Chánh văn tiếng Việt:
II. Tissa (Tạp 10, Ðại 2,71a) (S.iii,106)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Tissa, cháu trai Thế Tôn, nói với một số đông Tỷ-kheo:
-- Này chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt (nặng nề và bại hoại). Ta không thấy rõ các phương hướng. Ta không phân biệt được các pháp. Thụy miên, hôn trầm xâm chiếm tâm ta và tồn tại. Ta sống Phạm hạnh không còn thoải mái, và ta nghi ngờ đối với các pháp.
3) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Tissa, cháu trai Thế Tôn, có nói với một số đông Tỷ-kheo: "Này chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt (nặng nề và bại hoại). Ta không thấy rõ các phương hướng. Ta không phân biệt được các pháp. Thụy miên, hôn trầm xâm chiếm tâm ta và tồn tại. Ta sống Phạm hạnh không còn thoải mái, và ta nghi ngờ đối với các pháp".
5) Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo:
-- Ðến đây, này Tỷ-kheo! Hãy nhân danh Ta, gọi Tỷ-kheo Tissa: "Hiền giả Tissa, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả!"
6) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Tissa; sau khi đến, nói với Tôn giả Tissa:
-- Hiền giả Tissa! Bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.
7) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Tissa vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với Tôn giả Tissa đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này Tissa, Ông đã nói như sau cho một số đông Tỷ-kheo: "Này chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt... và ta nghi ngờ đối với các pháp"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
9) -- Ông nghĩ thế nào, này Tissa? Ðối với người chưa ly tham, chưa ly dục, chưa ly ái, chưa ly khát, chưa ly nhiệt tình, chưa ly khát ái đối với sắc, thời khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
10-13) -- Lành thay, lành thay, này Tissa! Như vậy là phải, này Tissa! Như người chưa ly tham đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... Như người chưa ly tham đối với các hành, thời khi các hành ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
14) -- Lành thay, lành thay, này Tissa! Như vậy là phải, này Tissa! Như người chưa ly tham đối với thức, người chưa ly tham, chưa ly dục, chưa ly ái, chưa ly khát, chưa ly nhiệt tình, chưa ly khát ái đối với thức, thời khi thức ấy biến hoại, đổi khác, có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
15) -- Lành thay, lành thay, này Tissa! Như vậy là phải, này Tissa, đối với người chưa ly tham đối với thức.
16) Này Tissa, Ông nghĩ thế nào, đối với người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái, đã ly nhiệt tình, đã ly khát ái đối với sắc, thời khi sắc ấy biến hoại, đổi khác, sầu, bi, khổ, ưu, não có khởi lên không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
17)-- Lành thay, lành thay, này Tissa! Như vậy là phải, này Tissa, đối với người đã ly tham đối với sắc. Ðối với người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái, đã ly nhiệt tình, đã ly khát ái đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... Như người đã ly tham đối với các hành, người đã ly tham, đã ly dục, đã ly ái, đã ly khát, đã ly khát ái đối với thức, thời khi thức ấy biến hoại, đổi khác, sầu, bi, khổ, ưu, não có khởi lên không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
18) -- Lành thay, lành thay, này Tissa! Như vậy là phải, này Tissa, đối với người đã ly tham đối với thức.
19) Này Tissa, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
20-23) -- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
24-25) -- Do vậy... thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
26) Ví như, này Tissa, có hai người. Một người không giỏi về đường sá, một người giỏi về đường sá. Trong hai người ấy, người không giỏi về đường sá này hỏi người giỏi về đường sá kia về con đường. Người ấy trả lời: "Hãy đi, này Bạn, đây là con đường. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy một thời gian, Bạn sẽ thấy con đường ấy chia làm hai. Ở đây, hãy bỏ con đường phía trái, và lấy con đường phía mặt. Rồi đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khu rừng rậm. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một đầm nước lớn. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một vực nước sâu. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khoảnh đất bằng khả ái!"
27) Ðây là ví dụ của Ta dùng, này Tissa, để nêu rõ ý nghĩa. Và ý nghĩa như sau:
28) Người không giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho kẻ phàm phu. Người giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
29) Con đường chia làm hai, này Tissa, là ví cho trạng thái nghi hoặc. Con đường tay trái, này Tissa, là ví cho con đường tà đạo tám ngành, tức là tà tri kiến... tà định. Con đường tay mặt, này Tissa, là ví cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.
30) Khu rừng rậm, này Tissa, là ví cho vô minh. Các đầm nước thấp, này Tissa, là ví cho các dục. Vực nước sâu, này Tissa, là ví cho phẫn nộ, ưu não. Khoảnh đất bằng phẳng khả ái, này Tissa, là ví cho Niết-bàn.
31) Hãy hoan hỷ, này Tissa! Hãy hoan hỷ, này Tissa! Ta giáo giới (cho Ông), Ta giúp đỡ (cho Ông), Ta giảng dạy (cho Ông).
32) Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Tissa hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Chánh văn Pāḷi:
2. Tissasuttaṃ
84. Sāvatthinidānaṃ. Tena kho pana samayena āyasmā tisso bhagavato pitucchāputto sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evamāroceti – ‘‘api me, āvuso, madhurakajāto viya kāyo; disāpi me na pakkhāyanti; dhammāpi maṃ na paṭibhanti; thinamiddhañca [thīnamiddhañca (sī. syā. kaṃ. pī.)] me cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati; anabhirato ca brahmacariyaṃ carāmi; hoti ca me dhammesu vicikicchā’’ti.
Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘āyasmā, bhante, tisso bhagavato pitucchāputto sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evamāroceti – ‘api me, āvuso, madhurakajāto viya kāyo; disāpi me na pakkhāyanti; dhammāpi maṃ na paṭibhanti; thinamiddhañca me cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati; anabhirato ca brahmacariyaṃ carāmi; hoti ca me dhammesu vicikicchā’’’ti.
Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena tissaṃ bhikkhuṃ āmantehī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā tisso tenupasaṅkami ; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ tissaṃ etadavoca – ‘‘satthā taṃ, āvuso tissa, āmantetī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā tisso tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ tissaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘saccaṃ kira tvaṃ, tissa, sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evamārocesi – ‘api me, āvuso, madhurakajāto viya kāyo…pe… hoti ca me dhammesu vicikicchā’’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, tissa, rūpe avigatarāgassa avigatacchandassa avigatapemassa avigatapipāsassa avigatapariḷāhassa avigatataṇhassa, tassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, tissa! Evañhetaṃ, tissa, hoti. Yathā taṃ rūpe avigatarāgassa… vedanāya… saññāya… saṅkhāresu avigatarāgassa…pe… tesaṃ saṅkhārānaṃ vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, tissa! Evañhetaṃ, tissa, hoti. Yathā taṃ viññāṇe avigatarāgassa avigatacchandassa avigatapemassa avigatapipāsassa avigatapariḷāhassa avigatataṇhassa, tassa viññāṇassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, tissa! Evañhetaṃ, tissa, hoti. Yathā taṃ viññāṇe avigatarāgassa. Taṃ kiṃ maññasi, tissa, rūpe vigatarāgassa vigatacchandassa vigatapemassa vigatapipāsassa vigatapariḷāhassa vigatataṇhassa, tassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, tissa! Evañhetaṃ, tissa, hoti. Yathā taṃ rūpe vigatarāgassa… vedanāya… saññāya… saṅkhāresu vigatarāgassa… viññāṇe vigatarāgassa vigatacchandassa vigatapemassa vigatapipāsassa vigatapariḷāhassa vigatataṇhassa tassa viññāṇassa vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.
‘‘Sādhu sādhu, tissa! Evañhetaṃ, tissa, hoti. Yathā taṃ viññāṇe vigatarāgassa. Taṃ kiṃ maññasi, tissa, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Vedanā … saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. Tasmātiha…pe… evaṃ passaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī’’ti.
‘‘Seyyathāpi, tissa, dve purisā – eko puriso amaggakusalo, eko puriso maggakusalo. Tamenaṃ so amaggakusalo puriso amuṃ maggakusalaṃ purisaṃ maggaṃ puccheyya. So evaṃ vadeyya – ‘ehi, bho purisa, ayaṃ maggo. Tena muhuttaṃ gaccha. Tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi dvedhāpathaṃ, tattha vāmaṃ muñcitvā dakkhiṇaṃ gaṇhāhi. Tena muhuttaṃ gaccha. Tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi tibbaṃ vanasaṇḍaṃ. Tena muhuttaṃ gaccha. Tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi mahantaṃ ninnaṃ pallalaṃ . Tena muhuttaṃ gaccha. Tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi sobbhaṃ papātaṃ. Tena muhuttaṃ gaccha. Tena muhuttaṃ gantvā dakkhissasi samaṃ bhūmibhāgaṃ ramaṇīya’’’nti.
‘‘Upamā kho myāyaṃ, tissa, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṃ cevettha attho – ‘puriso amaggakusalo’ti kho, tissa, puthujjanassetaṃ adhivacanaṃ. ‘Puriso maggakusalo’ti kho, tissa, tathāgatassetaṃ adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassa. ‘Dvedhāpatho’ti kho, tissa, vicikicchāyetaṃ adhivacanaṃ . ‘Vāmo maggo’ti kho, tissa, aṭṭhaṅgikassetaṃ micchāmaggassa adhivacanaṃ, seyyathidaṃ – micchādiṭṭhiyā…pe… micchāsamādhissa. ‘Dakkhiṇo maggo’ti kho, tissa, ariyassetaṃ aṭṭhaṅgikassa maggassa adhivacanaṃ, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhiyā…pe… sammāsamādhissa. ‘Tibbo vanasaṇḍo’ti kho, tissa, avijjāyetaṃ adhivacanaṃ. ‘Mahantaṃ ninnaṃ pallala’nti kho, tissa, kāmānametaṃ adhivacanaṃ. ‘Sobbho papāto’ti kho, tissa, kodhūpāyāsassetaṃ adhivacanaṃ. ‘Samo bhūmibhāgo ramaṇīyo’ti kho, tissa, nibbānassetaṃ adhivacanaṃ. Abhirama, tissa, abhirama, tissa! Ahamovādena ahamanuggahena ahamanusāsaniyā’’ti [ahamāmisadhammānuggahena mamovādena mamānusāsaniyāti (ka.)].
Chú giải Pāḷi:
2. Tissasuttavaṇṇanā
84. Dutiye madhurakajāto viyāti sañjātagarubhāvo viya akammañño. Disāpi meti ayaṃ puratthimā ayaṃ dakkhiṇāti evaṃ disāpi mayhaṃ na pakkhāyanti, na pākaṭā hontīti vadati.Dhammāpi maṃ na paṭibhantīti pariyattidhammāpi mayhaṃ na upaṭṭhahanti, uggahitaṃ sajjhāyitaṃ na dissatīti vadati. Vicikicchāti no mahāvicikicchā. Na hi tassa ‘‘sāsanaṃ niyyānikaṃ nu kho, na nu kho’’ti vimati uppajjati. Evaṃ panassa hoti ‘‘sakkhissāmi nu kho samaṇadhammaṃ kātuṃ, udāhu pattacīvaradhāraṇamattameva karissāmī’’ti.
Kāmānametaṃ adhivacananti yathā hi ninnaṃ pallalaṃ olokentassa dassanarāmaṇeyyakamattaṃ atthi, yo panettha otarati, taṃ caṇḍamīnākulatāya ākaḍḍhitvā anayabyasanaṃ pāpeti, evamevaṃ pañcasu kāmaguṇesu cakkhudvārādīnaṃ ārammaṇe rāmaṇeyyakamattaṃ atthi, yo panettha gedhaṃ āpajjati, taṃ ākaḍḍhitvā nirayādīsu eva pakkhipanti. Appassādā hi kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyoti imaṃ atthavasaṃ paṭicca ‘‘kāmānametaṃ adhivacana’’nti vuttaṃ. Ahamanuggahenāti ahaṃ dhammāmisānuggahehi anuggaṇhāmi.Abhinandīti sampaṭicchi. Na kevalañca abhinandi, imaṃ pana satthu santikā assāsaṃ labhitvā ghaṭento vāyamanto katipāhena arahatte patiṭṭhāsi. Dutiyaṃ.
No comments:
Post a Comment