Thursday, June 4, 2015

Tập III - TƯƠNG ƯNG UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (IX) TRƯỞNG LÃO - Bài 1

Bài 1- Ananda (Tạp 10, Đại 2, 66a)(S.iii, 105)

Bài giảng:
https://www.youtube.com/watch?v=kCDDMY6yfPg
http://www.mediafire.com/listen/yr7c62tv812wb18/[TUK3][2015-06-04]_Ch1_Ph(9)TruongLao_1-Ananda_2-Tissa.mp3
http://www.mediafire.com/view/on6avgxinxr6vwd/txt_2015-06-04_TUK3_Ch1_P(9)-TruongLao_Bai_1-Ananda_Bai_2-Tissa.rtf

Chánh văn tiếng Việt:

Tương Ưng Uẩn (e)

IV. Phẩm Trưởng Lão

I. Ananda (Tạp 10, Ðại 2,66a) (S.iii,105)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Ananda ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Ở đây, Tôn giả Ananda gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:
3) -- Chư Hiền giả, Tôn giả Punna Mantaniputta, lúc chúng ta mới tu học, đã giúp đỡ chúng ta nhiều. Vị ấy giáo giới chúng ta với lời giáo giới này: Này Hiền giả Ananda, do chấp thủ, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
4) Do chấp thủ gì, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ sắc, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... Do chấp thủ thức, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
5) Này Hiền giả Ananda, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, hay người trẻ tuổi, ưa thích trang điểm, ngắm bóng mặt của mình trong một tấm gương sạch sẽ, trong sáng, hay trong một bát nước trong, thấy được do duyên chấp thủ, không phải không chấp thủ. Cũng vậy, này Hiền giả Ananda, do chấp thủ sắc, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... do chấp thủ thức, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
6) Hiền giả Ananda, Hiền giả nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, Hiền giả.
7-10) -- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, Hiền giả.
11-12) -- Do thấy vậy... vị ấy biết "...không còn trở lui trạng thái này nữa".

13) Chư Hiền giả, Tôn giả Punna Mantàniputta, khi chúng tôi mới tu học, đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Tôn giả ấy giảng cho chúng tôi lời giáo giới này. Sau khi nghe Tôn giả Punna Mantàniputta thuyết pháp, chúng tôi hoàn toàn chứng tri (Chánh) pháp.

Chánh văn Pāḷi:
9. Theravaggo
1. Ānandasuttaṃ
83. Sāvatthinidānaṃ . Tatra kho āyasmā ānando bhikkhū āmantesi – ‘‘āvuso, bhikkhave’’ti. ‘‘Āvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato ānandassa paccassosuṃ. Āyasmā ānando etadavoca –
‘‘Puṇṇo nāma, āvuso, āyasmā mantāṇiputto [mantāniputto (ka. sī. syā. kaṃ. pī. ka.)] amhākaṃ navakānaṃ sataṃ bahūpakāro hoti. So amhe iminā ovādena ovadati – ‘upādāya, āvuso ānanda, asmīti hoti, no anupādāya. Kiñca upādāya asmīti hoti, no anupādāya? Rūpaṃ upādāya asmīti hoti, no anupādāya. Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ upādāya asmīti hoti, no anupādāya’’’.
‘‘Seyyathāpi, āvuso ānanda, itthī vā puriso vā daharo yuvā maṇḍanakajātiko ādāse vā parisuddhe pariyodāte acche vā udakapatte sakaṃ mukhanimittaṃ paccavekkhamāno upādāya passeyya, no anupādāya; evameva kho, āvuso ānanda, rūpaṃ upādāya asmīti hoti, no anupādāya. Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ upādāya asmīti hoti, no anupādāya.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, āvuso ānanda, ‘rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’’ti? ‘Aniccaṃ, āvuso’. Vedanā… saññā … saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti? ‘Aniccaṃ, āvuso’. Tasmātiha…pe… evaṃ passaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Puṇṇo nāma āvuso āyasmā mantāṇiputto amhākaṃ navakānaṃ sataṃ bahūpakāro hoti. So amhe iminā ovādena ovadati. Idañca pana me āyasmato puṇṇassa mantāṇiputtassa dhammadesanaṃ sutvā dhammo abhisamitoti. Paṭhamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
9. Theravaggo
1. Ānandasuttavaṇṇanā
83. Theravaggassa paṭhame mantāṇiputtoti, mantāṇiyā nāma brāhmaṇiyā putto. Upādāyāti āgamma ārabbha sandhāya paṭicca. Asmīti hotīti asmīti evaṃ pavattaṃ taṇhāmānadiṭṭhipapañcattayaṃ hoti. Daharoti taruṇo. Yuvāti yobbanena samannāgato. Maṇḍanakajātikoti maṇḍanakasabhāvo maṇḍanakasīlo. Mukhanimittanti mukhapaṭibimbaṃ. Tañhi parisuddhaṃ ādāsamaṇḍalaṃ paṭicca paññāyati. Kiṃ pana taṃ olokayato sakamukhaṃ paññāyati, paramukhanti? Yadi sakaṃ bhaveyya, parammukhaṃ hutvā paññāyeyya, atha parassa bhaveyya, vaṇṇādīhi asadisaṃ hutvā paññāyeyya. Tasmā na taṃ attano, na parassa, ādāsaṃ pana nissāya nibhāsarūpaṃ nāma taṃ paññāyatīti vadanti. Atha yaṃ udake paññāyati, taṃ kena kāraṇenāti ? Mahābhūtānaṃ visuddhatāya. Dhammo me abhisamitoti mayā ñāṇena catusaccadhammo abhisamāgato, sotāpannosmi jātoti kathesi. Paṭhamaṃ.

No comments:

Post a Comment