Bài giảng:
https://youtu.be/ymm6XBAcW00 http://www.mediafire.com/listen/3n915motekdsd8k/[TUK3][2015-06-11]_Ch1_Ph(9)TruongLao_Bai_5-VAKKALI_Bai_6-ASSAJI_Bai_7-KHEMAKA.mp3
http://www.mediafire.com/view/l78b5gb7a2s03h4/txt_2015-06-11_TUK3_Ch1_P(9)TruongLao_Bai_5-Vakkali_Bai_6-Assaji_Bai_7-Khemaka.rtf
Chánh văn tiếng Việt:
V. Vakkàli (Tạp 47, Ðại 2,346b) (Tăng 19, Ðại 2,642b) (S.iii,119)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Vakkali trú tại nhà một thợ gốm, đang bị bệnh, đau đớn, trầm trọng.
3) Rồi Tôn giả Vakkali gọi những người thị giả:
-- Ðến đây, các Hiền giả! Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Vakkali bị bệnh, đau đớn, trầm trọng; (Vakkali) cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: 'Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỷ-kheo Vakkali.’"
4) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vakkali, đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Tỷ-kheo Vakkali, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn trầm trọng. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và có thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy đi đến Tỷ-kheo Vakkali".
5) Thế Tôn im lặng nhận lời.
6) Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, đi đến Tỷ-kheo Vakkali.
7) Tôn giả Vakkali thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền cố gắng từ giường ngồi dậy.
8) Thế Tôn nói với Tôn giả Vakkali:
-- Thôi Vakkali, Ông chớ có cố gắng từ giường ngồi dậy. Có chỗ ngồi đã soạn sẵn, Ta sẽ ngồi trên chỗ ngồi ấy.
Rồi Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn.
9) Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Vakkali:
-- Ông có kham nhẫn được không? Ông có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm, không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu tổn giảm, không phải tăng trưởng?
-- Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn! Con không có thể chịu đựng! Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có tổn giảm. Có những dấu hiệu tăng trưởng, không có tổn giảm.
10) -- Này Vakkali, Ông có gì phân vân, hối hận không?
-- Bạch Thế Tôn, thật sự con có nhiều phân vân, có nhiều hối hận!
11) -- Này Vakkali, Ông có gì tự trách mình về giới luật không?
-- Bạch Thế Tôn, con không có gì tự trách mình về giới luật.
12) -- Này Vakkali, nếu Ông không có gì tự trách mình về giới luật, vậy Ông có gì phân vân, có gì hối hận?
-- Ðã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn. Nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.
13) -- Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp. Này Vakkali, đang thấy Pháp, là thấy Ta. Ðang thấy Ta, là thấy Pháp.
14) -- Này Vakkali, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay là lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15-16) -- Do vậy, ở đây... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
17) Rồi Thế Tôn, sau khi giáo giới cho Tôn giả Vakkali với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến núi Gijjhakuuta (Linh Thứu).
18) Rồi Tôn giả Vakkali, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền gọi các thị giả:
-- Hãy đến ta, này chư Hiền, hãy nhắc cái giường ta và đi đến tảng đá đen (kàlasilà), tại sườn núi Isigili (hang của Tiên nhân). Làm sao người như ta, lại nghĩ đến mệnh chung trong một căn nhà?
19) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vakkali, nhắc chiếc giường với Tôn giả Vakkali đi đến tảng đá đen, tại sườn núi Isigili.
20) Thế Tôn, đêm ấy và ngày còn lại, trú tại núi Gijjhakuuta.
21) Rồi hai vị Thiên, trong khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng núi Gijjakuuta, đi đến Thế Tôn... liền đứng một bên.
22) Ðứng một bên, một vị Thiên bạch Thế Tôn:
-- Tỷ-kheo Vakkali, bạch Thế Tôn, đang có ý nghĩ muốn giải thoát.
23) Vị Thiên khác bạch Thế Tôn:
-- Vị ấy muốn giải thoát, chắc chắn được khéo giải thoát.
24) Chư Thiên ấy nói như vậy xong; sau khi nói vậy, liền đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.
25) Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này các Tỷ-kheo. Hãy đi đến Tỷ-kheo Vakkali; sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Vakkali như sau: "Này Hiền giả Vakkali, hãy nghe lời nói của hai vị Thiên nói với Thế Tôn. Này Hiền giả, đêm nay, hai vị Thiên, sau khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Gijjhakuuta, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này Hiền giả, một vị Thiên bạch Thế Tôn: 'Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Vakkali đang có ý nghĩ muốn giải thoát’. Vị Thiên khác bạch Thế Tôn: 'Vị ấy muốn giải thoát, chắc chắn được khéo giải thoát’. Và Hiền giả Vakkali, Thế Tôn nói với Hiền giả như sau: "Này Vakkali, chớ có sợ! Này Vakkali, chớ có sợ! Cái chết của Ông sẽ không phải là ác hạnh, sự mệnh chung không phải ác hạnh!’"
26) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Vakkali; sau khi đến, thưa với Tôn giả Vakkali:
-- Này Hiền giả Vakkali, hãy nghe lời nói của Thế Tôn và hai vị Thiên.
27) Rồi Tôn giả Vakkali gọi các vị thị giả:
-- Hãy đến, này chư Hiền! Hãy nhắc tôi ra khỏi giường. Làm sao một người như tôi, có thể nghĩ ngồi trên chỗ ngồi cao để nghe Thế Tôn giảng dạy.
28) -- Thưa vâng, này Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vakkali, nhắc Tôn giả Vakkali ra khỏi giường.
29) -- Này Hiền giả, đêm nay, hai vị Thiên, sau khi đêm đã gần tàn... đứng một bên. Ðứng một bên, này Hiền giả, một vị Thiên bạch Thế Tôn: "Tỷ-kheo Vakkali, bạch Thế Tôn, đang nghĩ đến tự giải thoát". Vị Thiên kia bạch Thế Tôn: "Vị ấy, bạch Thế Tôn, muốn giải thoát sẽ được khéo giải thoát". Và Thế Tôn, này Hiền giả Vakkali, nói với Hiền giả như sau: "Chớ có sợ, này Vakkali! Chớ có sợ, này Vakkali! Cái chết của Ông không phải là ác hạnh, sự mệnh chung không phải là ác hạnh!"
30) -- Vậy này chư Hiền, hãy nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: "Tỷ-kheo Vakkali, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bệnh trầm trọng! Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và nói như sau: 'Sắc là vô thường, bạch Thế Tôn. Con không có ngờ gì vấn đề này, bạch Thế Tôn! Cái gì vô thường là khổ, con không có nghi ngờ gì vấn đề này. Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, ở đây con không có lòng dục, lòng tham, lòng ái. Con không có nghi ngờ gì vấn đề này. Thọ là vô thường, bạch Thế Tôn, con không có nghi ngờ gì vấn đề này. Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, ở đây con không có lòng dục, lòng tham, lòng ái. Con không có nghi ngờ gì vấn đề này. Tưởng là vô thường... Các hành là vô thường... Thức là vô thường, bạch Thế Tôn, con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Cái gì vô thường là khổ, con không có nghi ngờ gì vấn đề này. Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, ở đây con không có lòng dục, lòng tham, lòng ái. Con không có nghi ngờ gì về vấn đề này.’"
31) -- Thưa vâng, này Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Vakkali rồi ra đi.
32) Tôn giả Vakkali, khi các Tỷ-kheo ấy đi không bao lâu liền đem lại con dao.
33) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Tỷ-kheo Vakkali, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và nói như sau: "Sắc là vô thường, bạch Thế Tôn, con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Cái gì vô thường là khổ, con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, ở đây con không có lòng dục, lòng tham, lòng ái. Con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô thường, bạch Thế Tôn, con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Cái gì vô thường là khổ, con không có nghi ngờ gì về vấn đề này. Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, ở đây con không có lòng dục, lòng tham, lòng ái. Con không có nghi ngờ gì về vấn đề này".
34) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, chúng ta hãy đi đến Isigili, chỗ tảng đá đen. Ở đấy, Thiện gia nam tử đem lại con dao.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
35) Thế Tôn cùng với số đông Tỷ-kheo đi đến Isigili, chỗ tảng đá đen.
36) Và ở đàng xa, Thế Tôn thấy Tôn giả Vakkali nằm trên giường, với vai co quắp lại.
37) Lúc bấy giờ, một đám khói đen, một luồng ám khí đi về phía Ðông, đi về phía Tây, đi về phía Bắc, đi về phía Nam, đi về phía trên, đi về phía dưới, đi về phía bốn góc.
38) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy đám khói đen ấy, luồng ám khí ấy đi về phía Ðông... đi về phía bốn góc không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
39) -- Ðó là Ác ma, này các Tỷ-kheo, đang đi tìm thức của Thiện nam tử Vakkali và nói: "thức của Thiện nam tử Vakkali an trú tại chỗ nào?"
40) Nhưng này các Tỷ-kheo, với thức không an trú tại một chỗ nào, Thiện nam tử Vakkali đã nhập Niết-bàn một cách hoàn toàn!
Chánh văn Pāḷi:
5. Vakkalisuttaṃ
87. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā vakkali kumbhakāranivesane viharati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā vakkali upaṭṭhāke āmantesi – ‘‘etha tumhe, āvuso, yena bhagavā tenupasaṅkamatha; upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandatha – ‘vakkali, bhante, bhikkhu ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno, so bhagavato pāde sirasā vandatī’ti. Evañca vadetha – ‘sādhu kira, bhante, bhagavā yena vakkali bhikkhu tenupasaṅkamatu; anukampaṃ upādāyā’’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato vakkalissa paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘vakkali, bhante, bhikkhu ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno, so bhagavato pāde sirasā vandati; evañca pana vadeti – ‘sādhu kira, bhante, bhagavā yena vakkali bhikkhu tenupasaṅkamatu; anukampaṃ upādāyā’’’ti. Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.
Atha kho bhagavā nivāsetvā pattacīvaramādāya yenāyasmā vakkali tenupasaṅkami. Addasā kho āyasmā vakkali bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna mañcake samadhosi [samañcosi (sī.), samañcopi (syā. kaṃ.) saṃ + dhū + ī = samadhosi]. Atha kho bhagavā āyasmantaṃ vakkaliṃ etadavoca – ‘‘alaṃ, vakkali, mā tvaṃ mañcake samadhosi. Santimāni āsanāni paññattāni; tatthāhaṃ nisīdissāmī’’ti. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṃ vakkaliṃ etadavoca – ‘‘kacci te, vakkali, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti; paṭikkamosānaṃ paññāyati, no abhikkamo’’ti? ‘‘Na me, bhante, khamanīyaṃ, na yāpanīyaṃ; bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti; abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo’’ti. ‘‘Kacci te, vakkali, na kiñci kukkuccaṃ, na koci vippaṭisāro’’ti? ‘‘Taggha me, bhante, anappakaṃ kukkuccaṃ, anappako vippaṭisāro’’ti. ‘‘Kacci pana taṃ, vakkali, attā sīlato na upavadatī’’ti? ‘‘Na kho maṃ, bhante, attā sīlato upavadatī’’ti. ‘‘No ce kira taṃ, vakkali, attā sīlato upavadati; atha kiñca te kukkuccaṃ ko ca vippaṭisāro’’ti? ‘‘Cirapaṭikāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkamitukāmo, natthi ca me kāyasmiṃ tāvatikā balamattā, yāvatāhaṃ [yāhaṃ (sī.), yāyāhaṃ (pī.)] bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkameyya’’nti.
‘‘Alaṃ , vakkali, kiṃ te iminā pūtikāyena diṭṭhena? Yo kho, vakkali, dhammaṃ passati so maṃ passati; yo maṃ passati so dhammaṃ passati. Dhammañhi, vakkali, passanto maṃ passati; maṃ passanto dhammaṃ passati.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, vakkali, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ , bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’…pe… eso me attāti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Tasmātiha…pe… evaṃ passaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī’’ti.
Atha kho bhagavā āyasmantaṃ vakkaliṃ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā yena gijjhakūṭo pabbato tena pakkāmi. Atha kho āyasmā vakkali acirapakkantassa bhagavato upaṭṭhāke āmantesi – ‘‘etha maṃ, āvuso, mañcakaṃ āropetvā yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkamatha. Kathañhi nāma mādiso antaraghare kālaṃ kattabbaṃ maññeyyā’’ti? ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato vakkalissa paṭissutvā āyasmantaṃ vakkaliṃ mañcakaṃ āropetvā yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkamiṃsu. Atha kho bhagavā tañca rattiṃ tañca divāvasesaṃ gijjhakūṭe pabbate vihāsi. Athakho dve devatāyo abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ gijjhakūṭaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu…pe… ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho ekā devatā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘vakkali, bhante, bhikkhu vimokkhāya cetetī’’ti. Aparā devatā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘so hi nūna, bhante, suvimutto vimuccissatī’’ti. Idamavocuṃ tā devatāyo. Idaṃ vatvā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyiṃsu.
Atha kho bhagavā tassā rattiyā accayena bhikkhū āmantesi – ‘‘etha tumhe, bhikkhave, yena vakkali bhikkhu tenupasaṅkamatha; upasaṅkamitvā vakkaliṃ bhikkhuṃ evaṃ vadetha –
‘‘‘Suṇāvuso tvaṃ, vakkali, bhagavato vacanaṃ dvinnañca devatānaṃ. Imaṃ, āvuso, rattiṃ dve devatāyo abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ gijjhakūṭaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho, āvuso, ekā devatā bhagavantaṃ etadavoca – vakkali, bhante, bhikkhu vimokkhāya cetetīti. Aparā devatā bhagavantaṃ etadavoca – so hi nūna, bhante, suvimutto vimuccissatīti. Bhagavā ca taṃ, āvuso vakkali, evamāha – mā bhāyi, vakkali; mā bhāyi, vakkali! Apāpakaṃ te maraṇaṃ bhavissati, apāpikā kālakiriyā’’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paṭissutvā yenāyasmā vakkali tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ vakkaliṃ etadavocuṃ – ‘‘suṇāvuso vakkali, bhagavato vacanaṃ dvinnañca devatāna’’nti.
Atha kho āyasmā vakkali upaṭṭhāke āmantesi – ‘‘etha maṃ, āvuso, mañcakā oropetha. Kathañhi nāma mādiso ucce āsane nisīditvā tassa bhagavato sāsanaṃ sotabbaṃ maññeyyā’’ti! ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato vakkalissa paṭissutvā āyasmantaṃ vakkaliṃ mañcakā oropesuṃ. ‘‘Imaṃ, āvuso, rattiṃ dve devatāyo abhikkantāya rattiyā…pe… ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho, āvuso, ekā devatā bhagavantaṃ etadavoca – ‘vakkali, bhante, bhikkhu vimokkhāya cetetī’ti. Aparā devatā bhagavantaṃ etadavoca – ‘so hi nūna, bhante, suvimutto vimuccissatī’ti. Bhagavā ca taṃ, āvuso vakkali, evamāha – ‘mā bhāyi, vakkali; mā bhāyi, vakkali! Apāpakaṃ te maraṇaṃ bhavissati, apāpikā kālakiriyā’’’ti. ‘‘Tena hāvuso, mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandatha – ‘vakkali, bhante, bhikkhu ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatī’ti. Evañca vadetha – ‘rūpaṃ aniccaṃ. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi. Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmi. Vedanā aniccā. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi . Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmi. Saññā… saṅkhārā aniccā. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi. Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmi. Viññāṇaṃ aniccaṃ. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi. Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmī’’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato vakkalissa paṭissutvā pakkamiṃsu. Atha kho āyasmā vakkali acirapakkantesu tesu bhikkhūsu satthaṃ āharesi.
Atha kho te bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘vakkali, bhante, bhikkhu ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno; so bhagavato pāde sirasā vandati; evañca vadeti – ‘rūpaṃ aniccaṃ. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi. Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmi. Vedanā… saññā… saṅkhārā … viññāṇaṃ aniccaṃ. Tāhaṃ, bhante, na kaṅkhāmi. Yadaniccaṃ taṃ dukkhanti na vicikicchāmi. Yadaniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, natthi me tattha chando vā rāgo vā pemaṃ vāti na vicikicchāmī’’’ti.
Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘āyāma, bhikkhave, yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkamissāma; yattha vakkalinā kulaputtena satthamāharita’’nti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Atha kho bhagavā sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ vakkaliṃ dūratova mañcake vivattakkhandhaṃ semānaṃ.
Tena kho pana samayena dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ, gacchati uttaraṃ disaṃ, gacchati dakkhiṇaṃ disaṃ, gacchati uddhaṃ disaṃ, gacchati adho disaṃ, gacchati anudisaṃ. Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ…pe… gacchati anudisa’’nti. ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, māro pāpimā vakkalissa kulaputtassa viññāṇaṃ samanvesati [samannesati (ka. sī. pī.)] – ‘kattha vakkalissa kulaputtassa viññāṇaṃ patiṭṭhita’nti? Appatiṭṭhitena ca, bhikkhave, viññāṇena vakkali kulaputto parinibbuto’’ti. Pañcamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
5. Vakkalisuttavaṇṇanā
87. Pañcame kumbhakāranivesaneti kumbhakārasālāyaṃ. Thero kira vutthavasso pavāretvā bhagavantaṃ dassanāya āgacchati. Tassa nagaramajjhe mahāābādho uppajji, pādā na vahanti. Atha naṃ mañcakasivikāya kumbhakārasālaṃ āhariṃsu. Sā ca sālā tesaṃ kammasālā, na nivesanasālā. Taṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘kumbhakāranivesane viharatī’’ti. Bāḷhagilānoti adhimattagilāno. Samadhosīti samantato adhosi, calanākārena apacitiṃ dassesi. Vattaṃ kiretaṃ bāḷhagilānenapi buḍḍhataraṃ disvā uṭṭhānākārena apaciti dassetabbā. Tena pana ‘‘mā cali mā calī’’ti vattabbo. Santimāni āsanānīti buddhakālasmiñhi ekassapi bhikkhuno vasanaṭṭhāne ‘‘sace satthā āgacchissati, idha nisīdissatī’’ti āsanaṃ paññattameva hoti antamaso phalakamattampi paṇṇasanthāramattampi. Khamanīyaṃ yāpanīyanti kacci dukkhaṃ khamituṃ iriyāpathaṃ vā yāpetuṃ sakkāti pucchati. Paṭikkamantīti nivattanti. Abhikkamantīti adhigacchanti . Paṭikkamosānanti paṭikkamo etāsaṃ. Sīlato na upavadatīti sīlaṃ ārabbha sīlabhāvena na upavadati. Cirapaṭikāhanti cirapaṭiko ahaṃ, cirato paṭṭhāya ahanti attho.Pūtikāyenāti attano suvaṇṇavaṇṇampi kāyaṃ bhagavā dhuvapaggharaṇaṭṭhena evamāha. Yo kho, vakkali, dhammanti idha bhagavā ‘‘dhammakāyo kho, mahārāja, tathāgato’’ti vuttaṃ dhammakāyataṃ dasseti. Navavidho hi lokuttaradhammo tathāgatassa kāyo nāma.
Idāni therassa tiparivaṭṭadhammadesanaṃ ārabhanto taṃ kiṃ maññasītiādimāha. Kāḷasilāti kāḷasilāvihāro. Vimokkhāyāti maggavimokkhatthāya. Suvimutto vimuccissatīti arahattaphalavimuttiyā vimutto hutvā vimuccissati. Tā kira devatā ‘‘yena nīhārena iminā vipassanā āraddhā, anantarāyena arahattaṃ pāpuṇissatī’’ti ñatvā evamāhaṃsu. Apāpakanti alāmakaṃ. Satthaṃ āharesīti thero kira adhimāniko ahosi. So samādhivipassanāhi vikkhambhitānaṃ kilesānaṃ samudācāraṃ apassanto ‘‘khīṇāsavomhī’’ti saññī hutvā ‘‘kiṃ me iminā dukkhena jīvitena? Satthaṃ āharitvā marissāmī’’ti tikhiṇena satthena kaṇṭhanāḷaṃ chindi. Athassa dukkhā vedanā uppajji. So tasmiṃ khaṇe attano puthujjanabhāvaṃ ñatvā avissaṭṭhakammaṭṭhānattā sīghaṃ mūlakammaṭṭhānaṃ ādāya sammasanto arahattaṃ pāpuṇitvāva kālamakāsi. Paccavekkhaṇā panassa ca kathaṃ ahosīti? Khīṇāsavassa ekūnavīsatipaccavekkhaṇā na sabbāva avassaṃ laddhabbā, tikhiṇenāpi pana asinā sīse chijjante ekaṃ dve ñāṇāni avassaṃ uppajjanti.
Vivattakkhandhanti parivattakkhandhaṃ. Semānanti sayamānaṃ. Thero kira uttānako nipanno satthaṃ āhari. Tassa sarīraṃ yathāṭhitameva ahosi. Sīsaṃ pana dakkhiṇapassena parivattitvā aṭṭhāsi. Ariyasāvakā hi yebhuyyena dakkhiṇapasseneva kālaṃ karonti. Tenassa sarīraṃ yathāṭhitaṃyeva ahosi. Sīsaṃ pana dakkhiṇapassena parivattitvā ṭhitaṃ. Taṃ sandhāya vivattakkhandho nāma jātotipi vadanti. Dhūmāyitattanti dhūmāyanabhāvaṃ . Timirāyitattanti timirāyanabhāvaṃ. Dhūmavalāhakaṃ viya timiravalāhakaṃ viya cāti attho. Pañcamaṃ.
No comments:
Post a Comment