Monday, September 28, 2015

Tập III - UẨN - Chương I – Tương Ưng UẨN - Phẩm (XII) THUYẾT PHÁP [50 BÀI KINH SAU]

Bài 5- Trói Buộc (Tạp 2, Đại 2,19b)(S.iii, 164)
Bài 6-7 Giải Thoát (Tạp 2, Đại 2,19c)(S.iii, 165,166)
Bài 8- Kiết Sử (S.iii, 166)
Bài 9- Chấp Thủ (S.iii, 167)
Bài 10- Vị Giữ Giới (Tạp 2, Đại 2,65b)(S.iii, 167)
Bài 11- Vị Có Nghe (S.iii, 169)
Bài 12-13 Kappa (Tạp 2, Đại 2,4c)(S.iii, 169,170)

Bài giảng:

https://youtu.be/l4crEPU3YLY

http://www.mediafire.com/listen/6umfemq6tont1s6/%5BTUK3%5D%5B2015-09-28%5D-Ch1_Ph%28XII%29-fin_Ph%28XIII%29-phan_dau.mp3

http://www.mediafire.com/view/kl6wjltcdi084f8/txt_2015-09-28_TUK3_Ch1_Pham12-ThuyetPhap%28fin%29-Ph13-PhanDau.rtf

Chánh văn tiếng Việt:
V. Trói Buộc (Tạp 2, Ðại 2,19b) (S.iii,164)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh... không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.
4-6) ... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh... không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán thức như là tự ngã, tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của thức, bị trói buộc bởi các trói buộc của nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị  trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.
8) Còn vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, thấy rõ các bậc Thánh... tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, không bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, vị đã thấy bờ bên này, vị đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.
9-11) ... Ðối với thọ... với tưởng.... với các hành...

12) ... không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi sự trói buộc của thức, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội ngoại; vị đã thấy bờ bên này, đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy đã giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.
VI. Giải Thoát (Tạp 2, Ðại 2,19c) (S.iii,165)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Các Ông có quán sắc: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5) ... thọ... tưởng... các hành...
6) ... các Ông có quán thức: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
VII. Giải Thoát (Tạp 2, Ðại 2,19c) (S.iii,166)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Ông có quán sắc: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán sắc với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5) ... thọ... tưởng... các hành...
6) ... các Ông có quán thức: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
VIII. Kiết Sử (S.iii,166)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về các pháp bị trói buộc và sự trói buộc. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị trói buộc? Thế nào là sự trói buộc? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với sắc là sự trói buộc của sắc.
5-7) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị trói buộc. Dục và tham đối với thức là sự trói buộc của thức.
9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp bị trói buộc. Ðây là sự trói buộc.
IX. Chấp Thủ (S.iii,167)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về các pháp bị chấp thủ và sự chấp thủ. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp bị chấp thủ? Thế nào là sự chấp thủ? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với sắc là sự chấp thủ đối với sắc.
5-7) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
8) Thức, này các Tỷ-kheo, là pháp bị chấp thủ. Dục và tham đối với thức là sự chấp thủ đối với thức.
9) Này các Tỷ-kheo, các pháp này, được gọi là các pháp bị chấp thủ. Ðây là sự chấp thủ.
X. Vị Giữ Giới (Tạp 10, Ðại 2,65b) (S.iii,167)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2-3) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta... thưa như sau:
-- Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?
4) -- Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
6) Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.
7) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?
8-9) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai.
10) -- Nhưng Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?
11) -- Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.
12) -- Nhưng Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?
13-15) -- Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán.
16) -- Nhưng vị A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?
17) -- Vị A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
18) Với vị A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
XI. Vị Có Nghe (S.iii,169)
(Hoàn toàn như kinh trước, chỉ thay thế vị có nghe cho vị giữ giới ).
XII. Kappa (Tạp 1, Ðại 2,4c) (S.iii,169)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Kappa đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:
-- Do biết như thế nào, do thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, lại không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn?
4) -- Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc thắng hay liệt, hoặc xa hay gần; tất cả sắc ấy cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
5-7) Phàm có thọ gì... tưởng gì... các hành gì...
8) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức cần phải như quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Do biết như vậy, do thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có (tư tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn.
XIII. Kappa (S.iii,170)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kappa bạch Thế Tôn:
-- Do biết như thế nào, thấy như thế nào, bạch Thế Tôn, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không còn các tư tưởng ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt qua kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?
3) -- Phàm có sắc gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... tất cả sắc, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", được giải thoát, không có chấp thủ.
4-6) Phàm có thọ gì... tưởng... các hành...
7) Phàm có thức gì, này Kappa, thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; tất cả thức, sau khi như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", được giải thoát, không có chấp thủ.

8) Do biết như vậy, thấy như vậy, này Kappa, đối với thân có thức này, và trong tất cả tướng ở ngoài, tâm ý không có các tư tưởng ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt qua kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát.

Chánh văn Pāḷi:
5. Bandhanasuttaṃ
117. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Idha bhikkhave assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī…pe… sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpabandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati [baddho jāyati (sī. pī.) baddho jāyati baddho jīyati (sī. aṭṭha. syā. aṭṭha.)] baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati. Vedanaṃ attato samanupassati…pe… vedanāya vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano vedanābandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati. Saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ attato samanupassati…pe… ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano viññāṇabandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati’’.
‘‘Sutavā ca kho, bhikkhave, ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī…pe… sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sutavā ariyasāvako na rūpabandhanabaddho, na santarabāhirabandhanabaddho, tīradassī, pāradassī; ‘parimutto so dukkhasmā’ti vadāmi. Na vedanaṃ attato…pe… na saññaṃ attato…pe… na saṅkhāre attato…pe… na viññāṇaṃ attato samanupassati…pe… ayaṃ vuccati, bhikkhave, sutavā ariyasāvako na viññāṇabandhanabaddho, na santarabāhirabandhanabaddho, tīradassī, pāradassī, ‘parimutto so dukkhasmā’ti vadāmī’’ti. Pañcamaṃ.
6. Paripucchitasuttaṃ
118. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassathā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Sādhu, bhikkhave! Rūpaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. ‘‘Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassathā’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Sādhu, bhikkhave! Viññāṇaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi , na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ…pe… evaṃ passaṃ…pe… kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Chaṭṭhaṃ.
7. Dutiyaparipucchitasuttaṃ
119. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassathā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Sādhu bhikkhave! Rūpaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Vedanaṃ… saññaṃ… saṅkhāre… viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassathā’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Sādhu bhikkhave! Viññāṇaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ…pe… evaṃ…pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī’’ti. Sattamaṃ.
8. Saṃyojaniyasuttaṃ
120. Sāvatthinidānaṃ . ‘‘Saṃyojaniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmī saṃyojanañca. Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, katamaṃ saṃyojanaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, saṃyojaniyo dhammo; yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ. Vedanā…pe… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ saṃyojaniyo dhammo; yo tattha chandarāgo, taṃ tattha saṃyojanaṃ. Ime vuccanti, bhikkhave, saṃyojaniyā dhammā, idaṃ saṃyojana’’nti. Aṭṭhamaṃ.
9. Upādāniyasuttaṃ
121. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Upādāniye ca, bhikkhave, dhamme desessāmi upādānañca . Taṃ suṇātha. Katame ca, bhikkhave, upādāniyā dhammā, katamaṃ upādānaṃ? Rūpaṃ, bhikkhave, upādāniyo dhammo, yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ. Vedanā…pe… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ upādāniyo dhammo; yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ. Ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā, idaṃ upādāna’’nti. Navamaṃ.
10. Sīlavantasuttaṃ
122. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahākoṭṭhiko [mahākoṭṭhito (sī. syā. kaṃ. pī.)] bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā mahākoṭṭhiko sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami…pe… etadavoca – ‘‘sīlavatāvuso, sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasikātabbā’’ti? ‘‘Sīlavatāvuso, koṭṭhika, bhikkhunā pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso manasi kātabbā. Katame pañca? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Sīlavatāvuso, koṭṭhika, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ sīlavā bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto sotāpattiphalaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Sotāpannena panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Sotāpannenapi kho, āvuso koṭṭhika, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ sotāpanno bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto sakadāgāmiphalaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Sakadāgāminā panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Sakadāgāmināpi kho, āvuso koṭṭhika, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ sakadāgāmī bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto anāgāmiphalaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Anāgāminā panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Anāgāmināpi kho, āvuso koṭṭhika, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati yaṃ anāgāmī bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto arahattaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Arahatā panāvuso sāriputta, katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Arahatāpi kho, āvuso koṭṭhika, ime pañcupādānakkhandhe aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso manasi kātabbā. Natthi, khvāvuso, arahato uttari karaṇīyaṃ katassa vā paticayo ; api ca ime dhammā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārā ceva saṃvattanti satisampajaññā cā’’ti. Dasamaṃ.
11. Sutavantasuttaṃ
123. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahākoṭṭhiko bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā mahākoṭṭhiko sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā…pe… etadavoca –
‘‘Sutavatāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Sutavatāvuso koṭṭhika, bhikkhunā pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Katame pañca? Seyyathidaṃ – rūpupādānakkhandho…pe… viññāṇupādānakkhandho. Sutavatāvuso koṭṭhika, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati – yaṃ sutavā bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto sotāpattiphalaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Sotāpannena panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Sotāpannenapi kho āvuso koṭṭhika , bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato…pe… anattato yoniso manasi kātabbā. Ṭhānaṃ kho panetaṃ, āvuso, vijjati – yaṃ sotāpanno bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato…pe… anattato yoniso manasi karonto sakadāgāmiphalaṃ…pe… anāgāmiphalaṃ…pe… arahattaphalaṃ sacchikareyyā’’ti.
‘‘Arahatā panāvuso sāriputta, katame dhammā yoniso manasi kātabbā’’ti? ‘‘Arahatāpi khvāvuso, koṭṭhika, ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso manasi kātabbā. Natthi, khvāvuso, arahato uttari karaṇīyaṃ, katassa vā paticayo; api ca kho ime dhammā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya ceva saṃvattanti satisampajaññā cā’’ti. Ekādasamaṃ.
12. Kappasuttaṃ
124. Sāvatthinidānaṃ . Atha kho āyasmā kappo yena bhagavā tenupasaṅkami…pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā kappo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti?
‘‘Yaṃ kiñci, kappa, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā…pe… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, kappa, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti. Dvādasamaṃ.
13. Dutiyakappasuttaṃ
125. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā kappo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti?
‘‘Yaṃ kiñci, kappa, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti. Yā kāci vedanā… yā kāci saññā… ye keci saṅkhārā… yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādāvimutto hoti. Evaṃ kho, kappa, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti. Terasamaṃ.
Chú giải Pāḷi:
5-9. Bandhanasuttādivaṇṇanā
117-121. Pañcame atīradassīti tīraṃ vuccati vaṭṭaṃ, taṃ na passati. Apāradassīti pāraṃ vuccati nibbānaṃ, taṃ na passati. Baddhoti kilesabandhanena baddho hutvā jīyati ca mīyati ca asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchatīti. Imasmiṃ sutte vaṭṭadukkhaṃ kathitanti. Chaṭṭhādīni uttānatthāneva. Pañcamādīni.
10. Sīlavantasuttavaṇṇanā
122. Dasame aniccatotiādīsu hutvā abhāvākārena aniccato, paṭipīḷanākārena dukkhato, ābādhaṭṭhena rogato, antodosaṭṭhena gaṇḍato, tesaṃ tesaṃ gaṇḍānaṃ paccayabhāvena vā khaṇanaṭṭhena vā sallato dukkhaṭṭhena aghato, visabhāgamahābhūtasamuṭṭhānaābādhapaccayaṭṭhena ābādhato, asakaṭṭhena parato, palujjanaṭṭhena palokato, sattasuññataṭṭhenasuññato, attābhāvena anattato. Evamettha ‘‘aniccato palokato’’ti dvīhi padehi aniccamanasikāro, ‘‘suññato anattato’’ti dvīhi anattamanasikāro, sesehi dukkhamanasikāro vuttoti veditabbo. Sesamettha uttānameva. Dasamaṃ.
11. Sutavantasuttavaṇṇanā
123. Tathā ekādasame. Dasamasmiñhi ‘‘sīlavatā’’ti catupārisuddhisīlaṃ vuttaṃ, idha sutavatāti kammaṭṭhānasutaṃ idameva nānākaraṇaṃ. Ekādasamaṃ.
12-13. Kappasuttādivaṇṇanā
124-125. Dvādasamaterasamāni rāhulovādasadisānevāti. Dvādasamaterasamāni.

No comments:

Post a Comment