavihāraṃ dassento so sukhaṃ ce vedanaṃ vedayatītiādimāha . Tattha anabhinanditāti pajānātīti sukhavedanāya tāva abhinandanā hotu, dukkhavedanāya kathaṃ hotīti? Dukkhaṃ patvā sukhaṃ pattheti, yadaggena sukhaṃ pattheti, tadaggena dukkhaṃ patthetiyeva. Sukhavipariṇāmena hi dukkhaṃ āgatameva hotīti evaṃ dukkhe abhinandanā veditabbā. Sesaṃ pubbe vuttanayamevāti. Chaṭṭhaṃ.
No comments:
Post a Comment